Từ bỏ công việc giám đốc, anh nông dân về quê nuôi lươn kiếm tiền tỷ
(NSMT) - Bất ngờ rời bỏ vị trí giám đốc nhân sự ở một công ty Hàn Quốc để về quê lập trang trại nuôi lươn lớn nhất miền Tây, Anh Nguyễn Thanh Tân (42 tuổi, ngụ ấp Bình Hòa 1, xã Bình Hòa phước, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long) đã thu về lợi nhuận không tưởng, khiến nhiều người xuýt xoa ngưỡng mộ.
Được biết, vào năm 2010, anh Tân giữ chức giám đốc nhân sự cho một công ty may Hàn Quốc tại TP HCM với mức thu nhập khoảng 30 triệu đồng/ tháng. Vào thời điểm đó, vợ anh cũng là kỹ thuật viên cùng anh lao động, cuộc sống gia đình vô cùng sung túc.
Tuy nhiên, bản thân là một nhà nông chính hiệu và luôn khát khao làm giàu trên chính mảnh đất quê hương, anh Nguyễn Thanh Tân đã quyết định mạo hiểm, rời ghế giám đốc và trở về quê để phát triển mô hình nuôi lươn. Chia sẻ cùng chúng tôi, anh Tân trải lòng: "Tôi muốn tìm thử thách, tìm sự mới mẻ cho bản thân. Bên cạnh đó, tôi muốn về quê để gần con, muốn làm giàu chính trên quê hương của mình".
Ban đầu, với vốn kiến thức nuôi lươn ít ỏi, anh Tân đã chọn cách vừa làm vừa tham khảo từ sách báo, tìm hiểu trên mạng và đến tận các trang trại để học hỏi kinh nghiệm. Về nhà, anh xây dựng 4 bể ximăng để nuôi lươn thử nghiệm.
Trong năm đầu tiên, anh Tân đã sở hữu 200kg lươn giống, nhưng do chưa có nhiều kinh nghiệm, sau 10 tháng, anh lỗ nặng 80 triệu đồng “Ngày đầu, tôi bỏ ra hơn 100 triệu đồng để mua 200kg lươn giống thả nuôi trong 4 bể xi măng. Nhưng lươn đem về nuôi ngày nào cũng có con chết. Có lúc lươn chết nhiều quá, cứ nửa đêm tôi lại mang lươn đi đổ chứ không dám đi đổ ban ngày vì sợ ba mẹ biết lại lo lắng”, anh Tân ngậm ngùi kể lại.
Một năm khởi nghiệp thất bại nhưng anh Tân vẫn không bỏ cuộc. Với sự động viên của vợ và gia đình, anh đã gom gần 200 triệu để đến một trung tâm giống ở An Giang mua con giống. May mắn được cán bộ thủy sản hướng dẫn quy trình sản xuất và nhân giống lươn, đồng thời tìm đến một số hộ nuôi và sản xuất lươn giống để tìm hiểu kỹ thuật nuôi lươn sinh sản bán nhân tạo, tức nuôi lươn theo kiểu thâm canh.
Từ đó, anh Tân đã biết nuôi lươn phải sử dụng nguồn nước sạch không bùn, không chất kháng sinh, thay bằng vi sinh và thực phẩm chức năng để giúp con lươn thịt đến tay người tiêu dùng an toàn. Ngoài ra, những con lươn chất lượng đạt chuẩn sẽ được đưa vào nhà máy chế biến sâu, lươn cắt khúc, cấp đông. Đây được coi là tiền đề phát triển trong bước đầu khởi nghiệp của anh Nguyễn Thanh Tân.
Về quy trình cụ thể, anh Tân đã chia trang trại ra làm 3 khu: Khu nuôi lươn sinh sản, khu nuôi lươn thịt và khu ấp lươn. Lươn giống nuôi đạt trọng lượng khoảng 1kg sẽ được chuyển sang làm lươn sinh sản. Bước đầu thành công, cuối năm 2017, anh Tân tiếp tục tăng cường sản xuất thông qua website để bán được nhiều đơn hàng trong nước và quốc tế “Đợt nuôi lươn thứ hai thành công, từ đó tôi quyết định mở rộng diện tích nuôi. Đến nay, trang trại lươn đã rộng 2ha”, anh Tân cho biết.
Ban đầu khi về khởi nghiệp, anh Tân đã ấp ủ mong muốn làm thế nào để có một sản phẩm đặc trưng của địa phương cho bà con tập trung sản xuất và đẩy mạnh kinh tế của tỉnh, có như vậy nông dân ở đây mới thoát nghèo được. Kể từ khi mở rộng quy mô, trang trại của anh Tân cũng đã trở thành nơi làm việc cho nhiều lao động ở địa phương, đặc biệt là những người vùng sâu không có cơ hội ra thành phố làm việc.
Chị Lê Thị Thúy (36 tuổi, nhân viên tại trang trại) xúc động chia sẻ: "Trước đây khi chưa có trại lươn, tôi thường làm nhiều việc để kiếm thêm thu nhập. Kể từ khi vào đây, công việc đã giúp tôi hiểu thêm về quy trình nuôi lươn giống, chúng tôi cũng có chỗ làm ổn định, cuộc sống vì thế mà đỡ vất vả hơn". Hiện tại, cơ sở lươn giống đã có hơn 20 lao động với mức thu nhập từ 6 - 8 triệu đồng/ người/ tháng.
