Phong cách sống

Vĩnh biệt Nhà giáo Nhân dân đầu tiên của đồng bào dân tộc Khmer Nam Bộ

Thứ sáu, 05/04/2024, 20:36 PM

(NSMT) - Theo thông tin từ gia đình, Nhà giáo Nhân dân Lâm És, Nguyên Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Sóc Trăng, Nguyên Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh Sóc Trăng đã từ trần vào lúc 14 giờ ngày 05/4/2024, hưởng thọ 84 tuổi. Nhà giáo Lâm És (sinh năm 1940) sinh ra trong một gia đình nông dân Khmer, ở ấp Trà Tép, xã Thạnh Phú, huyện Mỹ Xuyên (tỉnh Sóc Trăng).

Thuở nhỏ, dù hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng thầy rất ham học. Thầy được gia đình gửi lên chùa Đại Tâm học chữ, học kinh kệ, triết lý Phật giáo Nam tông đến đạo làm người và kiến thức phổ thông khoa giáo. Học hết lớp 5, thầy Lâm És thi đạt học bổng vào trường danh tiếng Trung học đệ nhất cấp Khai Trí ở thị xã Sóc Trăng. Hết lớp 9, thầy lại quay về chùa Đại Tâm, nối bước thầy mình trở thành giáo viên dạy miễn phí cho học sinh nghèo và bắt đầu con đường tự học. Đồng thời Thầy bắt đầu học thêm ngoại ngữ như tiếng Anh, tiếng Pháp và cũng dạy cho học trò. Chùa Đại Tâm thời ấy là ngôi chùa đầu tiên có các lớp học miễn phí dạy cả tiếng Việt, tiếng Khmer và ngoại ngữ Anh, Pháp. Thầy Lâm És coi chuyện học ở người giỏi hơn để truyền cho người chưa biết là trách nhiệm và niềm vui lớn nhất trong cuộc sống.

Thầy giáo Lâm És.

Thầy giáo Lâm És.

Sau ngày giải phóng miền Nam, thầy Lâm És về công tác ở Ty Giáo dục tỉnh Hậu Giang (cũ). Vừa làm, thầy vừa hoàn thành bậc học phổ thông, rồi học đại học và đồng thời tập hợp tư liệu, kinh nghiệm giảng dạy để hệ thống thành sách hướng dẫn dạy tiếng Khmer cho các cán bộ trẻ. Thầy cũng bắt tay vào soạn thảo bộ sách dạy song ngữ Khmer - Việt cho học sinh phổ thông, đó chính là ước mơ mà thầy đã ấp ủ. Bộ sách giáo khoa (SGK) tiếng Khmer do thầy Lâm És chủ biên được tái bản nhiều lần và trở thành bộ SGK được sử dụng chính thức cho hoạt động dạy và học tiếng Khmer cho đến nay. Ngoài ra, thầy còn có nhiều công trình liên quan đến việc dạy và học tiếng Khmer có tầm ảnh hưởng toàn quốc. Công trình nghiên cứu, biên soạn sách giáo khoa của NGND Lâm És đều hướng đến mục đích giúp người học chữ Khmer dễ đọc, viết đúng. Những bộ sách chữ Khmer do thầy soạn thảo được Bộ GD&ÐT đánh giá rất cao.

Thầy giáo Lâm És trong một tiết dạy cho học sinh.

Thầy giáo Lâm És trong một tiết dạy cho học sinh.

Đánh giá về những bộ sách chữ Khmer do NGND Lâm És soạn thảo, tiến sĩ Bùi Khánh Thế, Chủ tịch Hội đồng thẩm định SGK của Bộ GD&ĐT khẳng định: "Đó là những công trình khoa học sáng tạo, hữu ích cho việc bồi dưỡng giáo viên dạy song ngữ Việt - Khmer ở Nam Bộ". Không chỉ tập trung đầu tư cho biên soạn sách, NGND Lâm És còn thường xuyên tham gia dạy lớp Ngữ văn Khmer cho những nơi có nhu cầu. Mong muốn của thầy là đem kiến thức cho mọi người dân Khmer để bà con nâng cao trình độ nhận thức, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần. Với những đóng góp to lớn cho sự nghiệp Giáo dục, thầy Lâm És vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú năm 1994; năm 2002 Thầy được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân. Thầy Lâm És còn được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba vào năm 2008 và nhiều bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước, Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam, Bộ GD&ĐT, UBND tỉnh Sóc Trăng, UBMT Tổ quốc tỉnh Sóc Trăng,…

