Xưa - Nay

Bảo tồn và lưu giữ hiện vật trong sự kiện lịch sử Chiến thắng Đầm Dơi – Cái Nước – Chà Là

Thứ sáu, 07/04/2023, 13:41 PM

Những ngày qua, nhiều tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh đã hưởng ứng Thư ngỏ của Chủ tịch UBND tỉnh trao tặng hình ảnh, tài liệu, hiện vật liên quan đến sự kiện lịch sử Chiến thắng Đầm Dơi – Cái Nước – Chà Là năm 1963. Các hiện vật, hình ảnh, tư liệu được trao tặng sẽ được Bảo tàng tỉnh bảo tồn, lưu giữ cẩn thận để phục vụ việc trưng bày, giới thiệu giáo dục truyền thống cho thế hệ mai sau.

Chiến thắng Chi khu Đầm Dơi - Cái Nước và Cứ điểm Chà Là năm 1963 là một chiến công đánh dấu bước trưởng thành vượt bật trong đấu tranh cách mạng của Đảng bộ, quân và dân Cà Mau sau đồng khởi. Lần đầu tiên ta đánh cùng một lúc hai chi khu, là một trong những trận thắng lớn, tiêu diệt nhiều sinh lực địch, hiệu suất chiến đấu cao, đã mở màn cho lực lượng vũ trang đánh vào các chi khu của địch. Với tầm vóc và ý nghĩa lịch sử đó, ngày 18/8/2016, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công nhận Di tích lịch sử Địa điểm Chiến thắng Đầm Dơi - Cái Nước - Chà Là là Di tích lịch sử cấp quốc gia.

Ông Võ Thanh Sinh, người trực tiếp tham gia trận Ðầm Dơi - Cái Nước - Chà Là trao tặng hiện vật là ba lô và đèn pin cho đại diện Bảo tàng tỉnh.

Ông Võ Thanh Sinh, người trực tiếp tham gia trận Ðầm Dơi - Cái Nước - Chà Là trao tặng hiện vật là ba lô và đèn pin cho đại diện Bảo tàng tỉnh.

Hiện nay, tỉnh Cà Mau đang hoàn thiện các thủ tục xây dựng công trình ý nghĩa lịch sử này tại huyện Đầm Dơi. Trong năm 2023, tỉnh Cà Mau sẽ tổ chức các hoạt động nhằm kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Đầm Dơi - Cái Nước - Chà Là. Để tổ chức các hoạt động trưng bày hình ảnh, tư liệu, hiện vật gắn với sự kiện lịch sử Chiến thắng Đầm Dơi – Cái Nước – Chà Là nhằm tôn vinh truyền thống cách mạng kiên cường của quân và dân Cà Mau trong đấu tranh giải phóng dân tộc, ngày 03/03/2023, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau có thư ngỏ kêu gọi các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân cùng toàn thể Nhân dân trong và ngoài tỉnh trao tặng hình ảnh, tài liệu, hiện vật, kỷ vật hoặc viết hồi ký có liên quan đến Chiến thắng Đầm Dơi – Cái Nước – Chà Là.

Giám đốc Bảo tàng tỉnh Cà Mau Lê Minh Sơn, thông tin: “Trước khi có thư ngỏ của Chủ tịch UBND tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh đã chủ động chỉ đạo cho Bảo tàng tỉnh có bước chuẩn bị, ý thức sưu tầm, thu thập các hiện vật từ trước. Hiện Bảo tàng tỉnh đang lưu giữ 07 hiện vật và 19 hình ảnh liên quan đến Chiến thắng Đầm Dơi – Cái Nước – Chà Là. Đến khi có thư ngỏ của Chủ tịch UBND tỉnh, Bảo tàng tỉnh đã phối hợp với các ngành, đoàn thể địa phương có liên quan liên hệ trực tiếp với các gia đình để thu thập những hiện vật có liên quan. Tuy nhiên, do trận đánh này đã diễn ra từ năm 1963 tính đến nay đã 60 năm, các nhân chứng lịch sử từng chứng kiến trận đánh và các chiến sĩ tham gia trận đánh thời đó đều đã lớn tuổi nên phần lớn những hiện vật lưu giữ lại không còn nhiều. Mặt khác, sau giải phóng, một số người đã chuyển đi nơi khác sinh sống nên khó khăn trong việc tìm kiếm thông tin. Nhưng điều đáng mừng, qua thư ngỏ của Chủ tịch UBND tỉnh, một số tổ chức, cá nhân đã trực tiếp liên lạc với Bảo tàng tỉnh để trao tặng hiện vật, chúng tôi thực sự rất trân quý điều đó”.

