Xưa - Nay

Cà Mau: Bí ẩn hơn 600 hiện vật Nam Bộ xưa xuất hiện tại phiên chợ đồ xưa

Thứ năm, 02/03/2023, 13:02 PM

(NSMT) - Nhân kỷ niệm 80 năm ra đời “Đề cương về văn hóa Việt Nam” (1943 – 2023) và đánh dấu chặng đường 26 năm thành lập Bảo tàng tỉnh Cà Mau (22/02/1997-22/02/2023), Bảo tàng tỉnh Cà Mau vừa tổ chức trưng bày chuyên đề về hiện vật Nam Bộ xưa với hơn 640 hiện vật tại Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh (khóm 1, Phường 1, TP Cà Mau).

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau chia sẻ: Buổi trưng bày hiện vật là dịp để công chúng và người mộ điệu được chiêm ngưỡng, thưởng lãm những hiện vật đặc sắc mang dấu ấn của vùng đất Nam Bộ thời xa xưa và hướng tới việc tham gia giữ gìn bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa.

Ông Lê Minh Sơn - Giám đốc Bảo tàng tỉnh Cà Mau cho biết: "Bảo tàng tỉnh Cà Mau mong rằng lần trưng bày này sẽ mang đến cho khách tham quan cái nhìn sâu sắc, ấn tượng về truyền thống văn hóa của địa phương, từ đó tuyên truyền, giáo dục cho thế hệ trẻ trên địa bàn tỉnh Cà Mau hiểu rõ hơn về ý nghĩa giá trị truyền thống lịch sử, di sản văn hoá của Nam Bộ nói chung, tỉnh Cà Mau nói riêng. Bên cạnh đó, hoạt động lần này cũng là tiền đề hướng đến việc mở ra nơi giao lưu của các nhà sưu tập trong và ngoài tỉnh, là chốn hội ngộ của những người có chung niềm đam mê tìm hiểu về văn hóa, lịch sử vùng đất Nam bộ".

tai-hien-khong-gian-phien-cho-do-xua-nam-bo-hinh-anh01630365023
Cán bộ bảo tàng đang giới thiệu một hiện vật bằng đá được cho là dụng cụ dùng bào thuốc thời xưa.

Cán bộ bảo tàng đang giới thiệu một hiện vật bằng đá được cho là dụng cụ dùng bào thuốc thời xưa.

 Có hơn 640 hiện vật, gồm: Tượng, bình gốm, gạch trang trí, trang sức, dụng cụ sinh hoạt bằng kim loại, dụng thủ công bằng đất nung... Chia làm 3 nhóm chính: Nhóm hiện vật có liên quan đến 2 cuộc kháng chiến của nhân dân ta; nhóm hiện vật thời kỳ bao cấp (từ năm 1976-1986); nhóm hiện vật gắn liền với đời sống lao động, sinh hoạt sản xuất của bà con miền Nam.

Bên cạnh đó còn có một số hiện vật phản ánh nền văn hoá Óc Eo, đó là những hiện vật có chất liệu bằng gốm (niên đại thế kỷ: I – VII). Tuy lượng thông tin chứa trong các hiện vật quý giá này khá ít ỏi nhưng phần nào lại trở thành yếu tố góp phần tìm lại chân dung vùng đất xưa và các di tích thuộc văn hóa Óc Eo, chứng minh cho sự tồn tại của một nền văn hóa cổ trên vùng đất phía Nam.

z4143422665395-7454309fac3398e112c65d8205e7e032
Hiện vật có hình dạng như những chiếc rìu được giới thiệu từ Bảo tàng tỉnh Cà Mau là có từ thời kỳ Đông Sơn.

Hiện vật có hình dạng như những chiếc rìu được giới thiệu từ Bảo tàng tỉnh Cà Mau là có từ thời kỳ Đông Sơn.

z4143422869512-94b4289e74e4fc523332b52b6cf736dd

Các hiện vật được trưng bày đều có dấu ấn của thời gian và đặc biệt là luôn được tham gia vào quá trình vận động của vùng đất và con người Nam Bộ từ xưa cho đến ngày nay… Đánh thức niềm yêu thích, say mê khám phá của các nhà nghiên cứu lịch sử cũng như các nhà sưu tầm hiện vật. 

Hầu hết các hiện vật Nam Bộ xưa này được Cà Mau tiếp nhận từ các nhà sưu tầm thuộc Hội Cổ vật tỉnh An Giang, Câu lạc bộ cổ vật Thuận An, Chi hội Cổ Ngoạn Sài Gòn, Chi hội Đồ xưa huyện Châu Thành, Chi hội Caphe Đồ xưa Thoại Sơn hiến tặng.

z4143407949590-ddefc58942decdba2f254865e76f7ef2
z4143409842702-bbfbd446f55f61131cb41511c0488341
z4143423600544-cc9ab15e67ffb8ea881457cdfc4e1c87
Hầu hết các hiện vật Nam Bộ xưa này được Cà Mau tiếp nhận từ các nhà sưu tầm trên khắp các vùng miền.

Hầu hết các hiện vật Nam Bộ xưa này được Cà Mau tiếp nhận từ các nhà sưu tầm trên khắp các vùng miền.

