Ẩm thực

Bạc Liêu: Hoạt động văn hóa, du lịch thích ứng với tình hình mới

Thứ ba, 02/11/2021, 13:46 PM

Xây dựng kế hoạch tổ chức, có phương án phòng, chống dịch theo từng cấp độ… là những yêu cầu bắt buộc đối với hoạt động văn hóa, du lịch trong tình hình mới. Mục tiêu hướng đến là giúp lĩnh vực văn hóa, du lịch duy trì hoạt động trong điều kiện tuyệt đối an toàn, góp phần bảo vệ tối đa sức khỏe và tính mạng của người dân.

Nhân viên Khu lưu niệm nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ và nhạc sĩ Cao Văn Lầu vệ sinh các phòng tham quan. Ảnh: H.T

Nhân viên Khu lưu niệm nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ và nhạc sĩ Cao Văn Lầu vệ sinh các phòng tham quan. Ảnh: H.T

Dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn tỉnh đang bùng phát mạnh, khiến lĩnh vực du lịch tiếp tục rơi vào trạng thái tê liệt và nhiều hoạt động văn hóa gần như không thể tổ chức. Sau khi Nghị quyết 128 được Chính phủ ban hành, các địa phương, trong đó Bạc Liêu đã công bố cấp độ dịch và thực hiện các biện pháp “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”.

Để thích ứng với bối cảnh phòng, chống dịch mới, Bộ VHTTDL vừa có hướng dẫn tạm thời đối với hoạt động VHTTDL. Hướng dẫn này được xem như “kim chỉ nam” để mỗi địa phương vận dụng linh hoạt, phù hợp vào thực tiễn tình hình dịch bệnh, đặt sức khỏe, tính mạng của người dân lên trên hết, trước hết. Trên tinh thần khẩn trương, Sở VHTTTTDL Bạc Liêu đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc xây dựng kế hoạch gắn với thực hiện nhiệm vụ, chức năng để đảm bảo vừa hoạt động, vừa an toàn trước dịch bệnh.

Ông Lê Quốc Dũng - Phó Ban Quản lý di tích tỉnh Bạc Liêu, cho biết: “Tỉnh hiện có một di tích nằm trong vùng nguy cơ rất cao là Khu lưu niệm nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ và nhạc sĩ Cao Văn Lầu (Phường 2, TP. Bạc Liêu). Do đó, chỉ có nhân viên làm vệ sinh, bảo vệ tài sản tiếp tục đi làm, còn đội ngũ thuyết minh viên thì tạm thời được nghỉ. Đối với những di tích phục vụ tham quan DL, nếu ở địa bàn cấp độ 3 thì cho đón dưới 10 khách/lần, địa bàn cấp độ 2 được đón không quá 20 khách/lần”. Cũng theo ông Dũng, việc thực hiện quy tắc “5K”, quết mã Code QR quản lý người ra vào được cán bộ, nhân viên các di tích tuân thủ nghiêm ngặt. Cùng với đó, khâu khử khuẩn và bảo quản di tích luôn được duy trì để sẵn sàng hoạt động bình thường khi các địa phương hạ được cấp độ dịch bệnh.

Thư viện tỉnh thì đưa ra 2 phương án hoạt động để thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19. Đó là bố trí nhân sự phù hợp, thực hiện đầy đủ các quy định phòng, chống dịch khi chưa xuất hiện ca bệnh trong đơn vị. Hạn chế các hình thức tập trung đông người, đơn vị sẽ tăng cường tổ chức những cuộc thi trực tuyến về sách, xây dựng nhiều chuyên mục phục vụ sách trên không gian mạng. Còn khi có cán bộ, nhân viên tiếp xúc gần với các trường hợp F1, F2 sẽ thực hiện nhanh khai báo y tế và tạm thời cách ly tại nhà. Đặc biệt, nếu xuất hiện ca bệnh trong đơn vị thì tiến hành khoanh vùng, vệ sinh khử khuẩn nhằm hạn chế thấp nhất việc lây lan dịch bệnh trong cơ quan và ra ngoài cộng đồng.

Thư viện tỉnh cũng xác định một số điểm có khả năng lây lan dịch bệnh là: cổng ra vào, khu giữ xe, phòng họp, các phòng phục vụ bạn đọc… Ngoài ra, bề mặt các vị trí thường xuyên có nhiều người tiếp xúc như: tay vịn cầu thang, tay nắm cửa, máy tính, điều khiển máy lạnh dùng chung, micro, mặt bàn làm việc… cũng được đơn vị thường xuyên lau chùi, khử khuẩn 2 lần/tuần.

