Cà Mau: Người lưu giữ nghề rèn truyền thống
Là một nông dân chỉ quen với “chân lấm, tay bùn”, không có nghề nghiệp ổn định nhưng bằng ý chí và nghị lực vươn lên trong cuộc sống của mình, ngay từ lúc còn nhỏ anh Võ Văn Tý (ngụ tại ấp 1, xã Khánh Lâm, huyện U Minh) đã mày mò học hỏi và khởi nghiệp từ nghề rèn truyền thống của người cha ruột của mình. Hơn 10 năm lăn lộn với nghề, anh Võ Văn Tý đã thành công với nghề rèn. Nhờ đó, kinh tế gia đình anh ngày một ổn định và từng bước vươn lên.
Do hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn nên từ nhỏ anh Tý không có điều kiện để tiếp tục con đường học vấn của mình. Không đến trường đi học, ở nhà anh theo học nghề rèn của người cha ruột, với ước mơ thực hiện nghề “cha truyền, con nối” để lập thân, lập nghiệp.

Anh Tý đang rèn dao cho khách hàng.
Khi lớn lên, anh Tý nhận thấy ở vùng nông thôn gia đình nào hàng ngày cũng cần có những công cụ để lao động, sản xuất. Khi những con dao, cây búa, cây phảng bị mẻ, bị lục, bị gãy, hư hỏng… thì người dân rất cần đến thợ rèn. Trong khi đó, trên địa bàn huyện U Minh hiện còn rất ít người làm nghề rèn và nghề rèn cũng đang dần bị mai một. Nhiều gia đình, khi sử dụng dao, búa, phảng và các loại công cụ lao động khác bị hư hỏng không có nơi để sửa chữa đành phải bỏ đi và phải mua mới để sử dụng nên quá lãng phí. Thấy thế, anh Tý bàn bạc với vợ mình cất một cái chòi nho nhỏ nằm gần chợ thị trấn U Minh để làm nghề rèn, kiếm thêm thu nhập, cải thiện cuộc sống gia đình.

Anh Tý đang mài, sửa chữa dao cho khách hàng.
Được người vợ đồng ý, anh Tý mua sắm đồ nghề, tiếp tục thực hiện nghề rèn của cha mình để khởi nghiệp. Lúc mới ra nghề, do ít người biết đến nên nghề rèn của anh cũng gặp không ít khó khăn. Có khi cả tuần anh phải ngồi không và không nhận được đồ của khách đem đến làm. Còn mua nguyên liệu để làm mới thì bán rất ít người mua.
Nhiều lúc, cuộc sống gia đình anh phải lâm vào cảnh khó khăn, túng thiếu. Mặc dù vậy, anh Tý vẫn không nản lòng, không bỏ cuộc. Dần dần, tiệm rèn của anh mới được nhiều người biết đến. Nhờ làm lâu năm, kinh nghiệm, tay nghề của anh được nâng lên, sản phẩm làm ra có chất lượng, tạo được uy tín nên mỗi ngày khách hàng đến tiệm của anh đặt làm cũng được nhiều hơn.

Lò rèn của anh Tý luôn đỏ lửa.
Hiện nay, trung bình mỗi ngày anh nhận hàng mài, dũa, làm mới khoảng 8 cây dao, 5 đến 7 cây búa, 2 đến 3 cây phảng. Mỗi cây, anh Tý ăn tiền công từ 40.000 đến 50.000 đồng, làm mới từ 100.000 đến 120.000 đồng, tùy theo cây lớn nhỏ. Như vậy, sau khi trừ chi phí, tiền công thuê 1 lao động làm phụ thì 1 ngày anh Tý có thu nhập khoảng 500.000 đến 600.000 đồng, trong 1 năm, anh Tý có thu nhập gần 200 triệu đồng. Nhờ đó, kinh tế gia đình anh ngày một khấm khá, vươn lên và vượt qua được cảnh nghèo khó.
Anh Tý cho biết: “Nghề nào cũng vậy, muốn khởi nghiệp thành công đòi hỏi người làm nghề phải đam mê, yêu thích và có sự quyết tâm rất lớn. Đối với nghề rèn tuy có chút vất vả nhưng bù lại suốt ngày mình chỉ lao động trong mát, hôm nay làm không xong thì ngày mai làm tiếp, không bị áp lực về thời gian. Trong quá trình làm, nghề nó sẽ dạy nghề, kinh nghiệm, tay nghề của mình ngày càng được nâng cao nên càng được sự tin tưởng, tín nhiệm của khách hàng”.

