Chăm sóc dinh dưỡng hợp lý cho trẻ
Chăm sóc dinh dưỡng giúp trẻ tăng cân đều đặn, phát triển toàn diện là một trong những vấn đề được các bậc phụ huynh quan tâm. Nhưng không ít cha mẹ sai lầm trong việc chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ, dẫn đến nguy cơ thừa cân, béo phì tăng nhanh.
Theo kết quả Tổng điều tra dinh dưỡng toàn quốc năm 2019-2020 của Viện Dinh dưỡng quốc gia, tỷ lệ trẻ thừa cân, béo phì tăng gấp 2,2 lần, từ 8,5% năm 2010 lên 19,0% năm 2020. Trẻ thừa cân, béo phì tại Việt Nam tăng nhanh đáng báo động trong 10 năm qua, đặc biệt ở trẻ em thành thị.
Bác sĩ Ðinh Thị Nguyên, Trưởng khoa Dinh dưỡng - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cà Mau, cho biết, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng tăng cân khó kiểm soát ở trẻ. Trong đó, việc cung cấp dinh dưỡng quá mức chính là nguyên nhân mấu chốt. Nhiều bậc phụ huynh quan niệm trẻ phải tròn trịa, đầy đặn thì mới "đạt chuẩn". Với mong muốn con có dinh dưỡng tốt để phát triển trí não, chiều cao nhưng lại cung cấp thiếu cân đối, thường có xu hướng cho trẻ ăn nhiều hơn với nhu cầu cần thiết. Ngoài ra, việc lười vận động, sử dụng nhiều thức ăn nhanh, nước ngọt... cũng là nguyên nhân gia tăng tỷ lệ béo phì ở trẻ.
Bên cạnh đó, trong thời gian giãn cách xã hội do dịch Covid-19, nhiều phụ huynh tập trung bồi bổ cho con những bữa ăn giàu năng lượng, vì nghĩ rằng những chất bổ này sẽ giúp con khoẻ mạnh hơn. Tuy nhiên, điều này vô tình làm tăng tỷ lệ trẻ thừa cân, béo phì.
Nhân viên y tế hướng dẫn chăm sóc dinh dưỡng hợp lý cho trẻ.Tình trạng thừa cân kéo dài sẽ gây rối loạn chức năng trong cơ thể diễn tiến thành bệnh. Bệnh tiến triển âm thầm trong thời gian dài khiến việc điều trị, phục hồi vô cùng khó khăn và tốn kém. Thừa cân, béo phì cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao, việc dậy thì của trẻ, đồng thời để lại nhiều nguy cơ mắc bệnh khi trưởng thành. Hậu quả của thừa cân, béo phì thường khó nhận biết ngay, nhưng không thể xem nhẹ. Khi trẻ béo phì chẳng may mắc các bệnh lý như tiêu chảy, viêm phổi..., bệnh thường có xu hướng tiến triển nặng hơn, thời gian điều trị kéo dài. Béo phì khi còn nhỏ có liên quan mật thiết đến béo phì ở tuổi trưởng thành. Chỉ cần trẻ có dấu hiệu tăng cân quá nhanh (chưa gọi là béo phì) thì đã có nguy cơ béo phì khi trưởng thành, kèm các nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp, tiểu đường... rất cao. Mặt khác, về mặt tâm lý, khi trẻ bắt đầu nhận thức về hình thể, trẻ thừa cân dễ tự ti và gặp khó khăn trong giao tiếp. Nhiều chuyên gia cảnh báo, trẻ béo phì tiềm ẩn nguy cơ trầm cảm cao.
