Cơ hội việc làm

Bạc Liêu: Ổn định sinh kế cho người dân rừng phòng hộ

Thứ sáu, 25/03/2022, 15:00 PM

Sự ra đời của Dự án đầu tư xây dựng khu dân cư tái định cư (TĐC) rừng phòng hộ tỉnh Bạc Liêu (gọi tắt là Dự án) cho thấy một chính sách đầy tính nhân văn dành cho cư dân đang sinh sống trong các khu rừng phòng hộ trải dài từ TP. Bạc Liêu đến huyện Đông Hải. Dự án này không chỉ đảm bảo an sinh xã hội, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống của người dân mà còn nhằm bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ, cải thiện môi trường sinh thái, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai, biến đổi khí hậu và nước biển dâng gây ra.

Những căn nhà tạm bợ trong rừng phòng hộ huyện Hòa Bình. Ảnh: T.Q

Những căn nhà tạm bợ trong rừng phòng hộ huyện Hòa Bình. Ảnh: T.Q

PHƯƠNG ÁN AN SINH CHO CƯ DÂN LÀNG RỪNG 

Qua rà soát, cập nhật các trường hợp di dời liên quan đến Dự án có 895 hộ gia đình, cá nhân thuộc trường hợp di dời với 3.582 khẩu. Trong đó, TP. Bạc Liêu có 134 hộ/499 khẩu; huyện Hòa Bình: 452 hộ/1.821 khẩu; huyện Đông Hải: 309 hộ/1.262 khẩu. Trong các trường hợp trên có 6 hộ đang cư trú bất hợp pháp trong rừng phòng hộ. Có 670 hộ đang sống ở khu vực ven rừng, đầu kênh, ngoài đê biển Đông, và trong số này có 94 hộ lấn chiếm, vi phạm hành lang đê. Có 219 hộ đang sống trong thảm rừng phòng hộ được Nhà nước giao khoán đất rừng để quản lý và bảo vệ rừng.

Về hiện trạng nhà ở, có 10 hộ có nhà ở kiên cố, 806 hộ có nhà ở bán kiên cố, 73 hộ ở chòi, 6 hộ không có nhà. Trong đó, có 852 hộ không có nhà ở, đất ở nơi khác. Hiện tại, 3 điểm TĐC của Dự án còn lại 367/403 nền. Diện tích mỗi nền TĐC 500m2 (ngang 10m, dài 50m). Qua công tác vận động, có 345 hộ đã thống nhất di dời vào 3 điểm TĐC đã được Sở NN&PTNT xây dựng xong.

Có 2 phương án đề xuất chính sách hỗ trợ di dời, TĐC. Phương án 1, hỗ trợ đầy đủ các chính sách theo Quyết định 1776 của Thủ tướng Chính phủ, gồm: hỗ trợ gạo ăn 12 tháng/khẩu/30kg; hỗ trợ di chuyển nội vùng 20 triệu đồng/hộ; hỗ trợ di dời nhà ở cũ, cây trồng, vật nuôi… Đồng thời hỗ trợ thêm nhà ở mới 60 triệu đồng/hộ, kèm theo một số chính sách hỗ trợ khác cho gia đình chính sách, hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số, như: bảo hiểm y tế, đồ dùng sinh hoạt thiết yếu gia đình.

Phương án 2, chỉ hỗ trợ một số chính sách gồm: hỗ trợ gạo ăn 12 tháng/4 khẩu/hộ/30kg; hỗ trợ nhà ở mới 60 triệu đồng/nhà/hộ. Cùng với đó là một số chính sách hỗ trợ khác cho gia đình chính sách, hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số, như: bảo hiểm y tế, đồ dùng sinh hoạt thiết yếu gia đình.

Theo dự toán của Sở NN&PTNT, tổng kinh phí đầu tư cho dự án là 493 tỷ đồng, sử dụng vốn ngân sách nhà nước.

Cuộc sống thường ngày của cư dân sống trong rừng phòng hộ. Ảnh: T.Đ

Cuộc sống thường ngày của cư dân sống trong rừng phòng hộ. Ảnh: T.Đ

ĐA DẠNG GIẢI PHÁP ỔN ĐỊNH SINH KẾ

Ông Nguyễn Trọng Hán - Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Hải, đánh giá: Với 309 hộ của huyện, việc tự xây dựng nhà tại khu TĐC tập trung (Nhà nước cấp nền) gần như nằm ngoài khả năng của họ. Do tập quán sinh sống nên các hộ dân thuộc đối tượng di dời của Dự án đa số có việc làm không ổn định, làm thuê, đánh bắt thủy hải sản ven sông, kênh, rạch…; thiếu thông tin, trình độ học vấn thấp, trình độ sản xuất không đồng đều và còn phụ thuộc vào thiên nhiên nên điều kiện kinh tế rất khó khăn. Trên địa bàn huyện Đông Hải chỉ có 30% số hộ có đất sản xuất do nhận khoán rừng. Thu nhập bình quân của người dân sinh sống trong các thảm rừng chỉ bằng 60% bình quân chung của tỉnh. Nhà ở chủ yếu là chòi, nhà tạm, bán kiên cố, thậm chí không có khả năng để di dời.   

