Bạc Liêu có thêm 4 di tích lịch sử, di tích kiến trúc nghệ thuật được xếp hạng là di tích cấp tỉnh
(NSMT) - Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu vừa ký Quyết định xếp hạng 4 di tích lịch sử, di tích kiến trúc nghệ thuật là di tích cấp tỉnh, bao gồm: Di tích kiến trúc nghệ thuật Triều Quang Sùng Thiện Đường, Di tích kiến trúc nghệ thuật Huyền Thiên Thượng Đế Cổ Miếu, Di tích kiến trúc nghệ thuật Mộ Chung Bá và Di tích lịch sử Nhà số 16; 4 di tích này đều thuộc địa bàn thành phố Bạc Liêu.
Di tích kiến trúc nghệ thuật Triều Quang Sùng Thiện Đường

Cổng vào Triều Quang Sùng Thiện Đường
Di tích kiến trúc nghệ thuật Triều Quang Sùng Thiện Đường tọa lạc tại Khóm 10, Phường 1, thành phố Bạc Liêu. Đây là một cơ sở tín ngưỡng dân gian của người Hoa Triều Châu được hình thành khá lâu đời vào khoảng năm 1927 ở Bạc Liêu. Được xây dựng theo hình chữ Quốc kiến trúc truyền thống đặc sắc của các đình miếu người Hoa. Ngoài những giá trị về kiến trúc nghệ thuật, đây còn là nơi bảo lưu nét tín ngưỡng dân gian, văn hóa tâm linh và mang nhiều giá trị nhân văn sâu sắc, là nơi an nghỉ cuối cùng của đa số người Hoa tại thành phố Bạc Liêu.
Di tích kiến trúc nghệ thuật Huyền Thiên Thượng Đế Cổ Miếu

Huyền Thiên Thượng Đế Cổ Miếu
Di tích kiến trúc nghệ thuật Huyền Thiên Thượng Đế Cổ Miếu thường hay gọi là Miếu Ông Bổn tọa lạc tại Ấp Biển Tây A, xã Vĩnh Trạch Đông, thành phố Bạc Liêu. Di tích được cộng đồng người Hoa vùng Xiêm Cán xây dựng vào năm 1873 để tôn thờ Huyền Thiên Thượng Đế theo tín ngưỡng dân gian của người Hoa. Ngôi Cổ Miếu được trùng tu nhiều lần đến nay đã có nội thất uy nghiêm trang hoàng hơn. Ngoài việc đáp ứng nhu cầu tâm linh thì vào năm 1976 Ban Trị sự Cổ Miếu đã vận động xây dựng Trường tiểu học dân lập Tân Anh nhằm phổ cập tiểu học song ngữ Hoa - Việt miễn phí cho con em người Hoa trong vùng, nhưng đến năm 1980 do kinh phí không đáp ứng nên phải đóng cửa.
Di tích kiến trúc nghệ thuật Mộ Chung Bá (Chung Bá Vạng)

Nhà bao che Mộ Chung Bá
Di tích kiến trúc nghệ thuật Mộ Chung Bá (Chung Bá Vạng) tọa lạc tại Khóm 7, Phường 5, thành phố Bạc Liêu. Khu Mộ Chung Bá có quy mô khá lớn, kiến trúc độc đáo mang đậm dấu ấn kiến trúc Đông Dương của những thập niên 30 – 40 thế kỷ XX. Ông Chung Bá Vạng lúc sinh thời tham gia công tác ở địa phương và được thăng hàm quan huyện danh dự. Ông đã đứng ra đầu tư xây dựng rất nhiều công trình kiến trúc ở Bạc Liêu như: dãy phố chợ Bạc Liêu (từ cầu Kim Sơn đến giáp chợ Bạc Liêu), Rạp Chung Bá (nay là Rạp Cao Văn Lầu), Rạp Chiếu Bóng (kế bên Trung tâm dịch vụ đô thị)…
Di tích lịch sử Nhà số 16