Hiện Bảo tàng tỉnh đã liên hệ được các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh trao tặng các hiện vật, tư liệu, hình ảnh liên quan đến sự kiện chiến thắng Đầm Dơi – Cái Nước – Chà Là. Trong số đó, có 2 số báo Nhân Dân năm 1963, với rất nhiều bài viết về sự kiện Ðầm Dơi - Cái Nước - Chà Là tại thời điểm máu lửa nhất. Các thông tin trong những bài báo này đều rất có giá trị, góp phần phục vụ cho công tác nghiên cứu và trưng bày khi công trình Di tích lịch sử Địa điểm Chiến thắng Đầm Dơi - Cái Nước - Chà Là được xây dựng sau này. Ngoài ra, còn có các bức ảnh do các phóng viên chiến trường lưu giữ liên quan đến trận Ðầm Dơi - Cái Nước - Chà Là và bức tranh vẽ từ hồi ký của những chiến sĩ từng tham gia trận Ðầm Dơi - Cái Nước - Chà Là cũng được người dân gửi tặng, nhắc nhở về trận chiến Đầm Dơi – Cái Nước – Chà Là vang danh lịch sử và tinh thần đoàn kết đấu tranh quật cường của quân và dân Cà Mau.

Chi khu Cái Nước - Cà Mau chìm trong biển lửa đêm 9/9/1963 và chi khu được hoàn toàn giải phóng. Ảnh tư liệu.

Chi khu Cái Nước - Cà Mau chìm trong biển lửa đêm 9/9/1963 và chi khu được hoàn toàn giải phóng. Ảnh tư liệu.

Hiện Bảo tàng tỉnh đang nỗ lực phối hợp chặt chẽ với Bảo tàng các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, Hội Cựu chiến binh, Bộ Chỉ huy Quân sự các tỉnh, thành phố lân cận tích cực lan tỏa thông tin, tìm kiếm thu thập thêm nhiều hiện vật, hình ảnh, tư liệu từ phía những nhân chứng lịch sử, cựu chiến binh đã từng tham gia trận chiến Đầm Dơi – Cái Nước – Chà Là hiện còn đang lưu giữ. Song song đó, công tác bảo quản, lưu giữ các hình ảnh, hiện vật liên quan đến Chiến thắng Ðầm Dơi - Cái Nước - Chà Là được Bảo tàng tỉnh triển khai thực hiện nghiêm ngặt theo đúng yêu cầu của cơ quan chuyên môn. Các hiện vật, hình ảnh tư liệu đều được phân loại và sắp xếp cẩn thận theo từng chất liệu như: kim loại, vải, giấy… và được lưu trữ trong hệ thống kho bảo quản có hệ thống hút ẩm và máy điều hoà để giữ gìn một cách tốt nhất, đảm bảo lưu giữ lâu dài.Tính đến nay, Bảo tàng Cà Mau đã nhận được 22 hiện vật liên quan đến trận đánh Ðầm Dơi - Cái Nước - Chà Là do các tổ chức, cá nhân trao tặng.

Hình ảnh đơn vị U Minh giúp đồng bào ở xóm Kinh 10 Phải, xã Hưng Mỹ (Cà Mau). Ảnh tư liệu.

Hình ảnh đơn vị U Minh giúp đồng bào ở xóm Kinh 10 Phải, xã Hưng Mỹ (Cà Mau). Ảnh tư liệu.

Hiện nay, công tác vận động và thu thập tìm kiếm vẫn đang được gấp rút triển khai thực hiện từng ngày. Giám đốc Bảo tàng tỉnh Cà Mau Lê Minh Sơn, cho biết: “Hiện công tác tìm kiếm, thu thập các hiện vật, tư liệu hình ảnh liên quan đến Chiến thắng Đầm Dơi – Cái Nước – Chà Là đang được được Bảo tàng tỉnh nỗ lực triển khai thực hiện. Chúng tôi chủ yếu tìm kiếm, kết nối đến các địa chỉ các chiến sĩ hoặc người thân của chiến sĩ, người từng chứng kiến trận đánh để tìm kiếm thông tin. Nếu có tổ chức, cá nhân trao tặng, phía Bảo tàng tỉnh cũng sẽ phân công lực lượng đến nhận và bảo quản cẩn thận. Theo thư ngỏ của Chủ tịch UBND tỉnh, thời gian tiếp nhận hiện vật liên quan đến Chiến thắng Đầm Dơi – Cái Nước – Chà Là chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn 1, từ ngày 15/03/2023 đến ngày 30/10/2023; giai đoạn 2 là thời gian tiếp theo (trong quá trình xây dựng và chuẩn bị khánh thành công trình, dự kiến tháng 10/2025). Chính vì thế, rất mong nhận được sự quan tâm, tích cực hưởng ứng của toàn thể Nhân dân trong và ngoài tỉnh. Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ qua số điện thoại 0916.456.677”.