Chính vì thế, UBND huyện Đông Hải đề xuất tỉnh cần có chính sách hỗ trợ xây dựng nhà cho các hộ thuộc diện di dời vào khu TĐC; hỗ trợ nâng cấp san lấp nền cho các hộ khi xây nhà, vì cốt nền đã được san lấp còn rất thấp. Về phương án giải quyết việc làm, huyện Đông Hải đề xuất tỉnh có giải pháp hỗ trợ các hộ tiếp cận vốn sản xuất, đảm bảo sinh kế ổn định.            

Theo đánh giá của UBND huyện Hòa Bình, hạ tầng giao thông và hệ thống điện được tỉnh trang bị tại 3 điểm TĐC đảm bảo điều kiện sinh hoạt của người dân. Do đó, nếu áp dụng phương án 1 (Nhà nước hỗ trợ san lấp mặt bằng) thì dự toán chi phí thực hiện trên 5,4 tỷ đồng. Phương án 2 sẽ sử dụng đất nạo vét từ Dự án nạo vét hệ thống thủy lợi cấp bách… ở vùng Bắc và vùng Nam Quốc lộ 1A để san lấp. Theo phương án của UBND huyện Hòa Bình, các hộ tự nhận nền bố trí TĐC và phải cam kết thời gian di chuyển vào nơi được bố trí, không được sang bán nền đã nhận, không được quay lại tái lấn chiếm rừng phòng hộ. Trong số 289 nền còn lại của Dự án, Huyện Hòa Bình ưu tiên theo thứ tự cho hộ gia đình chính sách, hộ dân tộc thiểu số, hộ có nhà trong khu vực có nguy cơ sạt lở, hộ có điều kiện kinh tế khó khăn, hộ có chòi/nhà tạm, nhà bán kiên cố…

Theo ông Mã Thanh Phương - Phó Chủ tịch UBND huyện Hòa Bình, Dự án di dời và bố trí TĐC không thể thành công nếu tỉnh không có chính sách hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm cho số cư dân này. Cụ thể là mở các lớp dạy nghề nông thôn, như: chăn nuôi gia súc, gia cầm (heo, gà, vịt), lớp dạy nghề may (làm việc cho các công ty may), dạy nghề nuôi tôm công nghệ cao, nghề điện, điện tử, điện lạnh…

Là địa phương có nhiều nhất số hộ thuộc đối tượng di dời của Dự án, Hòa Bình dự thảo phương án hỗ trợ trực tiếp cho mỗi hộ di dời 100 triệu đồng (bao gồm chi phí di dời, xây dựng nhà ở, ổn định đời sống và sản xuất…). Dự toán chi phí hỗ trợ cho giai đoạn 1 ở địa phương này là 28,9 tỷ đồng. 

Huyện Hòa Bình còn có phương án xây dựng nơi neo đậu phương tiện (ghe, tàu, vỏ lãi…) cho hộ dân thuộc diện TĐC và bố trí trồng cây xanh xung quanh khu TĐC nhằm góp phần bảo vệ môi trường sinh thái và giảm tác hại do biến đổi khí hậu.    

Là địa bàn có số hộ thuộc đối tượng di dời ít nhất trong 3 địa phương ven biển, nhưng ông Trần Văn Mậu - Phó Chủ tịch UBND TP. Bạc Liêu cho biết, thành phố đã chỉ đạo các đơn vị chuyên môn phối hợp với Sở NN&PTNT đến từng hộ vận động di dời đến nơi TĐC, vì hiện trạng nhà ở của số cư dân này rất dễ bị ảnh hưởng khi mưa bão, tình trạng giông lốc cục bộ sẽ ảnh hưởng đến tính mạng và tài sản của người dân, nhất là cư dân sống trong các thảm rừng.   

Phát biểu trong cuộc họp bàn kế hoạch di dời dân ra khỏi rừng phòng hộ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh - Lê Tấn Cận khẳng định, Dự án đầu tư xây dựng khu dân cư TĐC là cần thiết và phải làm sớm. Việc thực hiện các chính sách hỗ trợ di dời, TĐC cần xác định chính xác, rõ ràng, khách quan, công khai, minh bạch đối tượng hỗ trợ. Các ngành liên quan và chính quyền địa phương tiếp tục xem xét, rà soát chặt chẽ, chính xác các trường hợp phát sinh để triển khai thực hiện đạt hiệu quả. Đối với việc xây dựng phương án, cần có kế hoạch chi tiết, cụ thể trong từng mặt công tác liên quan đến di dời, hỗ trợ để khi thống nhất triển khai thực hiện đảm bảo đầy đủ các chế độ chính sách cho người dân và được người dân đồng tình ủng hộ…

Dự án đầu tư xây dựng khu dân cư TĐC rừng phòng hộ tỉnh Bạc Liêu đến nay đã hoàn thành công tác đầu tư xây dựng 3 trong 8 khu TĐC thuộc giai đoạn 1, gồm: Khu TĐC ấp Biển Đông B (xã Vĩnh Trạch Đông, TP. Bạc Liêu); Khu TĐC ấp 13 - Thống Nhất - Vĩnh Hậu (xã Vĩnh Hậu, huyện Hòa Bình) và Khu TĐC ấp Bửu 2 (xã Long Điền Đông, huyện Đông Hải), bảo đảm đủ điều kiện để tiếp nhận, bố trí các hộ dân từ khu vực rừng phòng hộ vào sinh sống.

