Ăn trứng như thế nào để không bị ngộ độc?
(NSMT) - Trứng là loại thực phẩm có nhiều chất dinh dưỡng và có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên nếu không ăn đúng cách, trứng sẽ gây ra nhiều tác hại khôn lường.
Không để trứng đã chín qua đêm
Nhiều bà nội trợ thường vô cùng tiết kiệm nên sau khi nấu trứng ăn không hết thường cất vào tủ lạnh, để qua đêm rồi khi ăn sẽ nấu lại để dùng.
Tuy nhiên, món trứng được luộc chín nhưng để qua đêm thì chất dinh dưỡng dồi dào trong lòng đỏ trứng rất có thể sản sinh ra vi khuẩn. Lý do là khi luộc trứng thành phần protein đã bị phá hỏng, lại để qua đêm nên giá trị dinh dưỡng sẽ giảm rất nhiều khiến món ăn kém hấp dẫn dễ gây ngộ độc.
Không nên chiên trứng quá kỹ
Khi chiên trứng quá kỹ lòng trắng hay phần rìa của trứng sẽ bị cháy khét. Protein khi bị cháy có thể tạo thành các Axit amin xấu, gây hại cho cơ thể của bạn.
Bạn có thể cho nhiều dầu ăn hơn một chút khi chiên, chiên trứng vừa chín tới, sau đó tắt bếp và đậy nắp. Như vậy sức nóng của dầu sẽ giúp trứng chín hoàn toàn.
Không nên ăn trứng sống, trứng lòng đào
Trứng sống thường chứa vi khuẩn salmonella gây bệnh, nấm và các ký sinh trùng khi ăn có thể bị ngộ độc. Ngoài ra, mùi trứng sống, có thể tác động đến hệ thần kinh trung ương, tiết dịch ở dạ dày và đường ruột làm giảm chức năng tiêu hóa, dẫn đến chán ăn, khó tiêu.
Không nên ăn trứng chung với thịt ngỗng, thịt thỏ, thịt rùa
Nếu ăn thịt ngỗng, thịt thỏ với trứng bạn sẽ dễ bị tiêu chảy và đau bụng. Do thịt ngỗng, thịt thỏ và trứng đều có một số chất hoạt tính sinh học nên khi vào cơ thể chúng sẽ xảy ra các phản ứng hóa học gây hại cho đường tiêu hóa. Tệ hơn, việc ăn trứng với thịt rùa có thể gây ngộ độc.
Không nên luộc trứng quá lâu
Trứng chưa chín rất nguy hiểm, nhưng trứng chín quá kỹ cũng không tốt. Ai cũng tưởng rằng trứng luộc càng lâu thì càng an toàn, có thể diệt hết vi khuẩn bên ngoài vỏ trứng. Tuy nhiên, cách làm này sẽ làm yếu tố sắt và lưu huỳnh trong trứng kết hợp với nhau làm giảm bớt dinh dưỡng mà cơ thể có thể hấp thụ.
Ngoài ra, luộc trứng quá lâu khiến trứng rất dễ bị nứt vỏ, lòng đỏ sẽ xuất hiện màu xám bao phủ. Dù điều này không gây hại cho sức khỏe nhưng nó khiến món ăn không được đẹp mắt. Vậy, nếu muốn trứng chín kỹ hơn thì bạn chỉ cần luộc từ 10-12 phút là đủ.
Không uống nước chè sau khi ăn trứng
Lý do là bởi axit tannic trong lá chè khi kết hợp với protein trong trứng sẽ tạo ra hợp chất protein axit tannic, cản trở hoạt động của nhu động ruột, kéo dài thời gian tích trữ phân trong ruột, gây nên hiện tượng táo bón, tăng nguy cơ tích trữ các chất có hại bên trong cơ thể.
Các loại rau củ có thể giúp giảm chứng mất trí nhớ
Một chuyên gia dinh dưỡng đã tiết lộ lượng rau chính xác nên hấp thụ vào cơ thể để giúp tránh chứng mất trí nhớ, đặc biệt ở tuổi già.
Cách thay đổi chế độ ăn giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và ung thư
Theo một nghiên cứu, việc cắt giảm khoảng 1/3 lượng tiêu thụ thịt chế biến sẵn có thể giúp tránh được hơn 350.000 ca bệnh tiểu đường ở Mỹ trong vòng một thập kỷ.
Gặp 3 vấn đề sức khỏe do thói quen ăn hạt thay cơm
Thời gian gần đây, nhiều người chọn ăn các loại hạt với mong muốn giảm cân, bổ sung các chất dinh dưỡng. Thậm chí, không ít chị em phụ nữ còn ăn hạt thay cơm. Tuy nhiên, việc ăn quá nhiều các loại hạt có khả năng lợi bất cập hại.
5 loại thực phẩm tốt nhất nên ăn trước khi ngủ
Dưới đây là một số thực phẩm lành mạnh và bổ dưỡng nên ăn trước khi đi ngủ để có làn da sáng mịn và tinh thần sảng khoái cho ngày hôm sau.
Trẻ ăn kem có tốt không, nên cho ăn ở độ tuổi nào?
Kem là món ăn khoái khẩu của phần đông trẻ nhỏ trong mùa hè. Tuy nhiên, không phải trẻ ở độ tuổi nào cũng có thể ăn kem mỗi ngày.
Uống trà hay cà phê để tỉnh táo hơn?
Cà phê và trà là hai trong số những thức uống phổ biến nhất trên thế giới. Cả hai đều chứa caffein, chất chống oxy hóa và có thể giúp con người cảm thấy tràn đầy sinh lực.
5 chất không nên bổ sung nếu mắc hội chứng chuyển hóa
Chiết xuất trà xanh, mướp đắng hay crom... là những thực phẩm không có lợi cho người mắc hội chứng chuyển hóa.