Startup

Cà Mau: Làm giàu nhờ mô hình nuôi chồn hương

Thứ sáu, 11/11/2022, 11:14 AM

Mô hình nuôi chồn hương trên địa bàn huyện U Minh đang được nhiều hộ nông dân mạnh dạn đầu tư để phát triển kinh tế gia đình. Trong đó, anh Nguyễn Văn Trung, ngụ tại ấp 12, xã Khánh Thuận là một điển hình.

Ngoài các mô hình trồng chàm, trồng chuối sứ, giăng lưới cắm câu, anh Trung còn chịu khó đi tìm hiểu, học tập các mô hình sản xuất có hiệu quả của bà con nông dân trong vùng để về áp dụng vào sản xuất, cải thiện kinh tế gia đình. Trong một lần đi tham quan cơ sở nuôi trồng trên địa bàn huyện U Minh, anh Trung đã tìm thấy cơ hội làm giàu với mô hình nuôi chồn hương của bà con nông dân nơi đây.

Anh Nguyễn Văn Trung khởi nghiệp với mô hình nuôi chồn hương, ổn định kinh tế cho gia đình 4 người. Ảnh: Báo Cà Mau.

Anh Nguyễn Văn Trung khởi nghiệp với mô hình nuôi chồn hương, ổn định kinh tế cho gia đình 4 người. Ảnh: Báo Cà Mau.

Đầu năm 2021, anh Trung quyết định đầu tư hơn 30 triệu đồng để cất nhà, mua các vật dụng như sắt, kẽm, tol về làm 10 cái chuồng, mỗi cái rộng 3 mét, dài hơn 10 mét để thực hiện mô hình nuôi chồn hương. Sau đó, anh Trung xuống huyện Ngọc Hiển mua 3 con chồn đực và 7 con chồn cái với giá từ 3 đến 3,5 triệu đồng/con mang về gây nuôi. Rút kinh nghiệm từ những rủi ro mà bà con gặp phải, ở lứa đầu, anh Trung chỉ thả nuôi với số lượng ít, xem xét tình hình để rót vốn mở rộng mô hình đầu tư chăn nuôi của mình hơn.

Mô hình chuồng tự chế để nuôi chồn hương. Ảnh: Lê Hoàng Vũ - Minh Đãm.

Mô hình chuồng tự chế để nuôi chồn hương. Ảnh: Lê Hoàng Vũ - Minh Đãm.

Sau khi nuôi được gần 1 năm, anh Trung tiến hành cho chồn đực giao phối chồn cái để nhân giống. Mỗi con chồn cái sinh sản 1 lần được từ 3 đến 4 con và 1 năm sinh sản được 2 lần. Chồn con sinh sản nuôi được từ 1 đến 1,5 tháng thì bắt đầu xuất bán. Mỗi con chồn hương giống trên thị trường hiện nay có giá 4,5 đến 5 triệu đồng. Vừa qua, gia đình anh xuất bán được 10 con chồn hương giống cho thu nhập được 50 triệu đồng. Hiện nay, các chuồng nuôi chồn hương của gia đình anh có tổng cộng lớn nhỏ 30 con. Trong đó, có 15 con chồn giống, mỗi con có trọng lượng từ 3,5 đến 5 kg và đang trong thời kỳ sinh sản.

Mô hình nuôi chồn hương hiện rất phổ biến tại Cà Mau. Ảnh: Hùng Phước.

Mô hình nuôi chồn hương hiện rất phổ biến tại Cà Mau. Ảnh: Hùng Phước.

Anh Trung trải lòng, lúc mới nuôi, anh gặp rất nhiều khó khăn do thiếu kinh nghiệm, chưa hiểu được đặc tính của chồn hương nên dẫn đến chồn chậm lớn, chậm sinh sản. Thông qua báo, đài và các trang mạng xã hội, anh đã tự mày mò, tích lũy kinh nghiệm dần để khắc phục rủi ro. Anh cho biết, để chồn được khỏe và đẻ tốt, chủ yếu nên cho ăn chuối chín, cá phi tươi sống vì đây là 2 loại thức ăn chồn rất ưa thích và đảm bảo dinh dưỡng, không ảnh hưởng đến đường tiêu hóa. Với sự siêng năng, chăm chỉ và cần mẫn vượt khó, anh Trung quyết định tự đi giăng lưới, bắt cá phi và tận dụng những nải chuối ngọn sẵn có của gia đình để làm thức ăn cho chồn. Một phần có thể đảm bảo chất lượng của nguồn thức ăn, đồng thời giảm bớt chi phí trong chăn nuôi của gia đình. 

