Ẩm thực

Bảo tồn và phát triển Chợ nổi Cái Răng - những góc nhìn tổng thể đa chiều

Chủ nhật, 18/09/2022, 10:59 AM

(NSMT) - Chợ nổi Cái Răng được hình thành vào những năm đầu thế kỷ 20 với những yếu tố địa - kinh tế và văn hóa bản địa đặc trưng vùng. Để bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể “Văn hóa Chợ nổi Cái Răng”, UBND thành phố Cần Thơ đã giao UBND quận Cái Răng phối hợp với các ngành chức năng có liên quan triển khai thực hiện Đề án “Bảo tồn và phát triển Chợ nổi Cái Răng”.

Cuộc hội thảo với chủ đề “Giải pháp bảo tồn và phát triển Chợ nổi Cái Răng” do UBND quận Cái Răng phối hợp với Sở VHTTDL thành phố Cần Thơ tổ chức ngày 9/9/2022 vừa qua đã quy tụ được nhiều nhà khoa học, chuyên gia, doanh nghiệp, thương hồ…về tham dự. Tại đây, lãnh đạo địa phương đã lắng nghe các diễn giả trình bày các tham luận khoa học; thương hồ bày tỏ nguyện vọng, ý kiến thẳng thắn, sát sườn với thực tế cuộc sông trên tinh thần cầu thị vì sự tồn tại và phát triển của một giá trị di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

9b403b67475a8304da4b

Theo đó, không gian văn hóa Chợ nổi Cái Răng có nội hàm văn hóa đặc thù so với các loại hình văn hóa khác bởi nó là kết quả của sự giao thoa, cộng hưởng từ tập quán xã hội, tri thức dân gian, tín ngưỡng dân gian…ở nhiều địa phương khác nhau, theo sóng nước ghe thương hồ tụ hội về đây. Chính vì vậy, những nét đặc trưng của “Văn hóa Chợ nổi Cái Răng” đã trở thành sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước khi đặt chân đến miền Tây sông nước nói chung, thành phố Cần Thơ nói riêng.

Ông Nguyễn Quốc Cường- Phó Bí thư, Chủ tịch UBND quận Cái Răng tiếp thu ý kiến và phát biểu chỉ đạo tại hội thảo.

Ông Nguyễn Quốc Cường- Phó Bí thư, Chủ tịch UBND quận Cái Răng tiếp thu ý kiến và phát biểu chỉ đạo tại hội thảo.

Thế nhưng, hiện đã xuất hiện nhiều yếu tố đáng lo ngại về sự tồn tại và phát triển của Chợ nổi Cái Răng trong tương lại. Theo báo cáo của UBND quận Cái Răng tại Hội nghị sơ kết 04 năm thực hiện Đề án “Bảo tồn và phát triển Chợ nổi Cái Răng” thì số lượng ghe, tàu thương hồ tam giao thương trên chợ nổi đang có xu hướng giảm dần, hiện chỉ còn khoảng 250 - 300 ghe, tàu (so với cách đây vài chục năm, mật độ nhóm họp chợ nổi Cái Răng từ 500 - 600 ghe, tàu thì đã giảm khoảng 50%).

Trên lý thuyết, nếu mỗi năm chợ nổi giảm 20 - 30 ghe, tàu như thời gian qua thì đến khoảng năm 2035- 2040 chợ nổi Cái Răng sẽ biến mất. Nguyên nhân của hiện tượng trên được lý giải như sau: hiện nay hệ thống giao thông đường bộ đã phát triển và ngày càng hoàn thiện. Nhà vườn bán trái cây, nông dân bán nông sản đã có thương lái đưa xe đến tận nơi thu mua; sự ra đời và phát triển của hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi đã dần thay đổi phương thức mua bán, qui trình nông sản từ đồng ruộng đến bếp ăn của mỗi gia đình; giao thương bị thu hẹp do yếu tố khách quan nên họ bỏ sông nước, lên bờ tìm nghề khác mưu sinh… Chính vì vậy, việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia được xác định là vấn đề cấp thiết trong bối cảnh tiến trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ như hiện nay.

233f1100783dbc63e52c

Trong tham luận của Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch thành phố Cần Thơ đã đề ra nhiều giải pháp trọng tâm với mục tiêu chung: tiếp tục thực hiện có hiệu quả Đề án “Bảo tồn và phát triển Chợ nổi Cái Răng” trên cơ sở tập trung “Bảo tồn kết hợp giữ nguyên trạng và có can thiệp sắp xếp điều chỉnh Chợ nổi Cái Răng” theo Quyết định 2197/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ.

Cụ thể là tuyên truyền nâng cao nhận thức của cán bộ, doanh nghiệp, thương hồ và người dân địa phương về các giá trị độc đáo của chợ nổi. Tiếp tục nghiên cứu, sưu tầm và bảo vệ một cách tốt nhất các giá trị văn hóa tiêu biểu, đặc sắc của chợ nổi. Đặc biệt chú trọng tổ chức các chương trình, hoạt động nhằm mục đích giới thiệu đến du khách trong và ngoài nước nét văn hóa bản địa, sản vật đặc trưng như: Ngày hội “Văn hóa Chợ nổi Cái Răng” thường niên; tổ chức các hoạt động giao lưu Đờn ca tài tử, nghệ thuật trình diễn dân gian… trên chợ nổi.