z5318838140880_b987fa665b8c24afd1b5cb71ce6330c8

Quá trình công tác của NGND Lâm És từ tháng 4/1975 đến khi nghỉ hưu: Giảng dạy tiếng Khmer, tiếng Pháp tại trường PôThi, thị xã Sóc Trăng; Phó Hiệu trưởng trường PôThi, thị xã Sóc Trăng; Cán bộ phụ trách giáo dục dân tộc - Ty Giáo dục Hậu Giang; Phó Phòng Giáo dục dân tộc - Ty Giáo dục Hậu Giang; Trưởng phòng Giáo dục Khmer – Sở GD&ĐT tỉnh Hậu Giang; Phó Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Sóc Trăng; sau khi nghỉ hưu Thầy làm Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh Sóc Trăng cho đến năm 2021. Từ năm 2021 đến nay là Chủ tịch danh dự Hội Khuyến học tỉnh Sóc Trăng. NGND Lâm És có khoảng 100 đầu sách được xuất bản, trong đó có 53 đầu sách mang tầm Quốc gia. Trong đó, có nhiều bộ sách có giá trị, như: Bộ Ngữ văn Khmer cho học sinh phổ thông từ Tiểu học đến THCS; Bộ sách dành cho trường Bổ túc văn hóa Pali trung cấp Nam Bộ từ lớp 10 đến lớp 12; Giáo trình giảng dạy chữ Khmer ở trường Trung học sư phạm, Cao đẳng sư phạm; Tài liệu dạy tiếng Khmer căn bản nâng cao trình độ cho cán bộ. Đặc biệt, từ năm học 2005 - 2006, bộ sách mới chữ Khmer dành cho học sinh Tiểu học vùng dân tộc thiểu số được chính thức đưa vào giảng dạy.

Cao Xuân Lương  
Đi du lịch để... sống ảo và

Đi du lịch để... sống ảo và "cúng" Face

Đi du lịch 4 ngày 3 đêm mà chị mang tới 2 chiếc valy cỡ lớn chỉ để đựng váy và giày. Hôm đến bãi đá, vì diện giày cao gót mải mê chụp ảnh mà chị suýt ngã sấp mặt nếu anh không đỡ kịp. Đi du lịch nước ngoài chị chỉ chăm chú chụp thật nhiều ảnh, về nhà gom lại thành một kho dữ liệu để sống ảo, cúng face dần.

“Chữa lành” hay đu trend để

“Chữa lành” hay đu trend để "rách nát" hơn?

Chữa lành hiện nay như là một trào lưu sống được các bạn trẻ, người đi làm tìm tới để thanh lọc tâm hồn, xoa dịu cơ thể. Thế nhưng, chữa lành không đúng lại có thể gây hại.

Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và chư Tôn đức Ni tiền bối hữu công

Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và chư Tôn đức Ni tiền bối hữu công

(NSMT) - Ngày 14/4 (nhằm 06/3 âm lịch), Phân ban Ni giới Phật giáo TP.Cần Thơ đã tổ chức Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và chư Tôn đức Ni tiền bối hữu công tại Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam (xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền).

Cho người con cá không bằng chỉ người cách câu

Cho người con cá không bằng chỉ người cách câu

Việc cho người khác một con cá có thể nuôi sống họ trong một ngày, nhưng dạy họ kỹ năng bắt cá có thể nuôi sống họ suốt đời.

Làm gì để sống một mình không cô độc?

Làm gì để sống một mình không cô độc?

Sống một mình ngày càng trở thành xu hướng nhưng làm thế nào để cải thiện chất lượng cuộc sống mà không gây nhàm chán, tốn nhiều chi phí?

Không có gỗ không đỡ được nhà, không xóm giềng không thể sống tốt

Không có gỗ không đỡ được nhà, không xóm giềng không thể sống tốt

Tục ngữ có câu: “Không có gỗ thì không đỡ được nhà, không có hàng xóm thì không thể sống tốt”. Nếu hàng xóm mà không biết giúp đỡ nhau, chỉ nghĩ đến bản thân mình, giữa họ sẽ dễ nảy sinh mâu thuẫn.