Uống rượu bia ngày Tết "vui có chừng, dừng đúng lúc"
(NSMT) - Nước ta đứng thứ ba khu vực châu Á về tiêu thụ rượu, bia. Rượu, bia là đồ uống thường không thể thiếu trong mỗi dịp liên hoan, cưới hỏi, ma chay đặc biệt trong dịp lễ Tết. Trong những ngày này lượng rượu bia tiêu thụ tăng lên đáng kể, cùng với đó là số người nhập viện do say rượu, bia, thậm chí bị ngộ độc rượu cũng gia tăng.
Uống rượu, bia "quá đà" ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ
Nghiên cứu cho thấy ngay sau khi được hấp thụ vào máu, cơ thể bắt đầu tiến hành hoạt động đào thải rượu, bia ra ngoài. Một phần nhỏ được thải qua tuyến mồ hôi, nước tiểu, hơi thở, 90% còn lại sẽ được chuyển hóa ở gan. Tế bào gan có hệ thống men (enzyme) có nhiệm vụ chuyển hóa cồn trong rượu thành CO2 và nước, từ đó đào thải ra ngoài cơ thể. Song gan chỉ có thể xử lý được một lượng cồn nhất định mỗi giờ.
Trong các ngày Tết, lượng rượu, bia hấp thụ nhiều hơn bình thường khiến gan không kịp sản xuất đủ men để chuyển hóa cồn. Lúc này các độc chất được tạo ra từ rượu, bia sẽ bị ứ lại trong cơ thể, trực tiếp phá hủy tế bào gan và gây độc cho nhiều cơ quan nội tạng khiến cơ thể bị mệt mỏi, đau đầu, buồn nôn… thậm chí có thể nhập viện do men gan cao, viêm gan cấp, suy gan.

Ảnh: internet
Không chỉ dịp Tết, uống rượu, bia thời gian dài sẽ dẫn đến nghiện rượu, sút cân, chán ăn, rối loại tiêu hóa do tổn thương gan và ruột đặc biệt gây thoái hóa gan, xơ gan dẫn tới ung thư gan. Đối với hệ tim mạch, uống rượu, bia gây nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quy ở những người có huyết áp cao. Ngoài ra uống nhiều rượu, bia còn gây mất trí nhớ, run, rối loạn tinh thần...
Phụ nữ mang thai uống rượu, bia cũng ảnh hưởng tới sức khỏe của chính mình. Chất cồn sẽ khiến mẹ say xỉn, mệt mỏi, đau đầu, gây rối loạn về thể chất, tinh thần và có thể làm tăng nguy cơ sảy thai, thai chết lưu trong bụng mẹ, sinh non, ảnh hưởng đến phát triển thể chất, tinh thần, trí tuệ của đứa trẻ và gây ngộ độc cho thai nhi.

Ảnh: Internet
Làm thế nào để bảo vệ sức khỏe khi uống nhiều rượu bia trong dịp Tết?
