Bạc Liêu: Thiết chế văn hóa - điểm sáng cho phong trào văn hóa ở cơ sở
(NSMT) - Xây dựng, hoàn thiện và đưa vào hoạt động các thiết chế văn hóa (TCVH) là góp phần gìn giữ những giá trị của nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. TCVH hoạt động hiệu quả sẽ tạo ra những điểm sáng cho phòng trào văn hóa ở cơ sở, phát huy tối đa được các công năng của công trình cơ sở vật chất văn hóa mà bấy lâu nay được đông đảo nhân dân quan tâm.
Khó khăn về quỹ đất, vốn đầu tư, cơ chế hoạt động là câu chuyện dài tập khi đề cập đến TCVH, không chỉ Bạc Liêu mà còn ở nhiều địa phương trên cả nước. Khắc phục khó khăn để TCVH hoạt động hiệu quả là nỗ lực đáng ghi nhận của ngành văn hóa từ tỉnh đến cơ sở những năm gần đây.
Từ chuyển đổi công năng
Tại Bạc Liêu, chùa Xiêm Cán (xã Vĩnh Trạch Đông, TP. Bạc Liêu) ngoài chức năng là nơi sinh hoạt tín ngưỡng của bà con, đồng bào phật tử Khmer, điểm du lịch hấp dẫn đón bước chân tham quan, hành hương của người dân trong và ngoài tỉnh; chùa còn được ngành chức năng và chính quyền địa phương chuyển đổi công năng thành một TCVH.
Năm 2012, chùa được tổ chức thêm các hạng mục để thực hiện công năng là một TCVH cho người dân sở tại; có thêm thư viện, nhà trưng bày, hội trường, sân khấu, người dân đến đây vừa sinh hoạt tín ngưỡng vừa được tiếp nhận để nâng cao nhận thức về các giá trị văn hóa độc đáo mà địa phương đang góp phần gìn giữ. Đó là nhiều hiện vật, tranh ảnh liên quan đến truyền thống lịch sử - văn hóa, những bộ nhạc cụ dân tộc, sách vở, tài liệu, báo tiếng Khmer để cán bộ, nhân dân mọi thành phần, lứa tuổi đến nghiên cứu, tìm hiểu. Ngày lễ tết, đây còn là điểm sinh hoạt văn hóa - văn nghệ, món ăn tinh thần không thể thiếu cho bà con sau những giờ lao động vất vả.
Chị Nguyễn Tố Quyên, Phó Trưởng phòng Quản lý Văn hóa, Thông tin và Gia đình, Sở VH, TT, TT&DL cho biết: “Trong các chuyến thẩm định TCVH tại một số địa phương, nhận thấy cơ sở gặp khó khi thực hiện quy định chuẩn trong xây dựng Trung tâm Văn hóa xã và Nhà Văn hóa – Khu thể thao ấp, Sở đã khảo sát thực tế tìm các loại hình thiết chế khác thay thế cho chức năng hoạt động sinh hoạt văn hóa cộng đồng như: Đình, chùa, đền thờ, nhà thờ... Bởi đây cũng chính là những mô hình TCVH truyền thống, các giá trị đạo đức, giá trị truyền thống của dân tộc được TCVH này bảo tồn, phát huy. Qua các mô hình hoạt động sinh động thì TCVH truyền thống vẫn có thể hội nhập, phát huy tốt trong đời sống văn hóa hiện đại”.
Từ giải pháp thực tế này, đến nay đã có 15/49 xã áp dụng mô hình các TCVH thay thế, hoạt động mang lại hiệu quả thiết thực, đáp ứng về tiêu chí theo quy định Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Ngoài ra, thời gian qua, Sở VH, TT, TT&DL còn trực tiếp làm việc với các địa phương khảo sát tất cả các quỹ đất và công trình (trường học, cơ sở y tế đã chuyển đơn vị mới) chuyển đổi chức năng thành TCVH tạm thời để đảm bảo các tiêu chí quy định trong hoàn cảnh khó khăn chung của tỉnh về quỹ đất và nguồn vốn đầu tư cho lĩnh vực còn hạn chế. Theo đó có 10/49 xã áp dụng thực hiện mang lại hiệu quả.
Đến đa dạng hóa hoạt động
Trung tâm Văn hóa - Thể thao xã Long Thạnh (huyện Vĩnh Lợi) nằm trên tuyến quốc lộ 1A, phía đối diện cách trung tâm hành chính xã chừng 200m cũng thu hút nhiều hoạt động văn hóa - thể thao của người dân sở tại.
Anh Nguyễn Hữu Trường, cán bộ quản lý Trung tâm cho biết: “Bình thường, nhất là thời gian vào năm học thì nơi này thu hút rất đông học sinh đến đọc sách. Một số em nhà xa trường nên giờ giải lao, giờ nghỉ trưa các em vào đây để nghỉ ngơi, đọc sách. Buổi tối ở đây còn là sân chơi rèn luyện thể dục thể thao, điểm học võ thuật của hàng trăm bạn trẻ. Trung tâm có thiết kế một góc vui chơi cho trẻ em nên nhiều phụ huynh cũng thường đưa con đến đây…” Một phòng thư viện, một sân chơi thể thao, một phòng tuyền thống để các bạn trẻ tìm hiểu về lịch sử, một sân khấu ngoài trời có mái che phục vụ văn nghệ cho bà con, một điểm vui chơi nho nhỏ…, trung tâm thành điểm sáng văn hóa cho địa bàn.
