Chàng trai “thích làm cho vợ người khác có bầu” đã giúp hàng trăm ông chồng hạnh phúc
(NSMT) - Ngoại hình chuẩn men, gương mặt điển trai, nụ cười rạng rỡ là những điểm gây ấn tượng nhất trong lần gặp gỡ đầu tiên với bất kỳ ai khi gặp bác sĩ hiếm muộn nổi danh tại Bệnh viện quốc tế Phương Châu (Cần Thơ) - đó là Bác sĩ Huỳnh Võ Tiến.
Bác sĩ hiếm muộn Huỳnh Võ Tiến (1993) xuất thân trong một gia đình có 3 anh em, Tiến là con thứ, trước anh có một anh trai và một cô em gái tại mảnh đất Vĩnh Long. Thừa hưởng tính cách sống đời đẹp đạo từ gia đình, Tiến luôn cảm thấy biết ơn vì được giúp đỡ người khác và nguyện vọng trở thành bác sĩ cũng nằm trong số đó. Vì thế, năm 2011, Tiến quyết tâm thi đỗ vào trường Đại học Y dược Cần Thơ để hiện thực hóa ước mơ giúp đỡ nhiều bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn.
Trải lòng cùng phóng viên Nhịp sống miền Tây về những khó khăn ban đầu, Huỳnh Tiến bộc bạch: “Thời điểm Tiến đỗ đại học cũng là lúc hoàn cảnh gia đình khá khó khăn, anh 2 đã phải đi làm từ sớm phụ ba mẹ lo trong ngoài cho các em đi học. Những năm đầu vào đại học, Tiến may mắn xin được suất vay do chính sách nhà nước hỗ trợ sinh viên nghèo hiếu học, lúc đó mới đủ tiền trang trải học phí”. Được biết trước đây, ba Tiến là viên chức nhỏ của xã, mẹ làm nội trợ nhưng bằng tình thương con, mong muốn con cái học hành đến nơi đến chốn nên cả gia đình đã rất “chịu chơi”, quyết tâm cho Tiến theo con đường tri thức.
Không phụ lòng gia đình, chàng trai Huỳnh Võ Tiến ngày ấy đã xuất sắc đỗ cùng lúc 2 trường đại học với ngành nghề không mấy liên quan đến nhau. Ngày có kết quả kỳ thi đại học, ngành cơ điện tử trường Đại học Bách khoa TP Hồ Chí Minh và ngành y đa khoa trường Đại học Y dược Cần Thơ đều có tên Huỳnh Võ Tiến. Nhưng có lẽ, sự đồng cảm với bà con chân quê quanh năm bệnh tật đã thôi thúc Tiến nuôi ước mơ trở thành một bác sĩ, giúp ích được cho nhiều hoàn cảnh hơn: “bác sĩ sẽ không bao giờ thất nghiệp bởi chỉ ngành này mới được gần hơn với sức khỏe mọi người” - Tiến chia sẻ. Chính vì thế, Tiến đã quyết chọn 6 năm y dược gắn bó cùng mình trong quãng đời sinh viên trước sự đồng thuận, cổ vũ từ gia đình.
Những ngày đầu rời quê, sống giữa Cần Thơ rộng lớn, chàng sinh viên trường y may mắn được Bác sĩ Trần Văn Tốt (nguyên là Chủ tịch Hội Y tế Tư nhân TP Cần Thơ nhiệm kỳ 2005 – 2010. Hiện nay là Giám đốc Phòng khám Đa khoa Từ thiện Tư nhân) giúp đỡ. Nhờ vào những chuyến sinh hoạt từ thiện, kết nối cộng đồng, bác sĩ Tốt đã quý mến cái tính thật thà, tình cảm của chàng sinh viên Huỳnh Võ Tiến, cho anh ở phòng khám bệnh Từ thiện Đa khoa Tư nhân TP. Cần Thơ (Đại lộ Nguyễn Văn Linh, phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) không lấy tiền nhà suốt 3 năm đầu đại học. Cứ vậy, ban ngày đi học, đi làm, tối lại về đó nghỉ ngơi “Phòng khám lúc ấy như ngôi nhà thứ 2 của Tiến, mọi người luôn yêu thương và giúp đỡ Tiến hết lòng” - Bác sĩ 9X hạnh phúc nói.
