Xưa - Nay

Bạc Liêu: Phát huy hiệu quả các CLB Đờn ca tài tử trong xây dựng đời sống văn hóa cơ sở

Thứ năm, 12/05/2022, 15:07 PM

(NSMT) - Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ (ĐCTT) trở thành di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại cuối năm 2013. Đề án “Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể nghệ thuật ĐCTT Nam bộ trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2021-2025” (gọi tắt là Đề án) đã được địa phương này ban hành. Đây là những bệ phóng để phong trào tiếp tục được củng cố và phát triển ngay trên địa bàn cơ sở, nơi mà từ đó ĐCTT được gìn giữ và phát huy giá trị.

Phát huy vai trò các câu lạc bộ (CLB) ĐCTT tại địa bàn cơ sở chính là trợ lực để phong trào Toàn dân đăng ký xây dựng đười sống văn hóa (TDĐKXDĐSVH) đi vào chiều sâu.

Chuyện của người “nhóm lửa”

Một buổi sinh hoạt Đờn ca tài tử của câu lạc bộ ĐCTT xã Châu Thới, huyện Vĩnh Lợi.

Một buổi sinh hoạt Đờn ca tài tử của câu lạc bộ ĐCTT xã Châu Thới, huyện Vĩnh Lợi.

Trong các CLB ĐCTT có người là nông dân rặt, cũng có người là cán bộ, viên chức Nhà nước về hưu, giới kinh doanh… Nhưng điểm chung ở họ là lòng đam mê ĐCTT. Thế là cùng nhau “sáng lập” ra các CLB ĐCTT để cuối tuần có điểm giao lưu.

Một buổi sinh hoạt được anh em trong CLB ĐCTT ấp Kosthum (xã Ninh Thạnh Lợi, huyện Hồng Dân) chuẩn bị rất chỉn chu. Sân khấu nhỏ, dàn âm thanh khá khiêm tốn, 3 cái bàn chụm lại thế là thành một buổi biểu diễn. Những bài bản của ĐCTT như Lưu thủy trường, Nam xuân… được cất lên ngọt ngào giữa một ấp vùng sâu có đông đồng bào Khmer sinh sống. 

“Lửa” chúng tôi muốn đề cập chính là lửa phong trào và “người nhóm lửa”, tất nhiên phải là người giàu lòng đam mê nghệ thuật ĐCTT! Ở CLB này, đó là ông Bùi Minh Trương, Chủ nhiệm CLB.

Ông Trương kể, gia đình ông có cơ ngơi khá vững vàng như bây giờ là nhờ nghề tổ chức hội chợ. Tất nhiên, đó chỉ là những hội chợ nhỏ lẻ đem về các vùng sâu, vùng xa. Ở những lần tổ chức đó, trong chương trình văn nghệ phục vụ bà con, ĐCTT đã được ông lấy làm tiết mục chủ đạo. Lênh đênh theo những chuyến tổ chức hội chợ của ông, nghệ thuật ĐCTT cũng theo về nhiều miền quê, đánh thức lòng đam mê của bao nhiêu con người chân quê yêu tiếng nhạc lời ca.

Nhóm lửa phong trào tại ấp mình, tại sao không? Ông Trương đã nghĩ đến điều đó và CLB do ông làm chủ nhiệm đã ra mắt cuối năm 2017. Trong câu chuyện của lòng đam mê ấy, chúng tôi ấn tượng với chia sẻ của ông Trương: “Chúng tôi thành lập CLB này để gầy dựng phong trào, để ĐCTT được lan tỏa. Chúng tôi muốn từ một CLB cấp ấp này sẽ có nhiều CLB ấp khác ở Ninh Thạnh Lợi, rồi rộng ra các xã khác nữa. Các CLB hoạt động phải thật sự hiệu quả chứ không phải thành lập cho có”.

Một buổi sáng cuối tuần, chúng tôi về nơi có đền thờ Bác. Không gian xung quanh trụ sở UBND xã Châu Thới (huyện Vĩnh Lợi) như sâu lắng hơn bởi tiếng đờn kìm, tiếng gõ nhịp song lang, rồi làn hơi tài tử ngân lên trong điệu thức Đảo Ngũ Cung ngọt ngào, tha thiết của chị Ngọc Còn. Đó là tiết mục khởi động, “chào sân” của một buổi sinh hoạt ĐCTT của gần 10 thành viên trong CLB ĐCTT xã. CLB này có số thành viên gần gấp đôi nhưng do bận việc gia đình, ruộng nương nên ít có buổi sinh hoạt đủ đầy thành viên, dù đam mê ở các cô chú, anh chị luôn có thừa. Những bài trong 20 bản tổ như Giang Nam, Ngũ Đối Hạ... lần lượt được trau chuốt làn hơi, điệu đờn để cùng nhau giao lưu qua các thành viên Hoàng Tho, Ngọc Thơ, Thanh Phong, Tư Tếu, Văn Ngoan...

Dù chưa được tổ chức định kỳ nhưng những buổi sinh hoạt của CLB ĐCTT xã Châu Thới, CLB xã Kosthum cùng nhiều CLB ĐCTT trên địa bàn tỉnh nói chung cũng đã góp phần thực hiện nhiệm vụ giữ lửa cho phong trào, bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật ĐCTT Nam bộ, vốn không ít khó khăn trong bối cảnh hiện nay.

Trợ lực để phát triển phong trào

Câu lạc bộ ĐCTT xã Vĩnh Trạch Đông (TP. Bạc Liêu) trong buổi sinh hoạt.

Câu lạc bộ ĐCTT xã Vĩnh Trạch Đông (TP. Bạc Liêu) trong buổi sinh hoạt.