Hoạt động của Trung tâm Văn hóa - Thể thao xã Long Thạnh đã trở thành mô hình điểm phát huy tối đa các cơ sở vật chất được đầu tư không gây lãnh phí, đây cũng được xem là điểm đến để các đơn vị khác trao đổi, học tập. Điều đáng nói là các hoạt động cụ thể không có trong văn bản hướng dẫn và quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, mà dựa trên cơ sở đặc thù địa phương, nhu cầu của người dân sở tại, khu TCVH xã với hoạt động mang lại hiệu quả tích cực còn được các tỉnh bạn đến giao lưu và học tập kinh nghiệm.
Nắm được những khó khăn của địa bàn cơ sở, sự chuyển đổi công năng cũng như thiết kế những hoạt động tích hợp đã được ngành chức năng quan tâm, hợp tác cùng chính quyền địa phương để nâng hiệu quả các TCVH. Hướng dẫn về quản lý và hoạt động TCVH, giúp cán bộ quản lý hiểu hơn về tầm quan trọng của TCVH để đi đến sự chỉ đạo điều hành mang lại hiệu quả thiết thực cũng là điều mà ngành văn hóa luôn quan tâm.
Hệ thống TCVH góp phần thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, nhất là trong xây dựng nông thôn mới. Tiêu chí nhà văn hóa, khu thể thao xã đạt chuẩn là một trong 19 tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới, tạo điều kiện để người dân nông thôn nâng cao mức thụ hưởng văn hóa.
Bên cạnh đó, đối với các di sản văn hóa của dân tộc hiện nay nói chung, hệ thống TCVH nói riêng, ngoài việc quan tâm đầu tư xây dựng, bảo tồn còn cần một đội ngũ quản lý vừa có tâm, vừa có tầm cùng với nhân dân địa phương là chủ thể, khách thể để xây dựng và phát huy hiệu quả các TCVH. Hệ thống TCVH còn giữ vai trò quan trọng trong tổ chức các hoạt động tuyên truyền nhiệm vụ chính trị, xã hội ở địa phương. Các quan điểm, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, nhà nước đến được với quần chúng nhân dân một phần là nhờ hệ thống TCVH cơ sở.
Phối cảnh Đường hoa nghệ thuật Cần Thơ Tết Ất Tỵ năm 2025
(NSMT) - Đường hoa nghệ thuật Cần Thơ Tết Ất Tỵ năm 2025 với chủ đề “Hội tụ và phát triển”. Dự kiến khai mạc đưa vào phục vụ ngày 27/01/2025 và hoạt động đến hết ngày 03/02/2025 (từ ngày 28 tháng Chạp đến hết ngày mùng 6 Tết) tại tuyến đường Võ Văn Tần – Nguyễn Thái Học, quy mô khoảng 310m, kinh phí thực hiện khoảng 5,5 tỉ đồng được xã hội hóa, không dùng ngân sách.
Vì sao tháng Chạp không nên chuyển nhà?
Tháng Chạp là tháng cuối cùng trong năm Âm lịch, lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống mà còn được chứa đựng nhiều điều kiêng kỵ mang đậm dấu ấn tâm linh.
Xuân yêu thương 2025: Sự trở lại của hành trình trao gửi niềm vui dịp Tết cho trẻ em mồ côi
(NSMT) - Mùa xuân luôn là thời điểm sum vầy, chia sẻ những khoảnh khắc hạnh phúc bên gia đình, người thân. Tuy nhiên, không phải đứa trẻ nào cũng có được niềm vui ấy. Nhiều trẻ em mồ côi, cơ nhỡ và khuyết tật sống trong hoàn cảnh khó khăn, không có một mùa Tết đầy đủ như bao trẻ em khác. Để xoa dịu nỗi đau này, chương trình “Xuân yêu thương” tổ chức hàng năm tại TP Cần Thơ đã và đang trở thành một hành trình trao gửi yêu thương ý nghĩa, nối dài truyền thống tốt đẹp của dân tộc "Lá lành đùm lá rách".
Tản mạn với làng nghề gạch - gốm trăm năm
Năm 2024, tỉnh Vĩnh Long có một sự kiện quan trọng, tiêu biểu: Festival Gạch Gốm Đỏ - Kinh Tế Xanh lần thứ nhất nhằm tôn vinh nghề gạch - gốm trăm năm tồn tại ở xứ này; qua đó quảng bá thương hiệu, đồng thời bảo tồn, phát huy di sản, kêu gọi đầu tư, phát triển du lịch, thu hút khách trong và ngoài nước đến với làng nghề độc đáo, hiếm có ở miền Tây Nam Bộ.
Giao tiếp kết nối yêu thương
Đối thoại, giao tiếp rất quan trọng trong đời sống gia đình, bởi có nói mới hiểu để chia sẻ, cảm thông. Các thành viên cùng một mái nhà hãy tăng cường tương tác, mở lòng trò chuyện cùng nhau. Khi có tiếng nói chung, sẽ giảm bớt những bất đồng, tình cảm thêm gắn kết.
Bạn ghen tị với người khác giới điều gì?
Đàn ông ghen tị với khả năng mang lại sự sống mới cho thế giới của phụ nữ, một số còn ghen tị cả với vai trò làm mẹ. Trong khi đó phụ nữ ghen tị với những điều bất ngờ khác.
Ước mơ làm mẹ của cô gái bại não
Một phụ nữ Trung Quốc mắc bệnh bại não quyết tâm bảo vệ mong muốn được làm mẹ của mình trước những lời chỉ trích trực tuyến.