Văn hóa

Cần Thơ: Bảo tồn và phát huy giá trị tốt đẹp của Lễ hội Kỳ yên Thượng điền Đình Bình Thủy

Chủ nhật, 19/05/2024, 22:35 PM

(NSMT) – Ngày 19/5, Ủy ban nhân dân quận Bình Thủy phối hợp Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP. Cần Thơ tổ chức khai mạc Lễ hội Kỳ yên thượng điền đình Bình Thủy năm 2024. Lễ hội diễn ra trong 03 ngày 19, 20 và 21/5 (nhằm ngày 12, 13, 14 tháng 4 Âm lịch).

Đình Bình Thủy (Long Tuyền Cổ Miếu) là một trong những ngôi đình có bề dày lịch sử về văn hóa tâm linh và kiến trúc độc đáo của miền Tây Nam Bộ nói chung và thành phố Cần Thơ nói riêng. Đây là một công trình có giá trị về kiến trúc nghệ thuật cổ truyền của người Việt giai đoạn khai hoang miền Tây Nam Bộ. Đình được xây dựng vào năm 1844 và được vua Tự Đức phê sắc phong thần cho làng là Bổn Cảnh Thành Hoàng vào ngày 29 tháng 11 năm Nhâm Tý (1852).

Lễ hội Kỳ yên Thượng điền Đình Bình Thủy với nhiều hoạt động phong phú, đặc sắc nên đã thu hút được sự tham gia của đông đảo người dân và du khách.

Lễ hội Kỳ yên Thượng điền Đình Bình Thủy với nhiều hoạt động phong phú, đặc sắc nên đã thu hút được sự tham gia của đông đảo người dân và du khách.

Ông Lê Phước Lợi - Phó Chủ tịch UBND quận Bình Thủy phát biểu khai mạc lễ hội.

Ông Lê Phước Lợi - Phó Chủ tịch UBND quận Bình Thủy phát biểu khai mạc lễ hội.

Ông Trần Việt Trường - Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ và ông Nguyễn Ngọc Tâm - Ủy viên BTV Thành ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Cần Thơ trao cờ lưu niệm cho các quận huyện, đơn vị trực thuộc Sở VHTT&DL TP. Cần Thơ tham gia lễ hội.

Ông Trần Việt Trường - Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ và ông Nguyễn Ngọc Tâm - Ủy viên BTV Thành ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Cần Thơ trao cờ lưu niệm cho các quận huyện, đơn vị trực thuộc Sở VHTT&DL TP. Cần Thơ tham gia lễ hội.

Ông Nguyễn Thực Hiện - Phó Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ và ông Nguyễn Ngọc Hè - Phó Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ trao tặng cờ lưu niệm cho các phường trên địa bàn quận Bình Thủy tham gia lễ hội.

Ông Nguyễn Thực Hiện - Phó Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ và ông Nguyễn Ngọc Hè - Phó Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ trao tặng cờ lưu niệm cho các phường trên địa bàn quận Bình Thủy tham gia lễ hội.

Lễ Kỳ yên thượng điền bắt đầu bằng nghi thức đưa Sắc thần du ngoạn qua địa bàn các phường của quận Bình Thủy.

Lễ Kỳ yên thượng điền bắt đầu bằng nghi thức đưa Sắc thần du ngoạn qua địa bàn các phường của quận Bình Thủy.

Sau nhiều lần trùng tu sửa chữa, đầu thế kỷ XX, nhân dân cất lại đình như hiện nay ngay tại vàm Bình Thủy bằng gạch ngói và hoàn thành năm 1910. Đến năm 1989, Đình được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, cán bộ và Nhân dân quận Bình Thủy vẫn luôn trân trọng bảo tồn, giữ gìn và phát huy nét đẹp văn hóa tâm linh của Đình Bình Thủy.

Ông Trần Việt Trường - Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ thắp hương tại đình Bình Thủy.

Ông Trần Việt Trường - Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ thắp hương tại đình Bình Thủy.

Ông Nguyễn Ngọc Tâm - Ủy viên BTV Thành ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Cần Thơ thắp hương tại đình Bình Thủy.

Ông Nguyễn Ngọc Tâm - Ủy viên BTV Thành ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Cần Thơ thắp hương tại đình Bình Thủy.

Ông Nguyễn Thực Hiện - Phó Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ thắp hương tại đình Bình Thủy.

Ông Nguyễn Thực Hiện - Phó Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ thắp hương tại đình Bình Thủy.

Ông Trần Quốc Vũ - Bí thư Quận ủy, Chủ tịch HĐND quận Bình Thuỷ thắp hương tại đình Bình Thủy.