Hiện nay trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố trong toàn tỉnh có hơn 150 CLB ĐCTT với gần 2.000 thành viên. Kế hoạch thực hiện Đền án có nhiều nội dung để phong trào cơ sở có điểm tựa phát triển, nhất là quan tâm đến hiệu quả hoạt động của các CLB này.

Kế hoạch thực hiện Đề án năm 2022 giao UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo, thực hiện một số nội dung như xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Đề án tại địa phương, đơn vị đạt hiệu quả; chỉ đạo và hỗ trợ các CLB ĐCTT của các địa phương, đơn vị duy trì sinh hoạt, tập luyện và bổ sung lực lượng tài tử đờn, tài tử ca trẻ tuổi vào các CLB; đầu tư trang thiết bị sinh hoạt ĐCTT cho CLB, Nhà văn hóa trên địa bàn quản lý; thường xuyên củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của các CLB ĐCTT; đưa hoạt động ĐCTT vào sinh hoạt tại các Trung tâm Văn hóa - Thể thao xã, Nhà Văn hóa ấp, gắn kết các hoạt động bảo tồn và phát triển phong trào ĐCTT với phong trào “TDĐKXDĐSVH”.

Các huyện, thị xã, thành phố đều chủ động thực hiện tốt công tác xây dựng và duy trì mỗi phường, xã, thị trấn, ấp, nhà văn hóa đều có ít nhất 01 CLB ĐCTT nhằm gìn giữ, tôn vinh và phát huy giá trị loại hình Nghệ thuật ĐCTT tại địa phương; góp phần phục vụ có hiệu quả nhu cầu hưởng thụ văn hóa của Nhân dân.

Việc gìn giữ và phát huy giá trị nghệ thuật ĐCTT không chỉ mang ý nghĩa cùng chung tay giữ gìn một di sản của nhân loại, mà còn có ý nghĩa quan trọng trong việc trợ lực cho phong trào TDĐKXDĐSVH. Một mô hình sinh hoạt cộng đồng lành mạnh, phát huy giá trị văn hóa bản sắc, bên cạnh niềm đam mê bấy lâu vẫn đang rất cần động thái vào cuộc hiệu quả của mỗi địa phương khi chủ trương đã có, đèn xanh đã bật.

Cẩm Thúy  
Rặng dừa nước đong đưa

Rặng dừa nước đong đưa

(NSMT) - Miền Tây là xứ sở của phù sa, của sông nước. Dọc theo các bãi bồi, các bờ sông rạch trước đây dừa nước mọc ken dày. Người miền Tây khi phải sống xa quê, trong ký ức của họ bao giờ cũng có tiếng lá dừa nước xào xạc reo vui trên những triền sông lộng gió.

Cà Mau dâng hương Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân

Cà Mau dâng hương Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân

(NSMT) - Ngày 14/4, Tỉnh uỷ và UBND tỉnh Cà Mau tổ chức Lễ Tri ân Quốc Tổ, thể hiện truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc. Đây là hoạt động có ý nghĩa giáo dục truyền thống tốt đẹp, lòng hiếu đạo, sự biết ơn của lớp con cháu hôm nay đối với tổ tiên ở Đền thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân Mũi Cà Mau.

Nét văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc Khmer đón Tết Chôl Chnăm Thmây tại miền Tây

Nét văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc Khmer đón Tết Chôl Chnăm Thmây tại miền Tây

(NSMT) - Từ ngày 13/4 - 16/4/2024 (nhằm ngày mùng 05/3 - 08/3 âm lịch) đã diễn ra Tết Chôl Chnăm Thmây (Lễ Chịu tuổi) ở miền Tây. Đây là nét văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc Khmer đã và đang được gìn giữ, bảo tồn và phát huy qua nhiều năm nay.

Cà Mau kêu gọi hiến tặng hình ảnh, hiện vật liên quan sự kiện “Tập kết ra Bắc năm 1954”

Cà Mau kêu gọi hiến tặng hình ảnh, hiện vật liên quan sự kiện “Tập kết ra Bắc năm 1954”

(NSMT) - Vừa qua, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, ông Huỳnh Quốc Việt vừa có thư ngỏ kêu gọi các đơn vị, tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh hiến tặng hình ảnh, tài liệu, hiện vật liên quan đến sự kiện lịch sử "Tập kết ra Bắc năm 1954", từ ngày 26/3 - 2/9/2024 tại địa điểm tiếp nhận Bảo tàng tỉnh Cà Mau.

Cà Mau: Khu di tích lịch sử Quốc gia Bến Vàm Lũng là bến cảng lòng dân

Cà Mau: Khu di tích lịch sử Quốc gia Bến Vàm Lũng là bến cảng lòng dân

(NSMT) - Khu di tích lịch sử Quốc gia Bến Vàm Lũng ở huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau là một trong bốn bến chính tiếp nhận vũ khí từ miền Bắc vào miền Nam theo đường Hồ Chí Minh trên biển. Đồng thời, đây là điểm du lịch thu hút đông đảo các đoàn khách đến tham quan trong các dịp lễ, tết trong năm.

Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo của các quốc gia trên thế giới có gì đặc biệt?

Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo của các quốc gia trên thế giới có gì đặc biệt?

Không chỉ Việt Nam, một số quốc gia Châu Á khác cũng có tục lệ cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch hàng năm.

Đầm ấm từ những tập tục bình dị như tát đìa ăn Tết tại Cà Mau

Đầm ấm từ những tập tục bình dị như tát đìa ăn Tết tại Cà Mau

(NSMT) - Tầm ngày 20 tháng Chạp, người dân Cà Mau bắt đầu tát đìa ăn Tết Nguyên đán. Tát cạn đìa, bắt cá xong là mọi người ngồi lại với nhau, lựa những con cá to nướng với rơm, lai rai với vài xị rượu đế, cả xóm rộn ràng.