Uống rược bia như thế nào là tốt cho sức khỏe?
(NSMT) - Ai cũng biết rằng uống rược bia nhiều không tốt cho sức khỏe, tuy nhiên nếu bạn biết uống một cách chừng mực và đúng cách, chúng sẽ mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể của bạn.
Không nên uống bia khi ăn hải sản
Các loại hải sản đều có hàm lượng đạm cao, trong các chất đạm của hải sản chứa nhiều purin và axit glycoisides rất dễ kết hợp với vitamin B1 có trong bia tạo thành những hợp chất khó thải loại khỏi cơ thể. Lượng đạm thừa không được bài tiết đó sẽ đọng lại trong các khớp xương và mô cơ, gây nên chứng bệnh sưng nóng, đỏ đau các khớp và cơ. Tình trạng này nếu tái diễn nhiều lần và kéo dài sẽ làm tổn hại cho khớp, cụ thể là dẫn tới bệnh gút.
Không tắm ngay sau khi uống rượu bia
Dù tắm nước nóng hay nước lạnh thì việc uống rượu bia xong đi tắm đều gây hại cho cơ thể. Nếu tắm nước nóng sẽ khiến cho nhiệt độ tập trung trong cơ thể không tản ra được, làm cho người say bia rượu sẽ khó giải rượu hơn, tình trạng say sẽ nghiêm trọng hơn. Người uống rượu xong đi tắm thường sẽ có cảm giác choáng váng, chóng mặt, đau đầu, buồn nôn.
Đặc biệt, vào những thời điểm thời tiết lạnh nếu uống bia rượu xong đi tắm thì người uống rất dễ bị cảm lạnh, nguy hiểm đến tính mạng. Tắm sau khi uống bia rượu sẽ khiến cơ thể không bổ sung kịp lượng đường tiêu hao trong máu, làm huyết quản co vào. Nặng có thể dẫn đến vỡ mạch máu rất nguy hiểm.
Không nên sử dụng rượu với aspirin
Khi uống rượu có thể gây đau đầu, nên một số “cao thủ rượu” đã uống aspirin trước khi uống rượu để tăng “tửu lượng”. Đây là điều hết sức nguy hiểm vì aspirin có thể gây chảy máu dạ dày khi đói và tăng hấp thu rượu vào trong máu dẫn đến nồng độ cồn trong máu tăng nhanh. Do đó những người đang có chỉ định dùng aspirin (trong những trường đau đầu, đau răng, đau khớp, có nguy cơ đột quị…) thì nên tránh uống rượu.
Chưa có nghiên cứu về thời gian uống rượu thích hợp sau khi dùng aspirin, tuy nhiên lời khuyên cho khoảng thời gian uống rượu, bia và dùng aspirin là 1 ngày: nếu sử dụng cả aspirin và uống rượu trong 1 ngày thì nên cách xa bằng cách uống aspirin vào buổi sáng và uống rượu vào tối hoặc ngược lại.
“Làm ấm” rượu trước khi uống
Đối với các loại rượu, trước khi uống, bạn hãy 'làm ấm', chẳng hạn ngâm vào nước nóng. Dưới tác động của nhiệt độ, một số chất có hại trong rượu sẽ bay hơi, từ đó giảm được những tác động xấu của rượu tới sức khỏe cơ thể.
Không nên pha rượu với bia hoặc với nước ngọt
Theo các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, chúng ta không nên pha rượu với bia hoặc nước ngọt có gas. Bởi lượng gas có trong đồ uống khi kết hợp với cồn có trong bia, rượu sẽ làm cồn toả đi khắp cơ thể nhanh chóng, tăng khả năng hấp thụ cồn vào trong máu. Đồng thời làm sản sinh lượng CO2 gây nguy hại cho gan, thận dạ dày, đường ruột …
Các loại rau củ có thể giúp giảm chứng mất trí nhớ
Một chuyên gia dinh dưỡng đã tiết lộ lượng rau chính xác nên hấp thụ vào cơ thể để giúp tránh chứng mất trí nhớ, đặc biệt ở tuổi già.
Cách thay đổi chế độ ăn giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và ung thư
Theo một nghiên cứu, việc cắt giảm khoảng 1/3 lượng tiêu thụ thịt chế biến sẵn có thể giúp tránh được hơn 350.000 ca bệnh tiểu đường ở Mỹ trong vòng một thập kỷ.
Gặp 3 vấn đề sức khỏe do thói quen ăn hạt thay cơm
Thời gian gần đây, nhiều người chọn ăn các loại hạt với mong muốn giảm cân, bổ sung các chất dinh dưỡng. Thậm chí, không ít chị em phụ nữ còn ăn hạt thay cơm. Tuy nhiên, việc ăn quá nhiều các loại hạt có khả năng lợi bất cập hại.
5 loại thực phẩm tốt nhất nên ăn trước khi ngủ
Dưới đây là một số thực phẩm lành mạnh và bổ dưỡng nên ăn trước khi đi ngủ để có làn da sáng mịn và tinh thần sảng khoái cho ngày hôm sau.
Trẻ ăn kem có tốt không, nên cho ăn ở độ tuổi nào?
Kem là món ăn khoái khẩu của phần đông trẻ nhỏ trong mùa hè. Tuy nhiên, không phải trẻ ở độ tuổi nào cũng có thể ăn kem mỗi ngày.
Uống trà hay cà phê để tỉnh táo hơn?
Cà phê và trà là hai trong số những thức uống phổ biến nhất trên thế giới. Cả hai đều chứa caffein, chất chống oxy hóa và có thể giúp con người cảm thấy tràn đầy sinh lực.
5 chất không nên bổ sung nếu mắc hội chứng chuyển hóa
Chiết xuất trà xanh, mướp đắng hay crom... là những thực phẩm không có lợi cho người mắc hội chứng chuyển hóa.