Không có mức độ uống rượu bia nào là an toàn, các bằng chứng cho thấy dù chỉ uống một lượng rất nhỏ rượu bia cũng có thể gây ra những nguy cơ và hậu quả nhất định cho sức khỏe. Việc uống rượu bia ngày Tết là điều không thể thiếu, tuy nhiên để bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình, chúng ta cần có ý thức khi sử dụng rượu bia:
- Kiểm soát lượng rượu bia uống vào ở mức nguy cơ thấp nhất có thể trong một lần uống;
- Chọn loại rượu, bia rõ nguồn gốc, đảm bảo chất lượng;
- Sau khi uống, không nên tham gia các hoạt động ngoài trời hoặc các hoạt động ở nơi nguy hiểm, không an toàn do nguy cơ té ngã, va chạm, chấn thương..., không điều khiển phương tiện giao thông sau khi uống rượu bia dù uống rất ít;
- Không uống rượu lúc đói sẽ kích ứng dạ dày, dẫn đến viêm loét dạ dày, chảy máu dạ dày. Vì thế, trước khi uống rượu bia nên uống nước lọc, nước hoa quả, nước súp, nước canh, đặc biệt nên ăn rau xanh có tác dụng giảm nồng độ cồn có trong rượu;
- Không uống nhiều rượu bia trong một ngày, kể cả uống mỗi nơi một ít, uống rải rác trong ngày. Khi uống rượu bia xong nên uống cốc nước lọc, ăn chút tinh bột, chất đạm sẽ làm quá trình hấp thu của rượu chậm lại. Người uống rượu bia sẽ đỡ say hơn, có thể ăn thêm hoa quả như bưởi, cam giúp kìm hãm quá trình hấp thu rượu bia vào cơ thể;
- Không uống rượu bia khi điều khiển phương tiện cơ giới, vận hành máy móc, phụ nữ mang thai, cho con bú, người có tình trạng bệnh lý mà rượu bia có thể làm cho bệnh tình nặng lên;
- Khi đã uống rượu bia thì không tham gia các hoạt động bên ngoài hoặc ở những khu vực nguy hiểm, không đảm bảo an toàn vì các nguy cơ té ngã, va chạm, chấn thương... Trong đó, người uống rượu bia tuyệt đối không tham gia giao thông dưới bất kỳ hình thức nào;
- Chỉ sử dụng rượu bia có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng và phải đảm bảo chất lượng. Uống rượu bia không gây hại cho sức khỏe cũng tùy vào khả năng dung nạp của từng người, có người uống nhiều mới say, có người uống rất ít cũng đã say. Không nên uống quá ngưỡng quy định cho sức khỏe.
Bảo quản thịt xông khói trong tủ lạnh được không?
Khi bảo quản thịt xông khói, nhiều người lựa chọn cho vào ngăn đá tủ lạnh vì nghĩ rằng làm như vậy có thể giữ được độ tươi lâu.
10 điều cần nhớ để giữ gìn sức khỏe trong dịp Tết
Chế độ ăn uống thất thường cùng với những cuộc chơi thâu đêm suốt sáng trong dịp Tết dễ làm chúng ta kiệt sức vì mệt mỏi. Để giữ gìn sức khỏe cần lưu ý 10 điều sau đây.
5 loại hạt “quốc dân” ngày Tết ăn sai cách dễ gây ung thư
Nhiều người có thói quen tiêu thụ các loại hạt vào ngày Tết. Nếu chúng ta biết tiêu thụ khoa học, hợp lý thì sức khỏe sẽ tăng cao, ngược lại sẽ làm cơ thể bị tác động tiêu cực.
Vì sao Tết “chẳng ăn gì” vẫn tăng cân?
Không bánh chưng, ăn ít đồ chiên rán và thực phẩm từ thịt nhưng vẫn tăng cân, nhiều chị em bất ngờ khi biết lý do.
Phòng ngừa ung thư, kéo dài tuổi thọ nhờ ăn ớt cay
Ớt là một loại gia vị và được xem như là một loại rau quả, với vị cay nồng nóng và thường xuất hiện trong các bữa ăn của người Việt. Các nhà khoa học cũng chỉ ra rằng, ăn ớt có thể giúp con người sống lâu hơn.
Các loại rau củ có thể giúp giảm chứng mất trí nhớ
Một chuyên gia dinh dưỡng đã tiết lộ lượng rau chính xác nên hấp thụ vào cơ thể để giúp tránh chứng mất trí nhớ, đặc biệt ở tuổi già.
Cách thay đổi chế độ ăn giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và ung thư
Theo một nghiên cứu, việc cắt giảm khoảng 1/3 lượng tiêu thụ thịt chế biến sẵn có thể giúp tránh được hơn 350.000 ca bệnh tiểu đường ở Mỹ trong vòng một thập kỷ.