7 nguồn thực phẩm giàu protein tốt nhất cho người ăn chay
Thiếu chất dinh dưỡng trong chế độ ăn chay là vấn đề khá quan ngại, nhất là thiếu protein. Tuy nhiên, nếu ăn chay được lên kế hoạch khoa học thì sẽ cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể nhờ những thực phẩm chay giàu protein.
1. Đậu hũ, tempeh
Đậu phụ, tempeh đều có nguồn gốc từ đậu nành. Đậu nành được coi là một nguồn thực phẩm chay chứa nhiều protein phong phú. Điều này có nghĩa là chúng sẽ cung cấp cho cơ thể tất cả các axit amin thiết yếu.
Đậu phụ được làm từ sữa đậu nành đông được ép lại với nhau trong một quy trình tương tự như làm phô mai. Còn tempeh được làm bằng cách nấu và lên men nhẹ đậu nành trưởng thành trước khi ép chúng vào một cái khuôn nhỏ. Đậu phụ không có nhiều hương vị nhưng dễ dàng được hấp thụ. Còn tempeh có hương vị hạt dẻ đặc trưng. Cả hai loại này đều có thể được sử dụng trong một loạt công thức nấu ăn. Cả hai loại đầu đều chứa sắt và canxi và có khoảng 10-19 gam protein trong 100 gam ăn được. Tempeh chứa một lượng tốt men vi sinh, vitamin B và khoáng chất như magiê và phốt pho.
2. Đậu lăng - thực phẩm chay giàu protein
Với 18 gam protein cho 240ml đậu lăng nấu chín thì đậu lăng là một nguồn thực phẩm chay giàu protein. Chúng ta có thể sử dụng đậu lăng trong nhiều món ăn khác nhau từ salad tươi cho đến các món súp. Đậu lăng cũng chứa một lượng carbs được tiêu hóa chậm, và với 240 ml đậu lăng cung cấp khoảng 50% lượng chất xơ khuyến nghị hàng ngày. Hơn nữa, loại chất xơ được tìm thấy trong đậu lăng đã được chứng minh là có tác dụng nuôi dưỡng các vi khuẩn tốt trong ruột kết của cơ thể, đồng thời thúc đẩy đường ruột khỏe mạnh. Đậu lăng cũng có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim, tiểu đường, trọng lượng cơ thể dư thừa và một số loại ung thư.
Ngoài ra, đậu lăng còn là thực phẩm rất giàu folate, mangan và sắt. Chúng cũng chứa một lượng chất chống oxy hóa tốt và các hợp chất thực vật có lợi cho sức khỏe khác.
3. Đậu xanh
Trong 240ml đậu xanh nấu chín có chứa 9 gam protein. Hơn nữa, khẩu phần đậu xanh có thể cung cấp 25 % nhu cầu hàng ngày về chất xơ, vitamin A, C, K, thiamine, folate và mangan.
Ngoài ra, đậu xanh cũng là một nguồn thực phẩm tốt cung cấp sắt, magie, photpho, kẽm, đồng và một số vitamin nhóm B.
4. Tảo xoắn
Tảo xoắn là loại thực phẩm được mệnh danh là cường quốc dinh dưỡng. Trong 30ml tảo xoắn cung cấp 8 gam protein hoàn chỉnh. Ngoài ra, nó còn đáp ứng 22% nhu cầu hàng ngày về sắt, thiamin và 42% nhu cầu về đồng. Hơn nữa, tảo xoắn cũng chứa một lượng magie, riboflavin, mangan, kali và một lượng nhỏ hầu hết các chất dinh dưỡng khác cần thiết cho cơ thể, bao gồm các axit béo thiết yếu.
Thêm vào đó, có một sắc tố tự nhiên được tìm thấy trong tảo xoắn như phycocyanin, dường như có đặc tính chống oxy hóa, chống viêm và chống ung thư mạnh mẽ.
5. Sữa đậu nành
Sữa đậu nành giúp bổ sung vitamin và khoáng chất. Nên nó có thể là một sản phẩm thay thế tuyệt vời cho sữa bò. Trong 240ml sữa đậu nành, có chứa 7 gam protein, canxi, vitamin D và vitamin B12.
6. Yến mạch và bột yến mạch
Yến mạch là loại thực phẩm có thể giúp bổ sung protein cho chế độ ăn kiêng. Trong 120ml yến mạch khô cung cấp khoảng 6 gam protein, 4 gam chất xơ. Ngoài ra, nó còn cung cấp thêm magie, kẽm, photpho, folate. Mặc dù yến mạch không được coi là một loại thực phẩm có chứa protein hoàn chỉnh, nhưng chúng lại chứa protein chất lượng cao hơn các loại ngũ cốc thông thường như gạo và lúa mì.
7. Trái cây và rau quả giàu protein
Tất cả các loại trái cây và rau quả đều có chứa protein nhưng ít. Tuy nhiên, vẫn có một số loại chứa protein nhiều bao gồm: bông cải xanh, rau bina, măng tây, atisô, khoai tây, khoai lang...
Các loại hạt, hạt bơ là nguồn cung cấp protein tuyệt vời. Trong 28 gam hạt có chứa từ 5 đến 7 gam protein tùy theo giống hạt. Ngoài ra, các loại hạt và hạt bơ cũng là nguồn cung cấp chất xơ và chất béo tốt cho sức khỏe cùng với một số chất khoáng và vitamin như: sắt, canxi, magie, selen, phốt pho, vitamin E và một số vitamin nhóm B. Đồng thời, chúng cũng chứa chất chống oxy hóa có lợi.
Các loại rau củ có thể giúp giảm chứng mất trí nhớ
Một chuyên gia dinh dưỡng đã tiết lộ lượng rau chính xác nên hấp thụ vào cơ thể để giúp tránh chứng mất trí nhớ, đặc biệt ở tuổi già.
Cách thay đổi chế độ ăn giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và ung thư
Theo một nghiên cứu, việc cắt giảm khoảng 1/3 lượng tiêu thụ thịt chế biến sẵn có thể giúp tránh được hơn 350.000 ca bệnh tiểu đường ở Mỹ trong vòng một thập kỷ.
Gặp 3 vấn đề sức khỏe do thói quen ăn hạt thay cơm
Thời gian gần đây, nhiều người chọn ăn các loại hạt với mong muốn giảm cân, bổ sung các chất dinh dưỡng. Thậm chí, không ít chị em phụ nữ còn ăn hạt thay cơm. Tuy nhiên, việc ăn quá nhiều các loại hạt có khả năng lợi bất cập hại.
5 loại thực phẩm tốt nhất nên ăn trước khi ngủ
Dưới đây là một số thực phẩm lành mạnh và bổ dưỡng nên ăn trước khi đi ngủ để có làn da sáng mịn và tinh thần sảng khoái cho ngày hôm sau.
Trẻ ăn kem có tốt không, nên cho ăn ở độ tuổi nào?
Kem là món ăn khoái khẩu của phần đông trẻ nhỏ trong mùa hè. Tuy nhiên, không phải trẻ ở độ tuổi nào cũng có thể ăn kem mỗi ngày.
Uống trà hay cà phê để tỉnh táo hơn?
Cà phê và trà là hai trong số những thức uống phổ biến nhất trên thế giới. Cả hai đều chứa caffein, chất chống oxy hóa và có thể giúp con người cảm thấy tràn đầy sinh lực.
5 chất không nên bổ sung nếu mắc hội chứng chuyển hóa
Chiết xuất trà xanh, mướp đắng hay crom... là những thực phẩm không có lợi cho người mắc hội chứng chuyển hóa.