5 tác phẩm văn học thiếu nhi kinh điển
(NSMT) - Văn học thiếu nhi ngày càng đa dạng về thể loại và phát triển trên thị trường văn học. Sau đây là những quyển sách văn học thiếu nhi kinh điển trong và cả ngoài nước đáng để bạn tìm đọc.
Quê nội
“Quê Nội” là một trong những cuốn sách văn học thiếu nhi kinh điển mà bạn nên tìm đọc. Tác phẩm đã đặt câu chuyện xảy ra tại chính quê hương của tác giả, đó là làng Hòa Phước, tỉnh Quảng Nam - một tỉnh nằm giữa nước Việt Nam. Tại đây, các sự kiện nhỏ được đặt liên tiếp nhau tạo nên một mạch chuyện hoàn chỉnh.
Giống như tên gọi của nhân vật (em bé Cục và Cù Lao), tác phẩm được viết với giọng văn trong sáng, giản dị nhưng không kém phần hấp dẫn. Những trang sách của tác giả Võ Quảng chan chứa tình yêu quê hương đất nước, những tình cảm cách mạng trong sáng và niềm tin mãnh liệt vào tương lai tươi đẹp. Nhà phê bình người Pháp, Alice Kahn đã so sánh “Quê Nội” với “Tom Sawyer” của đại thi hào Mark Twain và cho biết bà thậm chí còn thích tác phẩm của Võ Quảng hơn.
Lũ trẻ đường tàu
Từ buổi tối cha bị hai người lạ mặt đưa đi, cuộc sống của ba chị em Roberta, Peter và Phyllis hoàn toàn bị đảo lộn. Từ ngôi biệt thự tiện nghi ở London, bọn trẻ phải cùng mẹ chuyển đến vùng nông thôn sống khó khăn và vất vả trong một ngôi nhà nhỏ. Tại nơi xa lạ ấy, bọn trẻ tìm niềm vui với đường tàu chạy ngang đó. Cả ba kết bạn với Peck, người bảo vệ của nhà ga, học hỏi các kiến thức về tàu hoả.
Các em có thói quen ngày nào cũng vẫy tay chào một ông già quý phái luôn đi tàu vào một giờ nhất định. Sau khi các em cứu được đoàn tàu tránh khỏi tai nạn kinh khủng, ông già quý phái ngày càng thân thiết với bọn trẻ hơn và giúp chúng tìm hiểu vì sao cha lại biến mất một cách bí ẩn. Quyển sách tràn đầy những mô tả sinh động về cuộc sống miền nông thôn dân dã, cùng những mẫu chuyện cảm động về tình yêu thương và lòng can đảm.
Đất rừng phương Nam (1957)
Tiểu thuyết đầy những chi tiết hấp dẫn, thú vị về thiên nhiên và con người Nam Bộ. Những trang sách miêu tả cảnh câu rắn, bắt cá sấu, cách nuôi ong lấy mật trong rừng U Minh hay cảnh An và cha nuôi chạm trán với hổ… chắc chắn sẽ làm say mê những độc giả nhỏ tuổi. Ngòi bút của Đoàn Giỏi tỏ ra đặc biệt phóng khoáng và tràn đầy sức sống khi miêu tả khung cảnh thiên nhiên hoang sơ của vùng Tây Nam Bộ. Nhưng nổi bật nhất trong cuốn tiểu thuyết vẫn là tình người đơn sơ, giản dị cùng tính cách hào sảng, trọng nghĩa khí, “giữa đường thấy chuyện bất bình chẳng tha” của người Nam Bộ.
"Đất rừng phương Nam" đã được dịch ra nhiều thứ tiếng: Nga, Ba Lan, Trung Quốc, Đức, Tây Ban Nha. Năm 1997, tiểu thuyết được chuyển thể thành phim Đất phương Nam, do NSƯT Nguyễn Vinh Sơn đạo diễn và viết kịch bản. Bộ phim rất được yêu thích và được đánh giá là một trong những phim truyền hình xuất sắc của Việt Nam.
Chiếc lược ngà
Nguyễn Quang Sáng được xem là một trong những nhà văn xuất sắc của Việt Nam. Các truyện ngắn của ông giản dị và dễ đi vào lòng người. Nó chứa đựng tất cả các yếu tố để làm nên vẻ đẹp cho một câu chuyện: ngôn ngữ đối thoại, cách dựng truyện, lựa chọn nhân vật… Trong các tác phẩm ấy, ông kể câu chuyện xúc động, thật đến mức giống như không phải ông đang viết văn mà là kể cho chúng ta nghe những câu chuyện của chính cuộc đời của ông.
Truyện kể về ông Sáu, một cán bộ "nằm vùng tại miền Đông'" da diết thương nhớ vợ con, dùng ngà voi làm thành chiếc lược ngà xinh xắn, trước lúc bị thương đã nhờ bạn chiến đấu trao lại chiếc lược ngà cho đứa con gái bé bỏng, yêu thương. Qua đó, tác giả thể hiện tình cha con sâu nặng, tình đồng đội thiết tha trong cảnh ngộ éo le thời chiến tranh, đồng thời ca ngợi truyền thống cách mạng yêu nước của người nông dân Nam Bộ.
