Sách

Ầu ơ, ví dầu... qua miền ca dao

Thứ ba, 20/02/2024, 18:55 PM

(NSMT) - Những trang sách của nhà giáo Vương Thị Nguyệt Quế đưa người đọc “Qua miền ca dao” cùng âm hưởng những tiếng ru “ầu ơ”, “ví dầu” ngân vang trong ký ức. Miền ca dao ấy được kể lại bằng sự trải nghiệm qua tháng năm đời người, cùng sự nặng lòng với di sản cha ông.

Đầu năm, tôi được nhà giáo Vương Thị Nguyệt Quế tặng quyển “Qua miền ca dao” (NXB Hội Nhà văn), với lời đề tặng “Tặng đồng hương Ngan Dừa”. Bởi, khi biết tôi quê Ngan Dừa (huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu), bà mừng lắm vì đó là cố hương. Khi nhắc đến địa danh ấy, mắt bà sáng rực lúc kể về tuổi thơ, phiên chợ ngày cũ, cây cầu ngày xưa…

Sách “Qua miền ca dao”.

Sách “Qua miền ca dao”.

Nhắc lại điều này để thấy, nhà giáo Vương Thị Nguyệt Quế vẫn luôn nặng lòng với ký ức, với quê hương, dù đằng đẵng thời gian. Có lẽ vậy, trong “Qua miền ca dao”, bà mở đầu bằng ký ức thuở xưa, trên chiếc võng, bà được má đưa ngủ bằng những câu ca dao đằm thắm: “Chợ Bến Thành dời đổi/ Người sao khỏi hiệp tan/ Xa gần giữ ngãi tào khang/ Chớ tham phú quý phụ phàng nghĩa xưa”. Bà tâm sự rằng, bây giờ bà thuộc nhiều ca dao, có lẽ do bà được học từ rất sớm, từ thuở nằm nôi ngày xưa ấy.

Từ chia sẻ chân tình đó, tác giả đưa người đọc về với hai phần thật minh định. Phần đầu, đó là những bài khảo luận về ca dao gắn bó với đời sống con người. Đơn cử như ca dao về giao thông đường thủy ở ĐBSCL; bánh quê qua ca dao; ca dao về chủ đề hôn nhân; hay là những chuyên đề có tựa đề dễ thương: “Tay em tay bạc tay vàng”, “Thương lắm con mắm đồng bằng”, “Bớ chiếc ghe sau”… Trong “Thương lắm con mắm đồng bằng”, tác giả đã cố công sưu tầm, tổng hợp, phân loại và phân tích các câu ca dao có hình ảnh con mắm. Từ những cảm hứng ẩm thực như “Muốn ăn mắm sặt mắm linh/ Lấy chồng Châu Đốc thì mình được ăn”; đến những cảm hứng thế sự: “Kèo nèo mà gặp mắm tươi/ Như nơi đất khách gặp người cố tri”. Hay là, ca dao mượn hình ảnh con mắm để nói lên tình cảm gia đình chân chất, mộc mạc: “Con cá làm nên con mắm/ Vợ chồng già thương lắm mình ơi!”.

Qua phần hai, đúng thật “Qua miền ca dao”, tác giả đưa người đọc đến với đặc trưng ca dao vùng miền. Bình Thuận có vè các lái, Cam Ranh, Bảy Núi… cũng có đặc trưng riêng. Về với Tây Đô, trong bài “Ấn tượng Ninh Kiều”, tác giả không chỉ giới thiệu về ca dao gắn với Cần Thơ mà còn lý giải về nguồn gốc địa danh Ninh Kiều, cồn Ấu, cồn Khương… và đúc kết bằng câu ca dao trứ danh: “Cần Thơ gạo trắng nước trong/ Ai đi đến đó lòng không muốn về”.

Tác giả Vương Thị Nguyệt Quế năm nay 67 tuổi, nguyên giảng viên Trường Cao đẳng Cần Thơ. Nhắc đến bà, nhiều người hay nói đến sự chịu khó, tận tụy, khiêm nhường trong nghiên cứu, sáng tác và hiền lành, tử tế trong đối nhân xử thế. Những bài viết của bà trong “Qua miền ca dao” cho thấy sự kỹ lưỡng, thận trọng và giàu tư liệu, với những dòng viết đầy xúc cảm.

Có lẽ vậy chăng mà đọc “Qua miền ca dao”, sao cứ nghe văng vẳng tiếng “ầu ơ”, “ví dầu” dội lại từ ký ức? Ký ức qua miền ca dao!