Theo bà Bùi Thị Thúy - Phó Chủ tịch Hội Cổ vật tỉnh An Giang chia sẻ: "Những hiện vật hiến tặng xuất hiện tại triển lãm lần này đang dần phủ lên phủ lên minh lớp bụi thời gian, càng có tác dụng làm sống lại những giá trị nền tảng gắn chặt với tiến trình phát triển của vùng đất phương Nam. Hội Cổ vật tỉnh An Giang đã tập hợp được số lượng lớn các nhà sưu tập trong và ngoài tỉnh với nhiều tâm huyết gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa lịch sử dân tộc thông qua hội cổ vật, đồ xưa. Bằng tất cả sự tâm huyết của các thành viên đã hiến tặng 640 hiện vật với nhiều thể loại, chủ đề. Chúng tôi mong rằng đây là một phần nhỏ góp phần khẳng định bề dày về lịch sử - văn hoá của vùng đất Nam Bộ, gợi nhớ lại đời sống văn hóa của lớp người thời khai hoang, mở cõi".

Với sự phong phú và nét đặc sắc của 640 hiện vật là minh chứng về sự tồn tại của người Việt ở vùng đất Nam Bộ, từ những ngày đầu khai hoang mở cõi đến cải tạo và phát vùng đất phương Nam mấy trăm năm qua. Đồng thời, buổi trưng bày 640 hiện vật xưa sẽ góp phần làm phong phú thêm kho hiện vật của Bảo tàng tỉnh Cà Mau, góp phần phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị và hoạt động chuyên môn của Bảo tàng tỉnh Cà Mau trong thời gian tới.

Thảo Quỳnh (T/H)  
Lễ Kỳ yên Hạ điền Đình thần Phụng Hiệp: Nơi gửi gắm niềm tin tâm linh của người dân Ngã Bảy

Lễ Kỳ yên Hạ điền Đình thần Phụng Hiệp: Nơi gửi gắm niềm tin tâm linh của người dân Ngã Bảy

(NSMT) - Ngày 25/4, được sự thống nhất của UBND TP Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang, Ban quản lý Đình thần tổ chức Lễ Kỳ yên Hạ điền tại Đình Thần Phụng Hiệp theo như thông lệ hàng năm.

Rặng dừa nước đong đưa

Rặng dừa nước đong đưa

(NSMT) - Miền Tây là xứ sở của phù sa, của sông nước. Dọc theo các bãi bồi, các bờ sông rạch trước đây dừa nước mọc ken dày. Người miền Tây khi phải sống xa quê, trong ký ức của họ bao giờ cũng có tiếng lá dừa nước xào xạc reo vui trên những triền sông lộng gió.

Cà Mau dâng hương Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân

Cà Mau dâng hương Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân

(NSMT) - Ngày 14/4, Tỉnh uỷ và UBND tỉnh Cà Mau tổ chức Lễ Tri ân Quốc Tổ, thể hiện truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc. Đây là hoạt động có ý nghĩa giáo dục truyền thống tốt đẹp, lòng hiếu đạo, sự biết ơn của lớp con cháu hôm nay đối với tổ tiên ở Đền thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân Mũi Cà Mau.

Nét văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc Khmer đón Tết Chôl Chnăm Thmây tại miền Tây

Nét văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc Khmer đón Tết Chôl Chnăm Thmây tại miền Tây

(NSMT) - Từ ngày 13/4 - 16/4/2024 (nhằm ngày mùng 05/3 - 08/3 âm lịch) đã diễn ra Tết Chôl Chnăm Thmây (Lễ Chịu tuổi) ở miền Tây. Đây là nét văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc Khmer đã và đang được gìn giữ, bảo tồn và phát huy qua nhiều năm nay.

Cà Mau kêu gọi hiến tặng hình ảnh, hiện vật liên quan sự kiện “Tập kết ra Bắc năm 1954”

Cà Mau kêu gọi hiến tặng hình ảnh, hiện vật liên quan sự kiện “Tập kết ra Bắc năm 1954”

(NSMT) - Vừa qua, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, ông Huỳnh Quốc Việt vừa có thư ngỏ kêu gọi các đơn vị, tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh hiến tặng hình ảnh, tài liệu, hiện vật liên quan đến sự kiện lịch sử "Tập kết ra Bắc năm 1954", từ ngày 26/3 - 2/9/2024 tại địa điểm tiếp nhận Bảo tàng tỉnh Cà Mau.

Cà Mau: Khu di tích lịch sử Quốc gia Bến Vàm Lũng là bến cảng lòng dân

Cà Mau: Khu di tích lịch sử Quốc gia Bến Vàm Lũng là bến cảng lòng dân

(NSMT) - Khu di tích lịch sử Quốc gia Bến Vàm Lũng ở huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau là một trong bốn bến chính tiếp nhận vũ khí từ miền Bắc vào miền Nam theo đường Hồ Chí Minh trên biển. Đồng thời, đây là điểm du lịch thu hút đông đảo các đoàn khách đến tham quan trong các dịp lễ, tết trong năm.

Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo của các quốc gia trên thế giới có gì đặc biệt?

Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo của các quốc gia trên thế giới có gì đặc biệt?

Không chỉ Việt Nam, một số quốc gia Châu Á khác cũng có tục lệ cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch hàng năm.