Giá trị dinh dưỡng của gạo lức
(NSMT) - Gạo lức là loại thực phẩm dễ thấy trong thực đơn của những bạn ăn uống lành mạnh và thực hiện chế độ giảm cân. Tuy nhiên có thể bạn chưa thật sự biết rõ giá trị dinh dưỡng và lợi ích mà chúng mang lại cho cơ thể.
Giá trị dinh dưỡng
Theo hệ thống Y tế Vinmec, gạo lứt còn có tên gọi khác là gạo lật, là một loại ngũ cốc nguyên hạt, chỉ xay bỏ lớp vỏ cứng bên ngoài và giữ lại phần cám gạo cùng với các mầm rất giàu chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể như vitamin, chất chống oxy hóa và các loại khoáng chất.
Theo dữ liệu của Bộ Nông nghiệp Mỹ, 200 gram gạo lứt đã nấu chín có chứa 248 calo, 5.5 gram protein, 52 gram carbohydrate và 3 gram chất xơ. Không những vậy, lượng gạo lứt này còn cung cấp 88% nhu cầu về mangan trong một ngày (mặc dù đây là một khoáng chất ít được biết đến nhưng nó có vai trò trọng yếu đối với cơ thể, bao gồm chữa lành vết thương, kích thích xương phát triển, điều chỉnh lượng đường trong máu, chức năng thần kinh hoặc chuyển hóa co cơ), 20% nhu cầu về magie (khoáng chất điều chỉnh lượng đường trong máu và huyết áp) cũng như các vitamin và nguyên tố vi lượng khác như đồng, phốt pho, vitamin B.
Lợi ích sức khỏe:
Giảm cholesterol xấu
Gạo lứt là nguồn cung cấp các chất xơ hòa tan giúp giảm hàm lượng cholesterol xấu (LDL) trong máu. Hơn nữa, tinh dầu trong gạo lứt cũng giúp giảm hàm lượng cholesterol xấu (LDL).
Một nghiên cứu năm 2005 trên Tạp chí Dinh dưỡng Thiết yếu Hoa Kỳ (American Journal of Clinical Nutrition) lại chỉ ra rằng dầu cám gạo mới có vai trò làm giảm cholesterol chứ không phải chất xơ.
Mặt khác, một nghiên cứu năm 2014 trên Tạp chí Dinh dưỡng Anh đã chỉ ra khả năng kháng insulin, tổng lượng cholesterol và cholesterol LDL trong cơ thể đều giảm sau khi dùng gạo lứt. Bên cạnh đó, chế độ ăn giàu ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt có thể giúp tăng hàm lượng cholesterol có lợi (HDL) trong cơ thể.
Giúp giảm cân nhưng rất bổ dưỡng
Ăn gạo lứt sẽ giúp cơ thể bạn tiêu hóa chậm hơn và mang lại cảm giác no lâu. Đồng thời chất xơ có trong gạo lứt khi đi qua đường ruột sẽ cuốn theo những chất độc bám cặn lâu ngày và thải độc theo đường bài tiết. Đó cũng chính là lý do tại sao khi ăn cơm gạo lứt, bạn có cảm giác bụng rất nhẹ nhàng, dễ chịu. Sau một thời gian bạn thấy chỉ số đo cơ thể giảm đi đáng kể.
Ngoài ra, thành phần Alpha lipoic acid có nhiều trong tinh chất gạo lứt còn tham gia vào quá trình chuyển hóa hydratcarbon và chất béo. Có tác dụng làm giảm mỡ dự trữ, giảm béo. Bên cạnh đó, nhờ chỉ số GI khá thấp khiến việc hấp thu được tinh bột trong gạo lứt diễn ra khá lâu nên không có cảm giác đói, thèm ăn, thêm vào đó còn hạn chế lượng mỡ dư thừa tích tụ.
Giàu chất xơ
Gạo lứt có nhiều chất xơ và được xếp vào tốp đầu của danh sách các loại thực phẩm có thể giúp ngăn ngừa ung thư đại tràng. Điều này có thể do mức độ cao của chất xơ tự nhiên có trong gạo lứt. Những sợi xơ này gắn với các chất gây ung thư cũng như các chất độc trong cơ thể, rồi loại bỏ chúng và không cho chúng bám vào vách ruột.
Giảm nguy cơ của một số bệnh ung thư
Polyphenol và tocotrienol trong gạo lứt đều có tác dụng kìm hãm các enzyme vi thể pha 1. Chúng có tác dụng kìm hãm việc sinh sản nhanh các tế bào bất bình thường. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh mối liên quan hết sức mật thiết giữa việc cung cấp chất xơ cao trong chế độ ăn uống và việc giảm nguy cơ các bệnh ung thư ruột kết, ung thư vú.
Chất xơ cản trở việc phát triển các khối u bằng cách kết hợp với estrogen ở trong đường ruột và ngăn ngừa nó không bị tái hấp thụ ở trong dòng máu. IP6 trong gạo lứt có hoạt tính chống ung thư rõ ràng và ngăn ngừa việc phát triển tế bào khối u trong ung thư đường ruột và ung thư gan.
Các loại rau củ có thể giúp giảm chứng mất trí nhớ
Một chuyên gia dinh dưỡng đã tiết lộ lượng rau chính xác nên hấp thụ vào cơ thể để giúp tránh chứng mất trí nhớ, đặc biệt ở tuổi già.
Cách thay đổi chế độ ăn giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và ung thư
Theo một nghiên cứu, việc cắt giảm khoảng 1/3 lượng tiêu thụ thịt chế biến sẵn có thể giúp tránh được hơn 350.000 ca bệnh tiểu đường ở Mỹ trong vòng một thập kỷ.
Gặp 3 vấn đề sức khỏe do thói quen ăn hạt thay cơm
Thời gian gần đây, nhiều người chọn ăn các loại hạt với mong muốn giảm cân, bổ sung các chất dinh dưỡng. Thậm chí, không ít chị em phụ nữ còn ăn hạt thay cơm. Tuy nhiên, việc ăn quá nhiều các loại hạt có khả năng lợi bất cập hại.
5 loại thực phẩm tốt nhất nên ăn trước khi ngủ
Dưới đây là một số thực phẩm lành mạnh và bổ dưỡng nên ăn trước khi đi ngủ để có làn da sáng mịn và tinh thần sảng khoái cho ngày hôm sau.
Trẻ ăn kem có tốt không, nên cho ăn ở độ tuổi nào?
Kem là món ăn khoái khẩu của phần đông trẻ nhỏ trong mùa hè. Tuy nhiên, không phải trẻ ở độ tuổi nào cũng có thể ăn kem mỗi ngày.
Uống trà hay cà phê để tỉnh táo hơn?
Cà phê và trà là hai trong số những thức uống phổ biến nhất trên thế giới. Cả hai đều chứa caffein, chất chống oxy hóa và có thể giúp con người cảm thấy tràn đầy sinh lực.
5 chất không nên bổ sung nếu mắc hội chứng chuyển hóa
Chiết xuất trà xanh, mướp đắng hay crom... là những thực phẩm không có lợi cho người mắc hội chứng chuyển hóa.