Vì sao phụ nữ mang thai dễ bị muỗi đốt hơn người bình thường?
Bà bầu thường có xu hướng thu hút những loài động vật hút máu cao hơn gấp 2 lần so với người bình thường.
Vì sao bà bầu hay bị muỗi đốt?
Một số nghiên cứu từ các chuyên gia đã nhận định rằng, việc bị muỗi đốt hay không đều do sự kết hợp hoàn hảo giữa các đặc điểm di truyền và mùi.
Một vài người về mặt di truyền học có sức hấp dẫn với muỗi hơn và bị muỗi đốt nhiều hơn. Những người này có chất trên da hoặc trong hơi thở có thể thu hút muỗi cách xa khoảng 30m. Những chất lôi cuốn muỗi bao gồm axit lactic (chất này được tạo ra khi các cơ làm việc hoặc thải mồ hôi), cacbon dioxide (tỏa ra trong mỗi hơi thở và khi thải mồ hôi) và những mùi hương nhất định mà mỗi cơ thể tạo ra.
Nghiên cứu thuộc trường đại học Durham, Anh và Hội đồng nghiên cứu y khoa thuộc Gambia, Châu Phi cho thấy, muỗi có xu hướng cắn bà bầu gấp 2 lần so với những người không mang thai. Các nhà khoa học gợi ý lí do khiến bà bầu bị muỗi đốt nhiều như vậy là do hơi thở của bà bầu nặng hơn trong các tháng cuối thai kì, thở ra lượng cacbon dioxide nhiều hơn khoảng 21% so với những người không mang thai.
Mặt khác, khi mang thai, lượng máu trong cơ thể bà bầu thường sẽ tăng lên khoảng từ 30 - 50% so với những người bình thường. Lúc này, thân nhiệt cũng được sản sinh ra nhiều hơn, cao hơn từ 0.3 đến 0.5 độ so với người bình thường. Khi thân nhiệt cao sẽ khiến các chất dễ thu hút muỗi từ da dễ bay hơi hơn.
Bà bầu làm thế nào để tránh muỗi đốt?
Để tránh tình trạng bị muỗi đốt gây khó chịu, thậm chí tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh cho cả mẹ và thai nhi, các bà bầu có thể áp dụng những bí quyết dưới đây.
Mặc quần áo sáng màu
Ngoài việc ngửi mùi, muỗi thật ra cũng dùng mắt trong việc định hướng đối tượng để đốt. Nhiều nghiên cứu cho thấy thị giác ở muỗi rất nhạy, đặc biệt là vào cuối buổi trưa.
Các nhà khoa học phát hiện ra rằng nếu mặc trang phục có những màu đậm như đen, xanh dương đậm hay đỏ thì muỗi sẽ dễ dàng nhận diện nên người đó cũng dễ bị muỗi đốt hơn. Do vậy, bà bầu nên ưu tiên chọn những trang phục sáng màu để tránh mũi đối.
Rửa chân sạch sẽ
Ngoài việc thích màu tối thì muỗi còn đặc biệt hứng thú với những đôi chân ẩm ướt, có mùi hôi hôi đặc biệt là muỗi Anophele. Do đó, bà bầu nên nhớ luôn giữ cho đôi chân của mình luôn khô ráo, sạch sẽ. Ngoài ra, sau khi trở về nhà thì bà bầu nên vệ sinh đôi chân sạch sẽ bằng xà phòng ngay để tránh việc muỗi tìm đến.
Giữ cho cơ thể luôn mát mẻ
Việc cơ thể luôn ướt đẫm mồ hôi cũng sẽ khiến muỗi bị thu hút nhiều hơn. Chính vì vậy, bà bầu nên cố gắng giữ cho cơ thể mát mẻ, khô thoáng để hạn chế tình trạng muỗi tấn công. Đồng thời, mẹ bầu cũng nên giữ vệ sinh sạch sẽ, khô thoáng nơi ở để muỗi không có cơ hội tụ thành ổ.
Mắc màn khi ngủ, sử dụng thuốc xịt muỗi
Việc mắc màn khi ngủ sẽ giúp tránh tình trạng bà bầu bị muỗi đốt.
Ngoài ra, bà bầu cũng có thể cân nhắc sử dụng các loại thuốc xịt muỗi, kem bôi chống muỗi. Về cơ bản, hầu hết các loại thuốc chống côn trùng nói chung và thuốc chống muỗi nói riêng hiện nay đều không gây hại cho mẹ bầu và thai nhi. Bởi tuy cơ thể mẹ bầu vẫn có thể hấp thụ thuốc qua da nhưng chỉ với một lượng rất nhỏ và không đủ để tác động đến em bé đang phát triển. Tuy nhiên, mẹ bầu cần phải cẩn trọng với các thành phần hóa chất để tránh gây tình trạng kích ứng da hoặc chứa nhiều cồn.
Đặc biệt, khi sử dụng khi xịt thuốc chống muỗi hoặc bôi kem, cần cẩn trọng với mắt, phải rửa tay sạch sau khi thoa, chỉ nên phun hoặc thoa trực tiếp lên da, không nên phun vào quần áo! Nếu ra ngoài trời nắng, nên thoa kem chống nắng trước khi xịt lớp chống muỗi.
Ngoài ra, các mẹ bầu còn có thể thay thế những loại thuốc xịt muỗi bằng các phương pháp tự nhiên như sử dụng tinh dầu cam, quýt. Điều này không chỉ giúp tỏa ra hương thơm dịu giúp bà bầu thấy thoải mái mà còn là khắc tinh của muỗi.
Cứu sống bệnh nhân viêm cơ tim biến chứng choáng tim ngưng bằng kỹ thuật ECMO
(NSMT) - Ngày 04/11, thông tin từ Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cho biết, các bác sĩ khoa Hồi sức tích cực – Chống độc đã cứu sống bệnh nhân 26 tuổi bị viêm cơ tim biến chứng choáng tim – suy đa cơ quan bằng kỹ thuật ECMO (trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể ), lọc máu liên tục, hồi sức nội khoa tích cực.
Cháu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do thói quen ăn uống nhiều người mắc
Bệnh viện phát hiện cậu bé bị teo thị giác, tình trạng tế bào thần kinh thị giác co lại do tổn thương lâu dài. Các bác sĩ lo ngại cậu bé phải đối mặt với tình trạng mù vĩnh viễn.
Suýt tử vong do phình bóc tách động mạch chủ ngực
(NSMT) - Ngày 3/11, đại diện Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long cho biết vừa cứu sống người bệnh 65 tuổi bị phình bóc tách động mạch chủ ngực type A biến chứng tràn dịch màn tim, chèn ép tim cấp, có nguy cơ tử vong rất cao.
Vì sao người chơi golf dễ bị chấn thương khuỷu tay, phòng tránh thế nào?
Bộ môn golf không nổi tiếng với mức độ gây chấn thương cao nhưng ngay cả trong số các golfer chuyên nghiệp, chấn thương vẫn xuất hiện.
Đột tử sau 1 tuần đau vai: Bác sĩ cảnh báo 4 chỗ đau không nên xem nhẹ
Bác sĩ cảnh báo bất cứ ai cảm thấy đau bất thường ở những bộ phận này trên cơ thể nên cần hết sức chú ý vì đó có thể là dấu hiệu của bệnh nhồi máu cơ tim
Đột quỵ do thể dục quá sức: Nhận biết và phòng tránh thế nào?
Tỷ lệ người mắc đột quỵ khi chơi thể thao ngày càng gia tăng và xảy ra ở mọi đối tượng, kể cả những người trẻ tuổi. Làm thế nào để nhận biết và phòng tránh?