7b97999bf0a634f86db7

Mời gọi các nhà đầu tư, doanh nghiệp, chuyên gia nghiên cứu phát triển chợ nổi Cái Răng thành chợ đầu mối trung chuyển nông sản của vùng. Đầu tư đúng mức để phát triển cơ sở hạ tầng của chợ nổi để phục vụ nhu cầu của thương hồ, phát triển du lịch như: điểm dừng chân, cầu tàu, bãi xe… Đặc biệt, chú trọng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, công ty lữ hành, các nhà đầu tư trong việc kết nối, gắn kết tour, tuyến du lịch đến chợ nổi, từng bước xây dựng Chợ nổi Cái Răng thật sự thành điểm đến lý tưởng cho du khách khi đặt chân đến thành phố được mệnh danh là Tây Đô.

Trong góc nhìn chuyên môn, tham luận của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Cần Thơ đã nhận định về những đặc điểm Chợ nổi Cái Răng, đặc điểm hộ thương hồ từ đó đưa ra các giải pháp như: tiềm năng có thể khai thác để nâng cao thu nhập; giải pháp nâng cao thu nhập, giữ chân thương hồ. Trên cơ sở đó, Sở NN& PTNT đề xuất triển khai: các dự án làng nghề gắn với phát triển du lịch; dự án phát triển sinh vật cảnh (nuôi cá trên sông); cải thiện điều kiện sống, sinh hoạt cho cư dân địa phương và ghe, tàu thương hồ như: điện năng lượng mặt trời, Internet (4G), kết cấu giao thông, nước sạch, vệ sinh môi trường…

Phát biểu bế mạc hội thảo, ông Nguyễn Quốc Cường - Phó Bí thư, Chủ tịch UBND quận Cái Răng đã tiếp thu ý kiến và cảm ơn các diễn giả đã dành tâm huyết cho cuộc hội thảo vì mục tiêu chung là bảo tồn và phát huy các giá trị của chợ nổi Cái Răng. Ông chỉ đạo: “Giao Trưởng phòng Kinh tế quận phối hợp với Phòng VHTT, UBND phường Lê Bình và các ban ngành có liên quan trên cơ sở ý kiến tham luận của các đại biểu xây dựng Dự thảo kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ Giải pháp bảo tồn và phát triển chợ nổi Cái Răng giai đoạn 2022- 2026 định hướng đến năm 2030 phải trình UBND quận tổ chức lấy ý kiến trước khi ký ban hành”

Thụy Vũ  
Du lịch Cần Thơ mùa trái cây

Du lịch Cần Thơ mùa trái cây

TP Cần Thơ có hơn 24.500ha cây ăn trái các loại, trong đó có nhiều loại trái cây đặc sản, như dâu Hạ Châu, sầu riêng, măng cụt... Đây cũng là điều kiện thuận lợi để các nhà vườn kết hợp làm du lịch. Kể từ tháng 5, mùa trái cây cũng bắt đầu vào vụ và dần chín rộ, các vườn trái cây trở thành những điểm đến được du khách ưa thích.

Sóc Trăng tổ chức Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch lần thứ I năm 2024

Sóc Trăng tổ chức Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch lần thứ I năm 2024

(NSMT) - Theo thông tin từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sóc Trăng, đơn vị này đã có tờ trình đến UBND tỉnh xin chủ trương tổ chức Lê hội Oóc om bok - Đua ghe Ngo Sóc Trăng khu vực ĐBSCL làn thứ VI và Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch lần thứ I năm 2024.

Vì sao du khách đến Phú Quốc dịp lễ 30/4 - 1/5 tăng không nhiều?

Vì sao du khách đến Phú Quốc dịp lễ 30/4 - 1/5 tăng không nhiều?

(NSMT) - Theo báo cáo của Sở Du lịch tỉnh Kiên Giang, dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 tỉnh ước đón hơn 270.000 lượt khách, tăng 2,9% so với cùng kỳ. Trong đó, TP. Phú Quốc ước đón trên 125.000 lượt khách, tăng gần 12% so với cùng kỳ.

Tour chay miền Tây: 5 món lẩu chay “nghe lạ tai”  nhưng thơm ngon, thanh lành

Tour chay miền Tây: 5 món lẩu chay “nghe lạ tai” nhưng thơm ngon, thanh lành

Giữa cuộc sống hối hả, nhiều người thích rủ nhau đến không gian bình yên để thư giãn và thưởng thức những món chay tịnh. Gợi ý cho bạn dịp lễ này, 5 món lẩu chay “nghe lạ tai” nhưng vô cùng thơm ngon và thanh lành!

Cảnh báo 5 thủ đoạn lừa đảo du lịch dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Cảnh báo 5 thủ đoạn lừa đảo du lịch dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) vừa đưa ra cảnh báo một số hình thức lừa đảo trực tuyến dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 để người dân phòng tránh.

Thị trấn Hoàng Hôn Phú Quốc - Điểm đến gần hấp dẫn nhất cho khách phía Nam dịp 30/4

Thị trấn Hoàng Hôn Phú Quốc - Điểm đến gần hấp dẫn nhất cho khách phía Nam dịp 30/4

Thay vì trải nghiệm toàn đảo Phú Quốc, du khách thông thái đang truyền tai nhau dành trọn 3 ngày tại Thị trấn Hoàng Hôn khám phá thiên nhiên, trải nghiệm những dịch vụ đẳng cấp với chi phí chỉ từ 4-7 triệu đồng/người.

Tour chay miền Tây: Khám phá du lịch bản địa và thưởng chay

Tour chay miền Tây: Khám phá du lịch bản địa và thưởng chay

(NSMT) - Đổ xăng đầy bình rồi vòng vèo, vừa khám phá miệt vườn sông nước xứ Tây Đô, vừa thưởng thức những món chay ngon dành cho người ăn chay hoặc thích lối sống xanh, hẳn “tour không ăn thịt” này sẽ là một ý tưởng khá hay ho gợi ý cho bạn trong dịp lễ?