Vận hành công trình ngăn mặn lớn nhất tỉnh Sóc Trăng
Sáng 17/2, ông Trần Văn Lâu, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng cùng Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển thông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp đã trực tiếp kiểm tra tình hình thực hiện dự án và tổ chức vận hành tạm thời công trình cống âu Rạch Mọp để phục vụ sản xuất.
Dự án cống âu Rạch Mọp có vốn đầu tư trên 500 tỷ đồng do Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng thủy lợi 10 (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) làm chủ đầu tư, xây dựng tại 2 xã Nhơn Mỹ (huyện Kế Sách) và xã Song Phụng (huyện Long Phú). Nhiệm vụ của công trình là kiểm soát mặn, giữ ngọt tạo điều kiện sản xuất ổn định, bền vững trực tiếp cho 19.220ha đất tự nhiên trên địa bàn các huyện: Kế Sách, Châu Thành, Long Phú, TP. Sóc Trăng; giảm thiểu ảnh hưởng do hạn mặn gây ra và tạo nguồn hỗ trợ cấp nước ngọt ứng phó các đợt mặn lên cao trên sông Hậu cho diện tích tự nhiên trên 36.000ha trên địa bàn huyện Kế Sách, Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng và TP. Ngã Bảy (Hậu Giang); tăng khả năng luân chuyển dòng chảy, nâng cao hiệu quả tháo chua, rửa phèn và tiêu thoát nước môi trường trong vùng dự án.

Ban lãnh đạo trực tiếp kiểm tra tình hình thực hiện dự án và tổ chức vận hành tạm thời công trình cống âu Rạch Mọp để phục vụ sản xuất.
Theo đại diện Ban Quản lý đầu tư và xây dựng thủy lợi 10, cống âu Rạch Mọp thuộc Dự án Công trình kiểm soát nguồn nước bờ Nam sông Hậu với tổng mức đầu tư 900 tỷ đồng. Trong đó, cống ngăn mặn và âu thuyền Rạch Mọp có vốn đầu tư trên 500 tỷ đồng. Đây là công trình thủy lợi có quy mô lớn nhất trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng. Cống âu Rạch Mọp có chiều rộng thông nước 85m, gồm 2 khoang cống mỗi khoang rộng 35m và 1 khoang âu thuyền rộng 15m; cao trình ngưỡng cống (-6m), cao trình đáy âu thuyền tại đầu âu (-4,5m) và tại buồng âu (-5m). Phần cống gồm cống hở bằng bê tông cốt thép M300, đóng mở bằng xi lanh thủy lực. Phần âu thuyền mỗi đầu dài 28m, buồng âu dài 75m; cửa van phẳng bằng thép, đóng mở bằng xi lanh thủy lực. Ngoài ra còn có các công trình phụ trợ như nhà quản lý có kết cấu móng, cột bằng bê tông cốt thép, hệ thống quan trắc giám sát tự động.

Phối cảnh cống âu Rạch Mọp.
Công trình cống âu Rạch Mọp được xem là trọng điểm của dự án phục vụ ngăn mặn, trữ ngọt lớn ở khu vực Tây Nam Bộ với quy mô chỉ nhỏ hơn cống Cái Lớn, Cái Bé (Kiên Giang). Công trình được khởi công cách đây hơn 2 năm, dự kiến hoàn thành vào tháng 3/2025. Do địa phương thụ hưởng dự án đang ảnh hưởng tình hình xâm nhập mặn trong mùa khô 2024-2025, từ trước Tết Nguyên đán Ất Tỵ đến nay, chủ đầu tư cùng nhà thầu đã rất tích cực, nỗ lực và triển khai thi công đồng thời các hạng mục, tăng ca, làm thêm giờ để hoàn thành lắp đặt cơ khí cửa van cống, xy lanh thủy lực.
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia kinh tế, việc đưa vào vận hành cống âu Rạch Mọp, ngoài kiểm soát mặn, giữ ngọt, còn tạo điều kiện cho phát triển du lịch ở địa phương khi hai huyện Kế Sách và Long Phú có nhiều tiềm năng về du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp, du lịch miệt vườn.
Theo ông Trần Văn Lâu, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng, địa phương đã có kế hoạch phát triển du lịch sinh thái ở khu vực có công trình cống âu Rạch Mọp.

Cống âu Rạch Mọp được đưa vào vận hành, phục vụ sản xuất.
Ông Lâm Tiến Thạch, Bí thư Huyện ủy Long Phú, chia sẻ: Cảnh quan xung quanh cống âu Rạch Mọp rất đẹp, thích hợp cho việc phát triển du lịch. Đặc biệt, tại xã Song Phụng có cồn Lý Quyên còn hoang sơ và nhiều vườn cây trái dọc sông Hậu nên có thể thiết kế cho du khách đi trên sông hoặc lên cống tham quan, sau đó vào vườn cây trái, qua cồn tham quan, ngắm cảnh, ăn uống... Từ đó, địa phương sẽ kêu gọi doanh nghiệp đầu tư phát triển du lịch.
Cháy lớn ở Kiên Giang, thiêu rụi 6 căn nhà tạm
Một dãy nhà tạm ven sông ở phường Vĩnh Hiệp, TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang bất ngờ xảy cháy lớn. Lực lượng chức năng địa phương hiện đã khống chế được lửa và phun nước dập tắt hoàn toàn.
Cà Mau: Xây dựng gần 3.500 căn nhà xã hội trong năm 2025
(NSMT) - Ông Lâm Văn Bi - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau vừa ký Kế hoạch về việc xây dựng và phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2030.
Về Sóc Trăng thưởng thức mận MST...
Nhiều năm qua, nhà vườn ở Sóc Trăng đã có nhiều tìm tòi, mạnh dạn đầu tư chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi và đã cho hiệu quả cao. Trong đó có mô hình trồng giống mận hồng MST...
Sóc Trăng: Thả hơn 1,5 triệu con tôm sú về tự nhiên
Ngày 1/4, tại Cảng cá Trần Đề, huyện Trần Đề (tỉnh Sóc Trăng), Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Sóc Trăng phối hợp UBND huyện Trần Đề tổ chức Lễ Mít tinh và thả hơn 1,5 triệu con tôm sú giống tái tạo nguồn lợi thủy sản kỷ niệm 66 năm ngày truyền thống ngành Thủy sản (1.4.1959 - 1.4.2025).
Cà Mau: Trao quyết định nghỉ hưu trước tuổi cho công chức, viên chức ở huyện Thới Bình
(NSMT) - Chủ tịch UBND huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau đã phê duyệt danh sách 6 người nghỉ hưu trước tuổi, được thực hiện chính sách, chế độ theo nghị định số 178/2024 của Chính phủ, đợt 1 cho công chức, viên chức trên địa bàn huyện.
Tuyên truyền về an ninh mạng tại Trường Bổ túc Văn hóa Pali Trung cấp Nam Bộ
Ngày 31/3, phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an tỉnh Sóc Trăng phối hợp với Trường Bổ túc Văn hóa Pali Trung cấp Nam Bộ tổ chức tuyên truyền Luật An ninh mạng cho hơn 200 cán bộ, viên chức, người lao động và học viên nhà trường.
Cà Mau: Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương sắp diễn ra tại huyện Thới Bình
(NSMT) - Nằm trong chuỗi hoạt động Sự kiện “Cà Mau – Điểm đến 2025”, UBND huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau thực hiện chỉ đạo của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc chuẩn bị phục vụ Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2025, diễn ra 2 ngày từ 06/4 đến 07/4.