Bâng khuâng “Một chuyện tình nhỏ xíu”
Tập truyện ngắn “Một chuyện tình nhỏ xíu” (NXB Văn hóa - Văn nghệ) của nhà văn Lưu Thị Lương gồm 34 chuyện tình, mỗi câu chuyện mang một sắc thái, hoàn cảnh khác nhau. Ðiểm chung là các câu chuyện đều mộc mạc, dung dị và dễ thương nên mang lại cảm giác thư thái, nhẹ nhàng cho người đọc.
Ðúng như cái tên, phần lớn các chuyện tình “nhỏ xíu”, thậm chí thoáng qua hoặc cảm giác chông chênh, mơ hồ. Ðó là những mối tình đơn phương của những chàng trai cô gái đôi mươi, những rung động đầu đời của tuổi học trò hoa mộng hay sự khắn khít của những cặp “thanh mai trúc mã”. Mà tác giả phải là người quan sát tinh tế, cảm nhận sâu sắc để viết ra được những thoáng mộng mơ và cảm xúc, tâm trạng đang yêu một cách chân thật, sinh động như người trong cuộc.
Ðó là sự mong chờ một món quà nhỏ của cô gái với người cô thầm thương trong “Quà yêu”; là tình yêu si mê, chân thành của chàng trai trẻ với người hơn mình 1 tuổi nhưng không dám giãi bày, chỉ biết hết lòng giúp đỡ người ta trong “Chuyện tình của đứa xưng em”. Hay những rung động đầu đời vì “Giựt mình một cái nắm tay”, hoặc vì một tấm ảnh, một sự quan tâm, chia sẻ…
Có những chuyện mang lại sự ấm áp, niềm tin yêu bởi sự chân thành, bởi tình cảm sắt son, trọn vẹn của các nhân vật. Nhưng cũng có những câu chuyện khiến người đọc vui cười vì nó trẻ con, vụng về hoặc tâm lý thất thường của con gái. Ðôi khi là sự vội vàng của chàng trai mới lớn khi nhìn thấy cô bé hàng xóm mặc áo dài xinh xắn thì cảm mến và ngỏ lời yêu, để rồi sau này anh lại nhận ra mình không phải yêu mà chỉ là thích hình ảnh cô bé mặc áo dài mà thôi của “Chờ đến tuổi yêu”…
Những chuyện tình buồn, éo le, trắc trở với nhiều hoàn cảnh khách quan, chủ quan cũng được tác giả kể một cách nhẹ nhàng, từ tốn, nhưng đủ làm người ta đau lòng, tiếc nuối hay hụt hẫng, chơi vơi. Như trong “Mỗi người có một cái nhà riêng”, cặp đôi giáo viên sau nhiều năm yêu nhau đành phải chia tay vì ai cũng nặng gánh gia đình, lo cho người thân và không tìm được cách giải quyết vấn đề sao cho trọn vẹn để đi đến hôn nhân. Như câu chuyện yêu xa cách nửa vòng trái đất cuối cùng cũng không có được cái kết có hậu trong “Những lá thư có đánh số thứ tự”. Và còn gì hụt hẫng, bất ngờ hơn khi ngày cưới đã gần kề, cô dâu mới nhận ra bản chất keo kiệt, gia trưởng, vũ phu của người chồng có vẻ ngoài tử tế, đạo mạo. Lúc này, vì nhiều lý do, cô không thể hủy hôn, đành nhắm mắt đưa chân, đánh cược số phận với “Cô dâu đến trễ”…
Với cách viết đơn giản, không đào sâu chi tiết, thậm chí, đôi khi như trêu tức người đọc bởi câu chuyện có mở đầu mà không có kết thúc. Có thể nói, sức hấp dẫn của tập truyện không nằm ở cốt truyện hay bố cục mà nằm ở sự am tường tâm lý và vốn sống dày dặn của tác giả. Hàng loạt tâm tư, tình cảm của người mới yêu, đang yêu, đã yêu và muôn mặt của tình yêu được nhà văn lột tả, khắc họa vô cùng phong phú, sinh động. Các nhân vật với đủ thành phần, lứa tuổi, cảm xúc, suy nghĩ khi vướng vào chữ “yêu” lần lượt hiện lên đa sắc thái dưới ngòi bút của tác giả. Có người chín chắn, trầm ổn, có người hấp tấp, vội vàng, có người ngây thơ, cả tin, có người mơ mộng, có người thực dụng… Hoàn cảnh dẫn đến tình yêu cũng muôn hình vạn trạng.