Theo Trúc Đào/ Cổng TTĐT Cà Mau  
Cà Mau: Công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh đối với Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam

Cà Mau: Công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh đối với Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam

(NSMT) - Ngày 12/11, tỉnh Cà Mau tổ chức lễ công bố quyết định xếp hạng di tích cấp tỉnh và khánh thành “Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa Miền Nam”. Buổi lễ được tổ chức vào Tuần lễ cao điểm với các hoạt động tái hiện 200 ngày Sự kiện Tập kết ra Bắc.

Sự kiện 70 năm tập kết ra Bắc tại Cà Mau: Nhớ cây vú sữa miền Nam gửi tặng Bác Hồ

Sự kiện 70 năm tập kết ra Bắc tại Cà Mau: Nhớ cây vú sữa miền Nam gửi tặng Bác Hồ

(NSMT) - Những ngày gần đây, Cà Mau đang chuẩn bị cho Lễ kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc, nhằm tái hiện về lịch sử, vùng đất, con người, đấu tranh cách mạng hào hùng giải phóng dân tộc, cũng như trong xây dựng và phát triển quê hương tỉnh.

Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam được công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh Cà Mau

Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam được công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh Cà Mau

(NSMT) - Ông Nguyễn Minh Luân - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau vừa ký quyết định công nhận xếp hạng Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam là di tích lịch sử cấp tỉnh tại ấp 10, xã Trí Phải, huyện Thới Bình.

Nhạc Ngũ âm của người Khmer ở Sóc Trăng

Nhạc Ngũ âm của người Khmer ở Sóc Trăng

(NSMT) - Một điểm nhấn sẽ tạo sự quan tâm của du khách tại Lễ hội Oóc om bóc - Đua ghe ngo Sóc Trăng, khu vực ĐBSCL lần thứ VI và Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sóc Trăng lần thứ I năm 2024, diễn ra từ ngày 9 - 15/11/2024 là trình diễn nhạc Ngũ âm - di sản văn hóa phi vật thể quốc gia của người Khmer tỉnh Sóc Trăng có quy mô lớn nhất Việt Nam được xác lập Kỷ lục Guiness Việt Nam. Đó là thông tin được ông Nguyễn Văn Khởi, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng cho biết.

Người xưa kiêng điều gì trong dịp Trung thu?

Người xưa kiêng điều gì trong dịp Trung thu?

Người xưa cho rằng Tết Trung thu trăng sáng nhất nên âm khí dễ vượng. Do đó có thể sẽ đem lại những điều không tốt nên truyền tai nhau những điều cấm kỵ.

Mùa trăng tròn Trung thu cùng những hồi ức về chiếc lồng đèn tự chế

Mùa trăng tròn Trung thu cùng những hồi ức về chiếc lồng đèn tự chế

(NSMT) - Mỗi dịp Trung thu đến gần, không khí rộn ràng của lễ hội ánh trăng lại tràn ngập khắp nơi. Những ánh đèn lồng lung linh, những tiếng cười của trẻ em và những mâm cỗ đầy ắp bánh trung thu tạo nên một bức tranh sống động của mùa lễ hội. Nhưng trong lòng nhiều người, đặc biệt là những ai đã trải qua tuổi thơ ở những vùng quê, có một hình ảnh đặc sắc hơn cả là chiếc lồng đèn tự chế.

Vui Trung thu cùng cuộc thi làm lồng đèn

Vui Trung thu cùng cuộc thi làm lồng đèn "Ánh đèn tuổi thơ năm 2024"

(NSMT) - Cuộc thi làm lồng đèn "Ánh đèn tuổi thơ năm 2024" là hoạt động nằm trong khuôn khổ Đêm hội trăng rằm - San sẻ yêu thương do Văn phòng đại diện Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức vào ngày 15/9 sắp tới tại Công viên Lưu Hữu Phước (TP Cần Thơ).