Thời sinh viên, chắt chiu từng đồng, có khoảng thời gian quán cơm sinh viên 2 ngàn nổi danh Cần Thơ là quán “ruột” mỗi ngày của bác sĩ hiếm muộn Huỳnh Võ Tiến. Bên cạnh việc học, Tiến còn rất “máu” trong kinh doanh, một phần giúp bản thân năng động hơn, một phần có thể giúp đỡ kinh tế gia đình. Anh chủ động bán thêm bánh tráng trộn hot teen, cá viên chiên và mật ong mỗi ngày. Những ngày lễ kỷ niệm, Tiến luôn làm nên kỳ tích khi bán hết số bông trước khi lễ kịp đến. Anh luôn cân bằng việc học và cả việc kinh doanh nhỏ lẻ, ngày qua ngày ổn định hơn. Thành quả là từ cuối năm 4, chàng sinh viên trường đại học Y dược Cần Thơ đã có thể tự lo chuyện học phí sinh hoạt cho bản thân và dành ra một ít gửi về ba mẹ. Đến khi vừa ra trường, Huỳnh Tiến đã có thể tự mình chăm lo cho cô em út vừa đến tuổi vào đại học.
Tuy hoàn cảnh gia đình đôi lúc khó khăn, nhưng chàng sinh viên y dược ngày ấy vẫn luôn lạc quan và rất hăng say trong việc thiện nguyện, anh hóm hỉnh chia sẻ: “Tiến nghèo nhưng được cái rất thích làm thiện từ tâm”. Nhờ tính cách thật thà, dễ gần và tinh thần nhiệt huyết nên hầu như thời gian rảnh lúc sinh viên Huỳnh Tiến luôn tham gia các hoạt động thiện nguyện của đoàn, hội. Qua mỗi chuyến đi, anh may mắn kết thêm nhiều người bạn mới, ai cũng trân quý và giúp đỡ Tiến như một người em trong gia đình.
Học y khi đó tất cả sinh viên đều theo chuyên ngành y đa khoa, đến năm cuối mới chọn chuyên khoa cho mình. Lúc đó, tuy rằng học y nhưng Huỳnh Tiến chia sẻ anh khá rụt rè, rất sợ làm tổn thương người khác, sợ thấy những điều tiêu cực về sức khỏe, đôi khi là cả tính mạng của bệnh nhân. Điều đó sẽ khiến Tiến hối tiếc cả cuộc đời. Vì thế, bác sĩ Tiến ước mơ được làm những chuyên ngành không gây ra tổn thương cho người khác dù là mình vô tình. Để phù hợp với tính cách cũng như mục tiêu định hướng nghề nghiệp lúc ấy sinh viên Huỳnh Võ Tiến chỉ mong ước cống hiến cho ngành y trên còn đường nghiên cứu, làm dự án, đi chống dịch hay hỗ trợ các vùng bệnh ở xa sau khi ra trường.