Trong khi đó, các đơn vị trực thuộc khác của Sở VHTTTTDL đã hoàn tất việc lập danh sách thông tin lưu trú của toàn bộ nhân sự. Trường hợp viên chức, người lao động nếu có các triệu chứng như: sốt, ho, khó thở… được thông báo không được đến nơi làm việc, phải báo ngay với Ban giám đốc và cơ sở y tế. Nếu bị cách ly tập trung hay cách ly tại nhà, viên chức và người lao động phải thông báo tình hình sức khỏe hàng ngày về lãnh đạo cấp trên.

Với sự chủ động cùng những phương án, kế hoạch phù hợp với tình hình dịch bệnh hiện nay, các đơn vị hoạt động trên lĩnh vực văn hóa, du lịch đang ra sức xây dựng những “pháo đài” để có thể thích ứng an toàn, linh hoạt và chung tay kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19.

Hữu Thọ / Nguồn: Báo Bạc Liêu

Vì sao du khách đến Phú Quốc dịp lễ 30/4 - 1/5 tăng không nhiều?

Vì sao du khách đến Phú Quốc dịp lễ 30/4 - 1/5 tăng không nhiều?

(NSMT) - Theo báo cáo của Sở Du lịch tỉnh Kiên Giang, dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 tỉnh ước đón hơn 270.000 lượt khách, tăng 2,9% so với cùng kỳ. Trong đó, TP. Phú Quốc ước đón trên 125.000 lượt khách, tăng gần 12% so với cùng kỳ.

Tour chay miền Tây: 5 món lẩu chay “nghe lạ tai”  nhưng thơm ngon, thanh lành

Tour chay miền Tây: 5 món lẩu chay “nghe lạ tai” nhưng thơm ngon, thanh lành

Giữa cuộc sống hối hả, nhiều người thích rủ nhau đến không gian bình yên để thư giãn và thưởng thức những món chay tịnh. Gợi ý cho bạn dịp lễ này, 5 món lẩu chay “nghe lạ tai” nhưng vô cùng thơm ngon và thanh lành!

Cảnh báo 5 thủ đoạn lừa đảo du lịch dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Cảnh báo 5 thủ đoạn lừa đảo du lịch dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) vừa đưa ra cảnh báo một số hình thức lừa đảo trực tuyến dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 để người dân phòng tránh.

Thị trấn Hoàng Hôn Phú Quốc - Điểm đến gần hấp dẫn nhất cho khách phía Nam dịp 30/4

Thị trấn Hoàng Hôn Phú Quốc - Điểm đến gần hấp dẫn nhất cho khách phía Nam dịp 30/4

Thay vì trải nghiệm toàn đảo Phú Quốc, du khách thông thái đang truyền tai nhau dành trọn 3 ngày tại Thị trấn Hoàng Hôn khám phá thiên nhiên, trải nghiệm những dịch vụ đẳng cấp với chi phí chỉ từ 4-7 triệu đồng/người.

Tour chay miền Tây: Khám phá du lịch bản địa và thưởng chay

Tour chay miền Tây: Khám phá du lịch bản địa và thưởng chay

(NSMT) - Đổ xăng đầy bình rồi vòng vèo, vừa khám phá miệt vườn sông nước xứ Tây Đô, vừa thưởng thức những món chay ngon dành cho người ăn chay hoặc thích lối sống xanh, hẳn “tour không ăn thịt” này sẽ là một ý tưởng khá hay ho gợi ý cho bạn trong dịp lễ?

Cần Thơ đón khoảng 870.000 lượt khách tham gia các hoạt động dịp Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024

Cần Thơ đón khoảng 870.000 lượt khách tham gia các hoạt động dịp Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024

(NSMT) - Từ ngày 17-21/4, các hoạt động nhân dịp Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024, Lễ hội Bánh dân gian Nam bộ đã thu hút khoảng 870.000 lượt khách đến tham quan, trải nghiệm tại TP. Cần Thơ.

Gìn giữ, lan tỏa hương vị bánh quê

Gìn giữ, lan tỏa hương vị bánh quê

Trong nhiều lần tổ chức Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ (DGNB), Hội thi Bánh DGNB là một trong điểm nhấn không thể thiếu. Hội thi không chỉ là sân chơi để nghệ nhân giới thiệu các loại bánh gia truyền, đặc sản quê nhà mà còn là không gian kết nối, lan tỏa tình yêu chiếc bánh quê đến du khách gần xa. Những chiếc bánh không chỉ mang tinh túy truyền thống mà còn được sáng tạo, góp phần làm nên sức hút mới cho bánh DGNB.