Sau gần 2 năm gắn bó với mô hình này, anh Trung hiện nay đã trở thành nơi cung ứng giống chồn hương cho nhiều bà con nông dân trong và ngoài địa bàn huyện U Minh, kinh tế gia đình anh Trung cũng ngày một khấm khá và ổn định. 

Phùng Thảo (T/H)  
Ngày hội Khởi nghiệp CamaUP’24 - Nơi kiến tạo những doanh nông trẻ ở Cà Mau

Ngày hội Khởi nghiệp CamaUP’24 - Nơi kiến tạo những doanh nông trẻ ở Cà Mau

(NSMT) - Sáng 8/11, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Cà Mau, Tỉnh đoàn, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Hội Nông dân tỉnh và các đơn vị có liên quan phối hợp tổ chức sự kiện Ngày hội Khởi nghiệp CamaUP’24. Ngày hội diễn ra từ ngày 08/11 đến 11/11 tại Trung tâm Hữu nghị tỉnh.

CEO Grab học Harvard, làm việc 20h/ngày, từng đi khắp Đông Nam Á thuyết phục tài xế taxi thử ứng dụng

CEO Grab học Harvard, làm việc 20h/ngày, từng đi khắp Đông Nam Á thuyết phục tài xế taxi thử ứng dụng

(NSMT) - Để Grab trở thành siêu ứng dụng 2 tỷ đô như ngày hôm nay, CEO Anthony Tan đã làm việc 20 giờ/ngày, từng đi khắp Đông Nam Á để thuyết phục tài xế dùng thử ứng dụng grab.

Về quê khởi nghiệp

Về quê khởi nghiệp

"Từng trải qua hơn 15 năm tha hương mưu sinh, tôi thấu hiểu nỗi niềm không đâu bằng quê nhà. Vì vậy, khi có điều kiện, tôi vận dụng kinh nghiệm nghề nghiệp, mở cơ sở may gia công để tạo việc làm, thu nhập tại chỗ cho người lao động". Anh Võ Trầm Hương, 36 tuổi, chủ cơ sở may gia công, ấp Thới Bình A2, xã Thới Thạnh, huyện Thới Lai, bộc bạch về "cơ duyên” với nghề".

Đồng hành với thanh niên khởi nghiệp

Đồng hành với thanh niên khởi nghiệp

(NSMT) - Để thu hút thanh niên tham gia tổ chức Đoàn ở địa phương, lãnh đạo BCH Đoàn thanh niên xã An Hiệp (huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng), bằng nhiều nguồn vốn, đã hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp bằng nhiều mô hình thiết thực, hiệu quả.

Tự học để khởi nghiệp

Tự học để khởi nghiệp

Khởi nghiệp là hành trình đòi hỏi sự kiên trì, nỗ lực vượt khó của mỗi bạn trẻ, vì vậy việc tự học, tự tích lũy thêm kinh nghiệm rất hữu ích, giúp bạn trẻ tự tin lập nghiệp, khởi nghiệp. Đồng hành cùng sinh viên (SV) khởi nghiệp, tổ chức Đoàn - Hội các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn TP Cần Thơ chú trọng tổ chức nhiều hoạt động trải nghiệm, tập huấn kỹ năng mềm, cùng các chương trình thực tập, tham quan doanh nghiệp, mô hình khởi nghiệp. Qua đó, góp phần nâng cao kiến thức thực tế và hun đúc tinh thần khởi nghiệp cho người trẻ.

Cần Thơ: Tổ chức Cuộc thi tìm kiếm ý tưởng, dự án khởi nghiệp dành cho thanh niên ĐBSCL năm 2024

Cần Thơ: Tổ chức Cuộc thi tìm kiếm ý tưởng, dự án khởi nghiệp dành cho thanh niên ĐBSCL năm 2024

(NSMT) - Ban Thường vụ Thành đoàn Cần Thơ, Hội Doanh nhân Trẻ TP Cần Thơ và Quỹ Khởi nghiệp sáng tạo FUNDGO vừa có buổi trao đổi thông tin về việc tổ chức Cuộc thi tìm kiếm ý tưởng, dự án khởi nghiệp năm 2024 dành cho thanh niên ĐBSCL.

Chàng trai khởi nghiệp với loài cây không lớn lên từ đất

Chàng trai khởi nghiệp với loài cây không lớn lên từ đất

Khu vườn trồng dứa Nam Mỹ và cây không khí của anh Nguyễn Phạm Minh Châu, 26 tuổi, ở Lộ Ngã Bát, đường Trương Vĩnh Nguyên, phường Phú Thứ, quận Cái Răng, thu hút khách tham quan bởi màu sắc rực rỡ, tuyệt đẹp. Là kỹ sư xây dựng nhưng anh Châu lại chọn khởi nghiệp với những loài cây không lớn lên nhờ đất.