Được hỏi về bí quyết đảm bảo luôn có sản lượng quanh năm, anh Tân cho biết: "Tôi thường xuyên chọn lọc những cặp lươn bố mẹ hậu bị, khi tới mùa sẽ chuyển ra bể sinh sản. Một cặp lươn bố mẹ sinh sản từ 4-5 lần/năm, mỗi lần đẻ khoảng 500-1.000 trứng. Lươn thịt nuôi trong 10 tháng, đạt trọng lượng 4 con/kg thì xuất bán".
Là một trong những người trẻ đi đầu khởi nghiệp từ nghề nuôi lươn ở địa phương, hơn 12 năm theo đuổi công việc, trang trại nuôi lươn của anh Tân giờ đây được coi là lớn nhất vùng ĐBSCL. Mỗi năm anh cung ứng ra thị trường khoảng 10 triệu con lươn giống và 20 tấn lươn thịt. Mục tiêu trong năm 2023, anh Tân mong muốn trang trại lươn của mình sẽ đạt lợi nhuận từ 1-5 tỷ đồng”.
Những người trước đây cho rằng việc làm của anh Tân là có phần háo thắng thì giờ đây đã quay lại ủng hộ, thậm chí có người còn đi theo học hỏi kinh nghiệm để về mở trang trại giống anh Tân. Vào năm 2019, anh Nguyễn Thanh Tân đã nhận được bằng khen "Nông dân tiêu biểu toàn quốc" với mô hình nuôi lươn lớn nhất miền Tây.
CEO Grab học Harvard, làm việc 20h/ngày, từng đi khắp Đông Nam Á thuyết phục tài xế taxi thử ứng dụng
(NSMT) - Để Grab trở thành siêu ứng dụng 2 tỷ đô như ngày hôm nay, CEO Anthony Tan đã làm việc 20 giờ/ngày, từng đi khắp Đông Nam Á để thuyết phục tài xế dùng thử ứng dụng grab.
Về quê khởi nghiệp
"Từng trải qua hơn 15 năm tha hương mưu sinh, tôi thấu hiểu nỗi niềm không đâu bằng quê nhà. Vì vậy, khi có điều kiện, tôi vận dụng kinh nghiệm nghề nghiệp, mở cơ sở may gia công để tạo việc làm, thu nhập tại chỗ cho người lao động". Anh Võ Trầm Hương, 36 tuổi, chủ cơ sở may gia công, ấp Thới Bình A2, xã Thới Thạnh, huyện Thới Lai, bộc bạch về "cơ duyên” với nghề".
Đồng hành với thanh niên khởi nghiệp
(NSMT) - Để thu hút thanh niên tham gia tổ chức Đoàn ở địa phương, lãnh đạo BCH Đoàn thanh niên xã An Hiệp (huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng), bằng nhiều nguồn vốn, đã hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp bằng nhiều mô hình thiết thực, hiệu quả.
Tự học để khởi nghiệp
Khởi nghiệp là hành trình đòi hỏi sự kiên trì, nỗ lực vượt khó của mỗi bạn trẻ, vì vậy việc tự học, tự tích lũy thêm kinh nghiệm rất hữu ích, giúp bạn trẻ tự tin lập nghiệp, khởi nghiệp. Đồng hành cùng sinh viên (SV) khởi nghiệp, tổ chức Đoàn - Hội các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn TP Cần Thơ chú trọng tổ chức nhiều hoạt động trải nghiệm, tập huấn kỹ năng mềm, cùng các chương trình thực tập, tham quan doanh nghiệp, mô hình khởi nghiệp. Qua đó, góp phần nâng cao kiến thức thực tế và hun đúc tinh thần khởi nghiệp cho người trẻ.
Cần Thơ: Tổ chức Cuộc thi tìm kiếm ý tưởng, dự án khởi nghiệp dành cho thanh niên ĐBSCL năm 2024
(NSMT) - Ban Thường vụ Thành đoàn Cần Thơ, Hội Doanh nhân Trẻ TP Cần Thơ và Quỹ Khởi nghiệp sáng tạo FUNDGO vừa có buổi trao đổi thông tin về việc tổ chức Cuộc thi tìm kiếm ý tưởng, dự án khởi nghiệp năm 2024 dành cho thanh niên ĐBSCL.
Chàng trai khởi nghiệp với loài cây không lớn lên từ đất
Khu vườn trồng dứa Nam Mỹ và cây không khí của anh Nguyễn Phạm Minh Châu, 26 tuổi, ở Lộ Ngã Bát, đường Trương Vĩnh Nguyên, phường Phú Thứ, quận Cái Răng, thu hút khách tham quan bởi màu sắc rực rỡ, tuyệt đẹp. Là kỹ sư xây dựng nhưng anh Châu lại chọn khởi nghiệp với những loài cây không lớn lên nhờ đất.
Học sinh Sóc Trăng sáng chế hệ thống cảnh báo và dò tìm người mắc kẹt trong đám cháy
(NSMT) - Trước thực trạng đã có nhiều người thiệt mạng trong các vụ cháy ở các khu chung cư, một nhóm học sinh Sóc Trăng đã nghiên cứu và cho ra đời sản phẩm cảnh báo và dò tìm người mắc kẹt trong các vụ cháy chung cư.