Nhà số 16 - Trụ sở Tỉnh ủy Bạc Liêu (1997-2005)
Di tích lịch sử Nhà số 16 tọa lạc tại đường Võ Thị Sáu, Phường 3, thành phố Bạc Liêu. Nhà số 16 nguyên là nhà của ông Âu Mẫu, một thương gia người Hoa xây dựng vào khoảng thập niên 60 của thể kỷ XX đã sang nước ngoài sinh sống. Từ năm 1990 - 1996 được trưng dụng làm Nhà khách Thị xã ủy Bạc Liêu. Đến đầu năm 1997 tỉnh Bạc Liêu được tái lập lần thứ hai, Tỉnh ủy Bạc Liêu trưng dụng làm Trụ sở Tỉnh ủy Bạc Liêu cho đến hết năm 2005. Từ năm 2008 - 2018 được trưng dụng làm trụ sở Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Nhà số 16 - Trụ sở Tỉnh ủy Bạc Liêu (1997-2005) là một công trình có giá trị lịch sử quan trọng trong giai đoạn đầu tỉnh Bạc Liêu được tái lập lần thứ hai. Mặc dù là trụ sở tạm, nhưng ngôi nhà đã đáp ứng được yêu cầu cơ bản để tỉnh ủy trú đóng, hoạt động, sớm ổn định tổ chức từng bước tổ chức lãnh đạo chính quyền, mặt trận, đoàn thể và nhân dân tỉnh nhà thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bạc Liêu lần thứ XI, XII đề ra; tạo tiền đề cho sự phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh… tỉnh nhà được giữ vững những năm tiếp theo.
Vì sao du khách miền Tây thích đi núi Bà Đen?
Được mệnh danh là "nóc nhà Nam Bộ", núi Bà Đen được xem là điểm hội tụ linh khí đất trời, thế nên hàng năm, từ tháng Giêng cho đến tháng 3, rất nhiều du khách từ các tỉnh miền Tây Nam bộ đổ về đây tham quan, dâng lễ.
Du khách miền Tây ‘rục rịch’ lên kế hoạch đi Tây Bắc ngắm hoa ban
Tháng 3 là thời điểm hoa ban - biểu tượng cho vùng Tây Bắc nói chung và tỉnh Điện Biên nói riêng bắc đầu nở rộ.
Mỹ Quỳnh Safari – Thế giới hoang dã giữa đồng bằng
Từ một chi tiết rất nhỏ liên quan đến tuổi thơ của cô con gái, ông Ngô Trí Dũng, Chủ tịch Hội đồng Công ty Cổ phần vườn thú Mỹ Quỳnh (Mỹ Quỳnh Safari) đã biến vùng đầm lầy đầy phèn chua ở xã Tân Mỹ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An, thành một 'thế giới hoang dã' giữa đồng bằng.
Thắt chặt quản lý hoạt động du lịch tại Chợ nổi Cái Răng nhằm đảm bảo an toàn và trật tự
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP Cần Thơ vừa gửi văn bản đề nghị UBND quận Cái Răng chỉ đạo cơ quan chuyên môn thuộc quận, tiến hành kiểm tra, xác minh, nhắc nhở, chấn chỉnh các hoạt động du lịch đối với các ghe, tàu, bè đang hoạt động tại khu vực chợ nổi Cái Răng trong việc tuân thủ các quy định pháp luật hoạt động kinh doanh.
Festival Nghề Muối Việt Nam – Bạc Liêu 2025: Nâng tầm quan trọng của muối trong đời sống mỗi gia đình
(NSMT) - Festival Nghề Muối Việt Nam – Bạc Liêu 2025 là dịp đặc biệt để tôn vinh và giới thiệu giá trị của muối trong các lĩnh vực như du lịch, y tế và ẩm thực. Sự kiện này không chỉ khẳng định vai trò thiết yếu của muối mà còn góp phần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của nó trong đời sống hàng ngày của mỗi gia đình.
Phú Quốc là điểm đến có tốc độ phát triển nhanh nhất khu vực Đông Nam Á
Mới đây, chuyên trang du lịch nổi tiếng Travel Off Path (Mỹ) đã công bố danh sách 5 điểm đến có sự phát triển du lịch nhanh nhất tại Đông Nam Á và đứng đầu danh sách này chính là đảo Phú Quốc. Các địa danh khác có mặt trong danh sách bao gồm Phuket và Bangkok (Thái Lan), Singapore (Singapore), cùng với Kuala Lumpur (Malaysia).
Tàu AIDAstella đưa hơn 2.000 du khách vào Cảng hành khách quốc tế Phú Quốc
Sáng ngày 14/2, tàu AIDAstella (Italy) có trọng tải hơn 71.300 tấn đã đến cảng hành khách quốc tế Phú Quốc. Đây là chuyến tàu đưa du khách quốc tế đầu tiên đến Phú Quốc trong năm nay bằng đường biển. Trên tàu có 620 thủy thủ đoàn và 2.130 du khách đến từ các nước châu Âu.