Thế giới tình yêu đủ sắc màu trong “Một chuyện tình nhỏ xíu” đủ gieo vào lòng người đọc những bâng khâng, trăn trở và cũng để lại những cảm xúc nhẹ nhàng, thư giãn về một chủ đề quen thuộc nhưng không bao giờ cũ trong văn chương.
Theo Cát Đằng
Có gì trên tờ báo thứ hai ở miền Tây?
Trong lịch sử báo chí Việt Nam, tên “Đại Việt tập chí” xuất hiện 2 lần và đều gắn với Hồ Biểu Chánh. “Đại Việt tập chí” đầu tiên ra đời ở Long Xuyên năm 1918 gồm 7 số, Hồ Biểu Chánh là một trong những chủ bút. “Đại Việt tập chí” bộ mới xuất bản ở Sài Gòn từ năm 1942 đến năm 1944 gồm 54 số, Hồ Biểu Chánh làm giám đốc. Trong bài viết này, chúng tôi xin phác họa về Đại Việt tập chí 1918. Do thời gian tồn tại ngắn ngủi, ít ai biết rằng, “Đại Việt tập chí” là tờ báo bằng chữ Quốc ngữ đầu tiên ở tỉnh An Giang, thứ hai ở ĐBSCL (sau An Hà báo ở Cần Thơ ra đời vào năm 1917).
Cần Thơ phát triển mô hình thư viện lưu động, thư viện kết hợp phục vụ người dân học tập suốt đời
(NSMT) - Ông Trần Việt Trường, Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ vừa có công văn đề nghị phát triển mô hình thư viện lưu động, thư viện kết hợp với trung tâm văn hóa, thể thao cấp xã, trung tâm học tập cộng đồng, điểm bưu điện - văn hóa xã, thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng phục vụ người dân học tập suốt đời tại cơ sở.
Cần Thơ trưng bày, giới thiệu sách của cố Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng
(NSMT) - Ngày 22/8, Công an TP Cần Thơ phối hợp Sở Văn hóa thể thao & du lịch thành phố, Thư viện thành phố tổ chức Lễ khai mạc trưng bày, giới thiệu sách của cố Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và sinh hoạt truyền thống cho cán bộ chiến sĩ năm 2024.
Mùa vu lan nhớ mẹ
An bưng giỏ hoa nhẹ nhàng thướt tha trong tà áo dài trắng tinh khôi đi ngay sau lưng sư thầy. Mỗi lần thấy một bông hoa màu trắng được sư thầy chậm rãi cài trên ngực áo người đối diện, lòng An lại dâng lên niềm xúc động. Cho đến khi sư thầy dừng lại trước bé gái có hai bím tóc được cột gọn gàng bằng hai chiếc nơ màu hồng, sư thầy cầm bông hoa trắng cài lên áo người phụ nữ rồi cầm bông hoa đỏ muốn cài lên áo bé gái. Vậy mà bé gái lùi lại phía sau lắc đầu: - Con không muốn bông đỏ, con muốn bông trắng giống mẹ.
Nét đẹp văn hóa đồng bào Khmer Tây Nam Bộ qua những trang sách
“Cảm nhận về văn hóa đồng bào Khmer Tây Nam Bộ” là quyển sách của tác giả Huỳnh Duy Lộc (hội viên Hội Văn nghệ dân gian, Hội Nhà văn TP Cần Thơ), do NXB Dân Trí vừa xuất bản. Dù khiêm tốn gọi là những “cảm nhận” nhưng đọc sách, người đọc có thêm nhiều kiến thức về nét đẹp văn hóa Khmer miền Tây Nam Bộ.
Nhiều sách hay dịp hè
Nhân Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1-6 và mùa hè, các NXB và công ty phát hành sách ra mắt nhiều truyện tranh, bộ sách, tác phẩm mới cho lứa tuổi thiếu nhi, thanh thiếu niên.
Phát hành sách “Cha và con gái”: Cuốn cẩm nang nuôi dưỡng tình cảm gia đình
Cuốn sách tuyển tập các tác phẩm xuất sắc trong cuộc thi viết “Cha và con gái” lần thứ 1 năm 2023 sẽ được Tạp chí Gia đình Việt Nam in và phát hành rộng rãi vào tháng 6 này.