Ông Trần Quốc Vũ - Bí thư Quận ủy, Chủ tịch HĐND quận Bình Thuỷ thắp hương tại đình Bình Thủy.

Thực hiện nghi thức thay khăn Sắc Thần.

Thực hiện nghi thức thay khăn Sắc Thần.

Nghi thức đưa Sắc thần du ngoạn qua địa bàn các phường của quận Bình Thủy.

Nghi thức đưa Sắc thần du ngoạn qua địa bàn các phường của quận Bình Thủy.

Nghi thức xây chầu đại bội.

Nghi thức xây chầu đại bội.

Em Phan Lê Kim Ngọc – Hoa khôi Học sinh, sinh viên thanh lịch TP. Cần Thơ năm 2023 tham gia giới thiệu, quảng bá hình ảnh Lễ hội Kỳ yên thượng điền đình Bình Thủy đến với giới trẻ.

Em Phan Lê Kim Ngọc – Hoa khôi Học sinh, sinh viên thanh lịch TP. Cần Thơ năm 2023 tham gia giới thiệu, quảng bá hình ảnh Lễ hội Kỳ yên thượng điền đình Bình Thủy đến với giới trẻ.

Các đơn vị tham gia hội thi mâm xôi nghệ thuật.

Các đơn vị tham gia hội thi mâm xôi nghệ thuật.

Tác phẩm tham gia hội thi mâm xôi nghệ thuật của đơn vị Công an quận Bình Thủy.

Tác phẩm tham gia hội thi mâm xôi nghệ thuật của đơn vị Công an quận Bình Thủy.

Hàng năm, tại Đình Bình Thủy, ngoài các lễ cúng tế vào ngày rằm mỗi tháng và Tết Nguyên Đán, Đình còn có 02 kỳ lễ hội lớn được tổ chức long trọng là: lễ Kỳ Yên Thượng Điền và lễ Kỳ Yên Hạ Điền. Lễ hội Kỳ yên thượng điền đình Bình Thủy là lễ hội được duy trì thường niên vào dịp rằm tháng 4 âm lịch hằng năm, nhằm chiêm bái các bậc tiền hiền, hậu hiền, các vị anh hùng dân tộc có công khai hoang, mở đất, xây dựng và giữ gìn quê hương, nguyện cầu mưa thuận, gió hòa, quốc thái, dân an, mùa màng tươi tốt, đồng thời là dịp để gắn kết cộng đồng với nhau.

Lễ Kỳ yên thượng điền bắt đầu bằng nghi thức đưa Sắc thần du ngoạn qua địa bàn các phường của quận Bình Thủy, sau đó là các lễ tế Thần Nông, thay khăn Sắc Thần, xây chầu đại bội, tế bàn soạn, túc yết, chánh tế, tôn vương, tế sơn quân và cuối cùng là tống khách... Trong khuôn khổ Lễ hội Kỳ Yên Thượng Điền có nhiều hoạt động ý nghĩa như trưng bày, triển lãm sách; trình diễn thư pháp và chương trình "Tìm về di sản"; xúc tiến quảng bá du lịch; Lễ hội bánh ngon Bình Thủy; các giải thể thao, đua xe đạp, kéo co, hội thi mâm xôi nghệ thuật, hát tuồng cổ...

Phát biểu tại lễ khai mạc, ông Lê Phước Lợi - Phó Chủ tịch UBND quận Bình Thủy cho biết:  Giữ gìn và phát huy giá trị tốt đẹp của Lễ hội Kỳ yên Đình Bình Thủy là giữ gìn nét sinh hoạt văn hóa tâm linh đặc sắc, góp phần khẳng định hơn nữa những giá trị truyền thống lâu đời của đất và người Cần Thơ.

"Để tiếp tục gìn giữ, phát huy di tích kiến trúc nghệ thuật Đình Bình Thủy, cũng như giá trị của Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, trong thời gian tới, quận Bình Thủy sẽ chủ động phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP. Cần Thơ trong công tác định hướng, phát triển Lễ hội Kỳ Yên Đình Bình Thủy thành một hoạt động du lịch - văn hóa, tín ngưỡng thường niên với quy mô cấp TP. Đồng thời, tăng cường hơn nữa công tác quảng bá hình ảnh, nội dung Lễ hội; phát triển Đình Bình Thủy thành điểm du lịch văn hóa đặc thù, hấp dẫn, là điểm thu hút khách du lịch của quận Bình Thủy nói riêng, du khách trong và ngoài nước nói chung." ông Lê Phước Lợi nhấn mạnh.

