Vườn Quốc gia Tràm Chim Đồng Tháp cần đa dạng các hoạt động trải nghiệm hơn để thu hút du khách
(NSMT) - Bí thư Tỉnh ủy Lê Quốc Phong, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp Huỳnh Minh Tuấn, lãnh đạo một số sở, ngành liên quan cùng Ủy ban nhân dân huyện Tam Nông vừa có buổi khảo sát tại Vườn Quốc gia Tràm Chim.
Theo đó, Đoàn đã đến khảo sát tại Khu A3 về công tác triển khai các dự án bảo tồn đa dạng sinh học tại Vườn. Cụ thể, Khu A3 có tổng diện tích trên 44 ha, trong đó diện tích tràm gần 13 ha, đồng cỏ gần 32 ha. Theo bản đồ quy hoạch định hướng toàn Khu A3 gồm: đài quan sát, rừng tràm hiện hữu, thảm hoa hoàng đầu ấn, quần thể sen súng, cỏ năng, cỏ chỉ...; trại bảo tồn sinh vật rộng 2,88 ha.
Bí thư Tỉnh ủy Lê Quốc Phong yêu cầu Ban quản lý Vườn Quốc gia Tràm Chim tiếp tục tập trung thực hiện công tác bảo tồn, phát triển đa dạng sinh học gắn với phát triển du lịch bền vững; phòng, chống xâm nhập trái phép và nâng cao sinh kế cho người dân tại các xã vùng đệm.
Đối với phát triển du lịch tại Vườn Quốc gia Tràm Chim, Bí thư Tỉnh ủy đề nghị Ban quản lý cần nâng cao chất lượng các dịch vụ và đa dạng các hoạt động trải nghiệm hơn để thu hút du khách đến tham quan, nhưng không quá đặt nặng vấn đề này mà bỏ qua khâu bảo tồn.
Vườn Quốc gia Tràm Chim là vùng đất nằm trong địa phận của 7 xã: Tân Công Sính, Phú Đức, Phú Thọ, Phú Thành A, Phú Thành B, Phú Hiệp và thị trấn Tràm Chim thuộc huyện Tam Nông. Với tổng diện tích hơn 7.500 ha, đây là mô hình thu nhỏ đặc trưng của vùng Đồng Tháp Mười, với hệ sinh thái đa dạng.
Nơi đây có thảm thực vật phong phú với hơn 130 loài khác nhau. Hệ động vật ở đây nổi bật với hệ chim nước giàu có gồm 233 loài, thuộc 25 chi, 49 họ. Trong đó, 88% được tìm thấy vào mùa khô, chiếm ¼ tổng số các loài chim đã phát hiện ở Việt Nam. Và đặc biệt là loài Sếu đầu đỏ, lớn nhất trong họ Hạc – một tài sản thiên thiên vô giá của Vườn Quốc gia Tràm Chim ở Đồng Tháp.
Sắp diễn ra Tuần lễ Du lịch - Thương mại TP HCM và ĐBSCL tại TP Cần Thơ năm 2024
(NSMT) - Tuần lễ Du lịch - Thương mại Thành phố Hồ Chí Minh và Đồng bằng Sông Cửu Long tại TP Cần Thơ năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 29/11 đến ngày 02/12/2024. Các hoạt động diễn ra tập trung tại quận Ninh Kiều, quận Cái Răng và các địa phương lân cận TP Cần Thơ.
Mộc mạc vị cốm Trung Thạnh
Xã Trung Thạnh, huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ từ lâu nổi tiếng với nghề làm cốm nổ, mang hương vị mộc mạc, bình dị. Gia đình cô Âu Thị Thu Hồng, chủ lò cốm Minh Tứ ở ấp Thạnh Lợi, là một trong những hộ đã gắn bó với nghề làm cốm nổ hơn 30 năm qua. Không chỉ lưu giữ nếp quê qua món bánh dân dã, nghề làm cốm mang đến cho gia đình cô Hồng nguồn thu nhập ổn định.
102 món ăn chế biến từ tàu hũ ky Mỹ Hòa xác lập kỷ lục Việt Nam
(NSMT) – Ngày 17/11, Uỷ ban Nhân dân Thị xã Bình Minh phối hợp Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch cùng Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh Vĩnh Long tổ chức Liên hoan ẩm thực món ngon vùng miền và Hội thi ẩm thực, sự kiện chế biến và công diễn xác lập kỷ lục Việt Nam 102 món ăn từ tàu hũ ky và dùng kèm tàu hũ ky đầu tiên tại Việt Nam.
Vĩnh Long khai trương tuyến phố đi bộ tại dự án của T&T Group
UBND tỉnh Vĩnh Long đã chính thức khai trương và đưa vào hoạt động tuyến phố đi bộ thành phố Vĩnh Long tại dự án Khu dân cư Phước Thọ (do Công ty T&T Land Phước Thọ, thành viên của Tập đoàn T&T Group phát triển) để phục vụ Festival Gạch gốm đỏ - Kinh tế xanh tỉnh Vĩnh Long lần 1 năm 2024.
Kết nối giao thương sản phẩm xuất khẩu, OCOP và đặc sản Cà Mau
(NSMT) - Sáng 15/11, Bộ công thương phối hợp với UBND tỉnh Cà Mau tổ chức Hội nghị kết nối xúc tiến thương mại sản phẩm nông, thủy sản tỉnh Cà Mau năm 2024 tại Trung tâm Hội nghị tỉnh.
Nhọc nhằn nghề ủi hà, thôn ở quần đảo Nam Du
Dẫu biết “Một lần là tởn tới già/Ðừng đi nước mặn mà hà ăn chân”, nhưng những người làm nghề ủi hà, thôn ở hai xã Nam Du và xã An Sơn (huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang) không thể không đi, vì đây là nghề mưu sinh giúp họ có thu nhập hằng ngày để lo cho gia đình.
Về Thới Tân, nghe chuyện cô Nga mần mắm
Ðến xã Thới Tân, huyện Thới Lai, hỏi Hiệu mắm Kim Nga hầu như ai cũng biết. Hương vị mặn mòi của mắm cá đồng từ bàn tay vén khéo của phụ nữ Thới Tân đã làm nên đặc sản trứ danh.