TẤN ĐẠT

Link bài gốc tại Báo Bạc Liêu Online

Xu hướng lựa chọn nghề nghiệp của Gen Z: Thích

Xu hướng lựa chọn nghề nghiệp của Gen Z: Thích "nhảy việc", mong muốn mức lương khởi điểm hơn 9 triệu đồng

63.878 người đi làm và 9.638 sinh viên trên toàn quốc đã tham gia khảo sát về xu hướng lựa chọn công việc. Kết quả cho thấy, mục tiêu nghề nghiệp của Gen Z chịu ảnh hưởng từ các xu hướng của thị trường.

Cần Thơ: Hàng chục ngàn học sinh tham gia Ngày hội Tư vấn Tuyển sinh - Hướng nghiệp năm 2024

Cần Thơ: Hàng chục ngàn học sinh tham gia Ngày hội Tư vấn Tuyển sinh - Hướng nghiệp năm 2024

(NSMT) – Ngày 10/3, tại Trường Đại học Cần Thơ, đã diễn ra Ngày hội Tư vấn tuyển sinh - Hướng nghiệp năm 2024. Ngày hội do Báo Tuổi Trẻ phối hợp Vụ Giáo dục đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) và Trường Đại học Cần Thơ tổ chức, với sự đồng hành của Tập đoàn Vingroup.

Người phụ nữ Khmer thành công với nghề đan đát truyền thống

Người phụ nữ Khmer thành công với nghề đan đát truyền thống

(NSMT) - Giữa tháng 9/2023, tại tỉnh Bến Tre, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức trao giải Chung kết cuộc thi Phụ nữ khởi nghiệp cấp Vùng miền Nam năm 2023 với chủ đề "Phụ nữ khởi nghiệp, phát huy tài nguyên bản địa". Trong số 10 giải danh giá, giải đặc biệt được trao cho chị Trương Thị Bạch Thuỷ (tỉnh Sóc Trăng) với Dự án "Hợp tác xã mây tre đan Thủy Tuyết". Từ nhiều năm nay, xã Phú Tân, huyện Châu Thành (tỉnh Sóc Trăng) nổi tiếng với nhiều nghề truyền thống như vẽ tranh trên kiếng, nghề làm cốm dẹp và nghề đan đát.

Đồng Tháp phấn đấu đưa 2.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài trong năm 2024

Đồng Tháp phấn đấu đưa 2.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài trong năm 2024

(NSMT) - Kế hoạch còn đề ra chỉ tiêu giải quyết việc làm cho từ 30.000 lao động trở lên, trong đó phấn đấu đưa 2.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; 100% xã, phường, thị trấn trong tỉnh đều có lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Siêu thị Lotte Mart Cần Thơ thông báo tuyển dụng nhân sự

Siêu thị Lotte Mart Cần Thơ thông báo tuyển dụng nhân sự

(NSMT) - Để đảm bảo hoạt động dịch vụ khách hàng luôn được thực hiện một cách nghiêm túc, đặc biệt giải đáp các thắc mắc, khiếu nại của khách hàng khi đi mua sắm và vui chơi giải trí tại TTTM một cách nhanh chóng và đạt sự hài lòng cao, siêu thị Lotte Mart Cần Thơ thông báo tuyển dụng nhân sự. Thông tin chi tiết xem bên dưới.

Cần Thơ: Tạo thuận lợi cho người lao động trở lại làm việc sau Tết

Cần Thơ: Tạo thuận lợi cho người lao động trở lại làm việc sau Tết

Sau những ngày nghỉ Tết Nguyên đán 2024, đến thời điểm này, các doanh nghiệp (DN) trên địa bàn TP Cần Thơ đã đi vào hoạt động; người lao động (NLĐ) quay trở lại làm việc với tinh thần phấn khởi, vui tươi; tình hình sử dụng lao động ổn định, không có biến động. Đây là tín hiệu khả quan, hứa hẹn một năm mới với nhiều thành công.

Nhiều cơ hội học nghề, việc làm cho người yếu thế tại Cần Thơ

Nhiều cơ hội học nghề, việc làm cho người yếu thế tại Cần Thơ

Chị Dương Thúy Vân - hội viên Hội Người mù phường Bình Thủy, quận Bình Thủy, vui vẻ cho biết, dịp Tết Giáp Thìn 2024, chị được Hội Người mù thành phố tặng quà, nhận trợ cấp xã hội và “bỏ túi” trên 1,5 triệu đồng từ việc bán các sản phẩm kết cườm móc khóa cho khu du lịch sinh thái tỉnh Vĩnh Long.