Em Phan Lê Kim Ngọc – Hoa khôi Học sinh, sinh viên TP. Cần Thơ năm 2023 phấn khởi nói, em cảm thấy rất vui và tự hào vì mình là một trong số những người trẻ tham gia Lễ hội Kỳ yên, không khí rất vui và nhộn nhịp, đây cũng là cơ hội để em được gặp nhiều cô chú, anh chị trau dồi thêm kiến thức về văn hóa - lịch sử. “Em biết rằng những lễ hội truyền thống như Kỳ Yên Thượng Điền này chưa được quá phổ biến với giới trẻ hiện nay, em hy vọng rằng với hình ảnh của một Hoa khôi học sinh, sinh viên của mình, em sẽ góp phần nào đó giúp các bạn trẻ có thêm nguồn cảm hứng, lan tỏa những hình ảnh tích cực về văn hóa cội nguồn, để rồi em và các bạn sẽ cùng nhau phát huy truyền thống của ông cha ta” Kim Ngọc chia sẻ thêm.

Soạn giả Nhâm Hùng – Nhà Nghiên cứu Văn hóa Nam Bộ - cho rằng, đình Bình Thủy tiến hành Lễ hội Kỳ Yên Thượng Điền rất bài bản, vừa nề nếp, truyền thống nhưng vẫn có sự hài hòa giữa lễ và hội. Hiện nay ở khu vực Nam Bộ ít có đình nào còn giữ được các nghi thức lễ đúng theo tục lệ xưa như đình Bình Thủy. “Dưới góc nhìn của nhà nghiên cứu văn hóa, tôi rất mong muốn không chỉ đình Bình Thủy mà các đình khác cũng nên giữ gìn bản sắc văn hóa cúng đình. Đặc biệt, nếu chúng ta huy động được giới trẻ có mặt trong Lễ hội Kỳ Yên này thì càng tuyệt vời, bởi đây chính là một cách trao truyền những giá trị truyền thống từ thế hệ này sang thế hệ khác, làm cho giới trẻ hiểu biết và thêm niềm tự hào về văn hóa Nam Bộ”, ông Nhâm Hùng nhấn mạnh.

- Một số hình ảnh tại Lễ hội Kỳ yên Thượng điền Đình Bình Thủy năm 2024

Empty
Empty
Empty
Empty
Empty
Empty
Empty
Empty
Empty
Empty
Trung Phạm  
Vì sao người xưa lấy nhau khi chưa biết mặt nhưng lại ít ly hôn?

Vì sao người xưa lấy nhau khi chưa biết mặt nhưng lại ít ly hôn?

Đàn ông thời xưa muốn ly dị vợ vì bất hòa trong hôn nhân không hề dễ dàng bởi cuộc hôn nhân này không đơn giản chỉ là người chồng muốn ly hôn.

Giảm 37% nguy cơ tử vong nhờ... trông cháu

Giảm 37% nguy cơ tử vong nhờ... trông cháu

Dành thời gian cho trẻ nhỏ có thể giúp ông bà minh mẫn, vui vẻ và thậm chí khỏe mạnh hơn về lâu dài.

Cần Thơ: Phát huy thế mạnh du lịch vùng

Cần Thơ: Phát huy thế mạnh du lịch vùng

(NSMT) - Ban Chỉ đạo phát triển du lịch TP Cần Thơ vừa tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. Đến tham dự có ông Nguyễn Thực Hiện - Thành ủy viên, Phó Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ, Trưởng ban BCĐ phát triển DL TP. Cần Thơ.

Đàn ông cũng cần được khóc

Đàn ông cũng cần được khóc

Nhiều nam giới trao đổi rằng họ không được ai dạy về cách thế hiện tình cảm yêu thương thế nào và giải tỏa cảm xúc nóng giận một cách hiệu quả ra sao.

Chia tay ngày Valentine

Chia tay ngày Valentine

Chia tay đã khó khăn, chia tay với ai đó ngay trước thềm Valentine càng khiến nhiều người cảm thấy nhẫn tâm và tội lỗi.

Vì sao có tới 3 ngày Valentine?

Vì sao có tới 3 ngày Valentine?

Bên cạnh ngày Lễ tình nhân mà phần lớn mọi người đều biết vào ngày 14/2 hay còn được gọi là Valentine đỏ, thế giới còn có nhiều ngày “Lễ tình yêu” vô cùng thú vị là Valentine Trắng và Valentine Đen.

Valentine 14/2 ai là người tặng quà?

Valentine 14/2 ai là người tặng quà?

Valentine 14/2 nam hay nữ là người tặng quà khi đây là dịp lễ đặc biệt để bày tỏ tình yêu của mình đến với nửa kia và các cặp đôi thường tặng quà cho nhau?