Ðối với trẻ gặp tình trạng thừa cân, béo phì, cha mẹ nên chú ý điều chỉnh chế độ ăn uống kết hợp các hoạt động thể lực. Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ dinh dưỡng khi trẻ gặp tình trạng béo phì càng sớm càng tốt. Nên ăn nhiều rau xanh, quả chín ngọt, hạn chế các thực phẩm có đường, dầu mỡ, chất có gas, thức ăn nhanh... Duy trì bữa ăn hợp lý, nên cho trẻ ăn đều đặn, không bỏ bữa, không để quá đói, vì nếu quá đói trẻ ăn nhiều ở các bữa sau sẽ gây tích luỹ mỡ nhanh hơn. Nhai kỹ, ăn chậm, kết hợp khẩu phần ăn ít béo, uống nhiều nước lọc và ăn vừa không quá no. Tuyệt đối không cho trẻ sử dụng các sản phẩm giảm cân khi chưa có ý kiến của bác sĩ.
Bên cạnh, tăng cường các hoạt động thể lực cho trẻ. Khuyến khích, tạo điều kiện cho trẻ tham gia các trò chơi vận động, tập cho trẻ thói quen làm việc nhà. Hạn chế cho trẻ xem tivi, điện thoại..., điều này làm cho trẻ ít hoạt động, ít tiêu hao năng lượng và nguy cơ mắc các bệnh về mắt rất cao.
"Ðể giúp trẻ phát triển cân đối, phụ huynh cần theo dõi tiến trình phát triển của con thông qua biểu đồ tăng trưởng, tham chiếu các thước đo để nhận biết ngay nếu con vượt ngưỡng cân nặng và tuyệt đối không thờ ơ trước dấu hiệu thừa cân. Hậu quả của thừa cân, béo phì thường không đến ngay. Do đó, nhiều cha mẹ xem nhẹ tình trạng thừa cân, thậm chí còn có tâm lý chủ quan trẻ sẽ cân đối lại khi đến tuổi dậy thì. Cha mẹ cần phải dự phòng thừa cân, béo phì cho trẻ ngay từ sớm để con phát triển cân đối, toàn diện và tránh được những hệ luỵ sức khoẻ khi trưởng thành", Bác sĩ Nguyên khuyến cáo.
Theo Lê Kim
http://baocamau.com.vn/suc-khoe/cham-soc-dinh-duong-hop-ly-cho-tre-69641.html
Các loại rau củ có thể giúp giảm chứng mất trí nhớ
Một chuyên gia dinh dưỡng đã tiết lộ lượng rau chính xác nên hấp thụ vào cơ thể để giúp tránh chứng mất trí nhớ, đặc biệt ở tuổi già.
Cách thay đổi chế độ ăn giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và ung thư
Theo một nghiên cứu, việc cắt giảm khoảng 1/3 lượng tiêu thụ thịt chế biến sẵn có thể giúp tránh được hơn 350.000 ca bệnh tiểu đường ở Mỹ trong vòng một thập kỷ.
Gặp 3 vấn đề sức khỏe do thói quen ăn hạt thay cơm
Thời gian gần đây, nhiều người chọn ăn các loại hạt với mong muốn giảm cân, bổ sung các chất dinh dưỡng. Thậm chí, không ít chị em phụ nữ còn ăn hạt thay cơm. Tuy nhiên, việc ăn quá nhiều các loại hạt có khả năng lợi bất cập hại.
5 loại thực phẩm tốt nhất nên ăn trước khi ngủ
Dưới đây là một số thực phẩm lành mạnh và bổ dưỡng nên ăn trước khi đi ngủ để có làn da sáng mịn và tinh thần sảng khoái cho ngày hôm sau.
Trẻ ăn kem có tốt không, nên cho ăn ở độ tuổi nào?
Kem là món ăn khoái khẩu của phần đông trẻ nhỏ trong mùa hè. Tuy nhiên, không phải trẻ ở độ tuổi nào cũng có thể ăn kem mỗi ngày.
Uống trà hay cà phê để tỉnh táo hơn?
Cà phê và trà là hai trong số những thức uống phổ biến nhất trên thế giới. Cả hai đều chứa caffein, chất chống oxy hóa và có thể giúp con người cảm thấy tràn đầy sinh lực.
5 chất không nên bổ sung nếu mắc hội chứng chuyển hóa
Chiết xuất trà xanh, mướp đắng hay crom... là những thực phẩm không có lợi cho người mắc hội chứng chuyển hóa.