Cà Mau dâng hương Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân
(NSMT) - Ngày 14/4, Tỉnh uỷ và UBND tỉnh Cà Mau tổ chức Lễ Tri ân Quốc Tổ, thể hiện truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc. Đây là hoạt động có ý nghĩa giáo dục truyền thống tốt đẹp, lòng hiếu đạo, sự biết ơn của lớp con cháu hôm nay đối với tổ tiên ở Đền thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân Mũi Cà Mau.
Tham dự Lễ Tri ân Quốc Tổ có ông Nguyễn Tiến Hải - Bí Thư Tỉnh Ủy Cà Mau; ông Huỳnh Quốc Việt - Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau; ông Nguyễn Minh Luân - Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau; ông Lê Văn Sử - Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau và lãnh đạo các sở, ban, ngành cấp tỉnh; lãnh đạo UBND các huyện và TP. Cà Mau cùng bà con nhân dân và du khách.
Theo truyền thuyết từ thuở xa xưa, sau khi chia tay với Quốc mẫu Âu cơ, Quốc Tổ Lạc Long Quân dẫn 50 người con xuống biển, chọn nơi xây dựng cơ nghiệp, lại truyền cho các con tập hợp dân chúng khỏe mạnh, tỏa đi khắp vùng duyên hải để khai khẩn đất hoang, lấn biển, thêm rừng mở mang bờ cõi.
Ngày nay, cháu con được hưởng phúc lộc Tổ tiên là nhờ công lao của Đức Quốc Tổ đã dày công khai khẩn đất đai, chinh phục tự nhiên tạo dựng nên bờ cõi nước non; để lại cho con cháu muôn đời sức mạnh trường tồn, đó là lòng yêu nước và ý chí đoàn kết với tinh thần “trăm con một bào, cả nước một lòng, muôn dân đồng thuận”.
Lễ Tri ân Quốc Tổ năm nay là dịp để bà con nhân dân và du khách cùng tưởng nhớ tổ tiên, hướng về cội nguồn dân tộc và tham gia các hoạt động tham quan, trải nghiệm tại Khu du lịch Quốc gia Mũi Cà Mau, để thêm hiểu thêm yêu mảnh đất, con người của vùng cực Nam Tổ quốc. Tại nơi đây, khách du lịch và bạn bè phương xa khi đến Cà Mau có dịp hoà mình cùng thiên nhiên rừng – biển.
Tại Lễ Tri ân Quốc Tổ, ông Huỳnh Quốc Việt - Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu: “Đền thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân được xây dựng nơi “đất biết nở, rừng biết đi và biển sinh sôi” nằm cạnh Cột cờ thiêng liêng của Tổ quốc, biểu trưng cho dáng đứng hiên ngang của dân tộc Việt Nam hướng về nguồn cội, hướng về trái tim Thủ đô Hà Nội.
Năm 2024, tỉnh Cà Mau tổ chức Lễ Tri ân Quốc Tổ thể hiện truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc, là hoạt động có ý nghĩa giáo dục truyền thống tốt đẹp, lòng hiếu đạo, sự biết ơn của lớp con cháu hôm nay đối với tổ tiên. Đền thờ Lạc Long Quân và Tượng Mẹ sẽ mãi là điểm tựa tinh thần cho các thế hệ hôm nay và mai sau luôn giữ vững niềm tin và quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển đảo, bảo vệ nền độc lập và sự phát triển trường tồn của dân tộc Việt Nam”.
Nhân dịp này, tỉnh Cà Mau xin ghi nhận và gửi lời cám ơn sâu sắc, chân thành đến Thành uỷ - UBND thành phố Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh cùng với nhiều địa phương, đơn vị, tổ chức, cá nhân đã cùng dâng lễ vật, hướng về Lễ Tri ân Quốc Tổ tại tỉnh Cà Mau.
Cà Mau: Công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh đối với Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam
(NSMT) - Ngày 12/11, tỉnh Cà Mau tổ chức lễ công bố quyết định xếp hạng di tích cấp tỉnh và khánh thành “Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa Miền Nam”. Buổi lễ được tổ chức vào Tuần lễ cao điểm với các hoạt động tái hiện 200 ngày Sự kiện Tập kết ra Bắc.
Sự kiện 70 năm tập kết ra Bắc tại Cà Mau: Nhớ cây vú sữa miền Nam gửi tặng Bác Hồ
(NSMT) - Những ngày gần đây, Cà Mau đang chuẩn bị cho Lễ kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc, nhằm tái hiện về lịch sử, vùng đất, con người, đấu tranh cách mạng hào hùng giải phóng dân tộc, cũng như trong xây dựng và phát triển quê hương tỉnh.
Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam được công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh Cà Mau
(NSMT) - Ông Nguyễn Minh Luân - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau vừa ký quyết định công nhận xếp hạng Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam là di tích lịch sử cấp tỉnh tại ấp 10, xã Trí Phải, huyện Thới Bình.
Nhạc Ngũ âm của người Khmer ở Sóc Trăng
(NSMT) - Một điểm nhấn sẽ tạo sự quan tâm của du khách tại Lễ hội Oóc om bóc - Đua ghe ngo Sóc Trăng, khu vực ĐBSCL lần thứ VI và Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sóc Trăng lần thứ I năm 2024, diễn ra từ ngày 9 - 15/11/2024 là trình diễn nhạc Ngũ âm - di sản văn hóa phi vật thể quốc gia của người Khmer tỉnh Sóc Trăng có quy mô lớn nhất Việt Nam được xác lập Kỷ lục Guiness Việt Nam. Đó là thông tin được ông Nguyễn Văn Khởi, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng cho biết.
Người xưa kiêng điều gì trong dịp Trung thu?
Người xưa cho rằng Tết Trung thu trăng sáng nhất nên âm khí dễ vượng. Do đó có thể sẽ đem lại những điều không tốt nên truyền tai nhau những điều cấm kỵ.
Mùa trăng tròn Trung thu cùng những hồi ức về chiếc lồng đèn tự chế
(NSMT) - Mỗi dịp Trung thu đến gần, không khí rộn ràng của lễ hội ánh trăng lại tràn ngập khắp nơi. Những ánh đèn lồng lung linh, những tiếng cười của trẻ em và những mâm cỗ đầy ắp bánh trung thu tạo nên một bức tranh sống động của mùa lễ hội. Nhưng trong lòng nhiều người, đặc biệt là những ai đã trải qua tuổi thơ ở những vùng quê, có một hình ảnh đặc sắc hơn cả là chiếc lồng đèn tự chế.
Vui Trung thu cùng cuộc thi làm lồng đèn "Ánh đèn tuổi thơ năm 2024"
(NSMT) - Cuộc thi làm lồng đèn "Ánh đèn tuổi thơ năm 2024" là hoạt động nằm trong khuôn khổ Đêm hội trăng rằm - San sẻ yêu thương do Văn phòng đại diện Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức vào ngày 15/9 sắp tới tại Công viên Lưu Hữu Phước (TP Cần Thơ).