Theo Đăng Huỳnh / Báo Cần Thơ

Xem chi tiết tại đây

Có gì trên tờ báo thứ hai ở miền Tây?

Có gì trên tờ báo thứ hai ở miền Tây?

Trong lịch sử báo chí Việt Nam, tên “Đại Việt tập chí” xuất hiện 2 lần và đều gắn với Hồ Biểu Chánh. “Đại Việt tập chí” đầu tiên ra đời ở Long Xuyên năm 1918 gồm 7 số, Hồ Biểu Chánh là một trong những chủ bút. “Đại Việt tập chí” bộ mới xuất bản ở Sài Gòn từ năm 1942 đến năm 1944 gồm 54 số, Hồ Biểu Chánh làm giám đốc. Trong bài viết này, chúng tôi xin phác họa về Đại Việt tập chí 1918. Do thời gian tồn tại ngắn ngủi, ít ai biết rằng, “Đại Việt tập chí” là tờ báo bằng chữ Quốc ngữ đầu tiên ở tỉnh An Giang, thứ hai ở ĐBSCL (sau An Hà báo ở Cần Thơ ra đời vào năm 1917).

Cần Thơ phát triển mô hình thư viện lưu động, thư viện kết hợp phục vụ người dân học tập suốt đời

Cần Thơ phát triển mô hình thư viện lưu động, thư viện kết hợp phục vụ người dân học tập suốt đời

(NSMT) - Ông Trần Việt Trường, Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ vừa có công văn đề nghị phát triển mô hình thư viện lưu động, thư viện kết hợp với trung tâm văn hóa, thể thao cấp xã, trung tâm học tập cộng đồng, điểm bưu điện - văn hóa xã, thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng phục vụ người dân học tập suốt đời tại cơ sở.

Cần Thơ trưng bày, giới thiệu sách của cố Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng

Cần Thơ trưng bày, giới thiệu sách của cố Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng

(NSMT) - Ngày 22/8, Công an TP Cần Thơ phối hợp Sở Văn hóa thể thao & du lịch thành phố, Thư viện thành phố tổ chức Lễ khai mạc trưng bày, giới thiệu sách của cố Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và sinh hoạt truyền thống cho cán bộ chiến sĩ năm 2024.

Mùa vu lan nhớ mẹ

Mùa vu lan nhớ mẹ

An bưng giỏ hoa nhẹ nhàng thướt tha trong tà áo dài trắng tinh khôi đi ngay sau lưng sư thầy. Mỗi lần thấy một bông hoa màu trắng được sư thầy chậm rãi cài trên ngực áo người đối diện, lòng An lại dâng lên niềm xúc động. Cho đến khi sư thầy dừng lại trước bé gái có hai bím tóc được cột gọn gàng bằng hai chiếc nơ màu hồng, sư thầy cầm bông hoa trắng cài lên áo người phụ nữ rồi cầm bông hoa đỏ muốn cài lên áo bé gái. Vậy mà bé gái lùi lại phía sau lắc đầu: - Con không muốn bông đỏ, con muốn bông trắng giống mẹ.

Nét đẹp văn hóa đồng bào Khmer Tây Nam Bộ qua những trang sách

Nét đẹp văn hóa đồng bào Khmer Tây Nam Bộ qua những trang sách

“Cảm nhận về văn hóa đồng bào Khmer Tây Nam Bộ” là quyển sách của tác giả Huỳnh Duy Lộc (hội viên Hội Văn nghệ dân gian, Hội Nhà văn TP Cần Thơ), do NXB Dân Trí vừa xuất bản. Dù khiêm tốn gọi là những “cảm nhận” nhưng đọc sách, người đọc có thêm nhiều kiến thức về nét đẹp văn hóa Khmer miền Tây Nam Bộ.

Nhiều sách hay dịp hè

Nhiều sách hay dịp hè

Nhân Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1-6 và mùa hè, các NXB và công ty phát hành sách ra mắt nhiều truyện tranh, bộ sách, tác phẩm mới cho lứa tuổi thiếu nhi, thanh thiếu niên.

Phát hành sách “Cha và con gái”: Cuốn cẩm nang nuôi dưỡng tình cảm gia đình

Phát hành sách “Cha và con gái”: Cuốn cẩm nang nuôi dưỡng tình cảm gia đình

Cuốn sách tuyển tập các tác phẩm xuất sắc trong cuộc thi viết “Cha và con gái” lần thứ 1 năm 2023 sẽ được Tạp chí Gia đình Việt Nam in và phát hành rộng rãi vào tháng 6 này.