Ngôi nhà nhỏ trên thảo nguyên
Loạt tiểu thuyết “Ngôi nhà nhỏ” gồm 9 tập được lấy cảm hứng từ chính tuổi thơ của nữ nhà văn Laura Ingalls Wilder ở thế kỷ 19, trong đó, tập tiểu thuyết “Ngôi nhà nhỏ trên thảo nguyên” (1935) được yêu thích nhất và đã được chuyển thể thành bộ phim truyền hình ăn khách.
Tác phẩm kể về cuộc sống của cô bé Laura lớn lên trong một gia đình đi khai hoang. Qua câu chuyện của nữ nhà văn, người đọc được hình dung một cách chi tiết và chân thực cuộc sống của cô bé giữa vùng đất còn nhiều hoang dã. Hình ảnh đẹp nhất mãi đọng lại chính là một thảo nguyên mênh mông, có một ngôi nhà gỗ nhỏ màu xám mọc lên.
Có gì trên tờ báo thứ hai ở miền Tây?
Trong lịch sử báo chí Việt Nam, tên “Đại Việt tập chí” xuất hiện 2 lần và đều gắn với Hồ Biểu Chánh. “Đại Việt tập chí” đầu tiên ra đời ở Long Xuyên năm 1918 gồm 7 số, Hồ Biểu Chánh là một trong những chủ bút. “Đại Việt tập chí” bộ mới xuất bản ở Sài Gòn từ năm 1942 đến năm 1944 gồm 54 số, Hồ Biểu Chánh làm giám đốc. Trong bài viết này, chúng tôi xin phác họa về Đại Việt tập chí 1918. Do thời gian tồn tại ngắn ngủi, ít ai biết rằng, “Đại Việt tập chí” là tờ báo bằng chữ Quốc ngữ đầu tiên ở tỉnh An Giang, thứ hai ở ĐBSCL (sau An Hà báo ở Cần Thơ ra đời vào năm 1917).
Cần Thơ phát triển mô hình thư viện lưu động, thư viện kết hợp phục vụ người dân học tập suốt đời
(NSMT) - Ông Trần Việt Trường, Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ vừa có công văn đề nghị phát triển mô hình thư viện lưu động, thư viện kết hợp với trung tâm văn hóa, thể thao cấp xã, trung tâm học tập cộng đồng, điểm bưu điện - văn hóa xã, thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng phục vụ người dân học tập suốt đời tại cơ sở.
Cần Thơ trưng bày, giới thiệu sách của cố Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng
(NSMT) - Ngày 22/8, Công an TP Cần Thơ phối hợp Sở Văn hóa thể thao & du lịch thành phố, Thư viện thành phố tổ chức Lễ khai mạc trưng bày, giới thiệu sách của cố Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và sinh hoạt truyền thống cho cán bộ chiến sĩ năm 2024.
Mùa vu lan nhớ mẹ
An bưng giỏ hoa nhẹ nhàng thướt tha trong tà áo dài trắng tinh khôi đi ngay sau lưng sư thầy. Mỗi lần thấy một bông hoa màu trắng được sư thầy chậm rãi cài trên ngực áo người đối diện, lòng An lại dâng lên niềm xúc động. Cho đến khi sư thầy dừng lại trước bé gái có hai bím tóc được cột gọn gàng bằng hai chiếc nơ màu hồng, sư thầy cầm bông hoa trắng cài lên áo người phụ nữ rồi cầm bông hoa đỏ muốn cài lên áo bé gái. Vậy mà bé gái lùi lại phía sau lắc đầu: - Con không muốn bông đỏ, con muốn bông trắng giống mẹ.
Nét đẹp văn hóa đồng bào Khmer Tây Nam Bộ qua những trang sách
“Cảm nhận về văn hóa đồng bào Khmer Tây Nam Bộ” là quyển sách của tác giả Huỳnh Duy Lộc (hội viên Hội Văn nghệ dân gian, Hội Nhà văn TP Cần Thơ), do NXB Dân Trí vừa xuất bản. Dù khiêm tốn gọi là những “cảm nhận” nhưng đọc sách, người đọc có thêm nhiều kiến thức về nét đẹp văn hóa Khmer miền Tây Nam Bộ.
Nhiều sách hay dịp hè
Nhân Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1-6 và mùa hè, các NXB và công ty phát hành sách ra mắt nhiều truyện tranh, bộ sách, tác phẩm mới cho lứa tuổi thiếu nhi, thanh thiếu niên.
Phát hành sách “Cha và con gái”: Cuốn cẩm nang nuôi dưỡng tình cảm gia đình
Cuốn sách tuyển tập các tác phẩm xuất sắc trong cuộc thi viết “Cha và con gái” lần thứ 1 năm 2023 sẽ được Tạp chí Gia đình Việt Nam in và phát hành rộng rãi vào tháng 6 này.