Sản phẩm dao vừa được anh Tý rèn xong.
Anh Bùi Văn Lăng - người ở cùng ấp với anh Tý nhận xét: “Gia đình anh Tý trước đây khó khăn lắm. Nhà có 5 nhân khẩu, đất sản xuất chỉ có 6 đến 7 công, mỗi năm trồng lúa, nuôi tôm thu nhập 20 đến 30 triệu đồng. Có năm trồng lúa, nuôi tôm không được mùa, giá thấp, năm đó làm vừa đủ tiền chi phí bỏ ra nên gia đình sống lúc nào cũng chật vật. Từ ngày gia đình anh Tý làm thêm nghề rèn kinh tế gia đình anh Tý có thu nhập ổn định, không chỉ thoát được cảnh nghèo khó mà từng bước vươn lên từ đôi bàn tay và sức lực của mình. Không những thế, anh Tý còn giúp bà con nông dân trong xóm ấp gia công, sửa chữa các loại công cụ phục vụ sinh hoạt, lao động, sản xuất và góp phần lưu giữ nghề rèn truyền thống của gia đình. Anh Võ Văn Tý xứng đáng là tấm gương điển hình trong vượt khó, thoát nghèo cho nhiều thanh niên khác học tập noi theo”.
Showroom Tâm Thuận Phát - Nơi cung cấp gạch ốp lát, thiết bị vệ sinh cao cấp tại Cần Thơ
Mua vàng ngày vía Thần Tài nắm kỹ những điều này để hút tài lộc
Mua vàng ngày vía Thần Tài nắm kỹ những điều này để hút tài lộc khi ngày vía Thần Tài năm Ất Tỵ 2025 rơi vào thứ Sáu, ngày 7/2 Dương lịch, ngày làm việc trong tuần.
Có nên mua vàng trước ngày Vía Thần Tài?
Ngày vía Thần Tài nhiều người thường có thói quen đi mua vàng nên thường xảy ra tình trạng chen chúc, giá tăng vọt. Vậy có thể mua vàng trước ngày vía Thần Tài hay không?
Giữ Tết truyền thống trong lòng con trẻ giữa thời đại số hóa
(NSMT) - Nhiều người cứ than thở Tết trong mắt con trẻ bây giờ “nhạt” lắm, chẳng còn háo hức và mong ngóng như xưa…
Tản mạn với làng nghề gạch - gốm trăm năm
Năm 2024, tỉnh Vĩnh Long có một sự kiện quan trọng, tiêu biểu: Festival Gạch Gốm Đỏ - Kinh Tế Xanh lần thứ nhất nhằm tôn vinh nghề gạch - gốm trăm năm tồn tại ở xứ này; qua đó quảng bá thương hiệu, đồng thời bảo tồn, phát huy di sản, kêu gọi đầu tư, phát triển du lịch, thu hút khách trong và ngoài nước đến với làng nghề độc đáo, hiếm có ở miền Tây Nam Bộ.
Độc đáo Lễ cúng Trăng của đồng bào dân tộc Khmer
(NSMT) - Lễ cúng Trăng là một trong những lễ hội truyền thống đặc sắc, phản ánh nét văn hóa độc đáo của đồng bào Khmer Nam Bộ. Với hoạt động đặc trưng là đút cốm dẹp, hay còn gọi là Oóc Om Bóc trong tiếng Khmer, lễ cúng Trăng còn được biết đến rộng rãi với cái tên Lễ Oóc Om Bóc.
Lung linh đêm hội sông Trăng
(NSMT) - Trong khuôn khổ Lễ hội Óoc Om Bóc – Đua ghe Ngo Sóc Trăng khu vực ĐBSCL lần thứ 6 và Tuần lễ VHTT-DL Sóc Trăng lần thứ nhất năm 2024, tối ngày 12/11, trên đoạn sông Maspero (tên khác là Nguyệt Giang, Sông Trăng), Sở Văn hoá – Thể thao – Du lịch tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội thi Lôiprotip (thả Đèn nước), trình diễn Đèn nước và ghe Cà Hâu. Đêm hội có sự góp mặt của 20 đèn nước và 5 ghe Cà Hâu đến từ các chùa trong tỉnh.
Cà Mau: Công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh đối với Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam
(NSMT) - Ngày 12/11, tỉnh Cà Mau tổ chức lễ công bố quyết định xếp hạng di tích cấp tỉnh và khánh thành “Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa Miền Nam”. Buổi lễ được tổ chức vào Tuần lễ cao điểm với các hoạt động tái hiện 200 ngày Sự kiện Tập kết ra Bắc.