Được hỏi về cơ duyên với khoa hiếm muộn, bác sĩ Tiến hạnh phúc nhớ lại: “Gần hết năm cuối, khi Tiến vừa còn đi học thì may mắn có được cơ hội về thực tập tại bệnh viện quốc tế Phương Châu. Khi ấy, Bệnh viện quốc tế Phương Châu đã nổi lên với những tài hoa của khoa sản, Tiến càng thêm may mắn khi được chính bác sĩ Dư Huỳnh Hồng Ngọc (Trưởng khoa IVF Bệnh viện Quốc tế Phương Châu) hướng dẫn. Sau khi tiếp xúc với nhiều hoàn cảnh bệnh, nhìn thấy từng giọt nước mắt hạnh phúc của mỗi cặp đôi hiếm muộn khi cầm trên tay phiếu siêu âm có hình ảnh giọt máu bé như hạt đậu dần lớn lên sau thời gian dài cùng nhau điều trị. Bên cạnh đó là sự cổ vũ, động viên từ bác sĩ Ngọc, bác sĩ Huỳnh Võ Tiến quyết tâm gắng bó cùng khoa hiếm muộn. Có lẽ Bác sĩ Ngọc tìm thấy một nguồn năng lượng, sự chân thành và tính cách có phần sâu lắng sẽ phù hợp với các khoa điều trị thiên về tâm lý nên cũng mong muốn kết nối thêm một người y sĩ giúp đời".
Ngày bác sĩ Tiến về hỗ trợ về khoa IVF (Thụ tinh trong ống nghiệm), lúc ấy khoa chưa thật sự nổi bật vì hiếm muộn chỉ được xem như một góc nhỏ của khoa sản, chưa có nhiều bệnh nhân tìm đến. Nhưng với tầm nhìn của một bệnh viện phụ sản, đây được nhận định sẽ là nơi được nhiều người bệnh quan tâm nhất về sau. Quả thật, hiện tại lượng bệnh nhân tìm đến các bác sĩ trong khoa mỗi ngày càng nhiều hơn, có nhiều hạnh phúc gia đình được chính các bác sĩ trong khoa góp phần xây dựng.
Những ngày đầu về khoa IVF của bệnh viện quốc tế Phương Châu, đối với một sinh viên năm cuối thì kiến thức chuyên môn về hiếm muộn gần như bằng 0. Mỗi ngày ngoài việc làm thường nhật, cứ đến chiều tối Tiến lại trau dồi thêm bằng sách vở, tự học, nghiên cứu và tìm tòi. Có những hôm say mê, nhìn lại đã là tối khuya hoặc qua đêm luôn tại bệnh viện. Để có thể hoàn thiện những khoản kiến thức hiếm muộn còn thiếu sót của bản thân, đồng thời được học hỏi kinh nghiệm từ nhiều bác sĩ tài năng đi trước, bác sĩ Huỳnh Võ Tiến đã đăng ký các khóa học hằng năm, tu nghiệp ở bệnh viện phụ sản Từ Dũ nổi tiếng, du học ngắn hạn ở Hồng Kông để trở thành bác sĩ hiếm muộn có chuyên môn và danh tiếng hàng đầu miền Tây như hôm nay.
Nhắc đến một ca điều trị đáng nhớ nhất trong 6 năm trở thành bác sĩ hiếm muộn tại bệnh viện quốc tế Phương Châu, bác sĩ Huỳnh Võ Tiến tự hào kể: “Hiện tại Tiến được làm cha nuôi của rất nhiều thiên thần đáng yêu, nhưng trong đó có một cặp song sinh, nay đã 1,5 tuổi gây ấn tượng nhất. Đã có khoảng thời gian mỗi ngày bác sĩ Tiến cùng ba mẹ của các em tâm sự, sẻ chia, động viên tinh thần nhau trong suốt thai kỳ. Ba mẹ bé tìm đến Tiến sau một nỗi đau mất mát đột ngột người con trai duy nhất trong gia đình. Khi ấy cô chú đều đã chạm ngưỡng 58 tuổi, cô mang trong mình rất nhiều bệnh lý nền của tuổi trung niên: ung thư, tiểu đường, huyết áp,... và chuyện mang thai thời điểm đó thật sự là một quyết định táo bạo. Bằng sự lạc quan vượt qua nỗi đau cùng niềm khao khát có được gia đình ấm áp trọn vẹn tuổi trung niên hai vợ chồng quyết tâm gắn bó cùng nhau trong hành trình tìm con. Ngày vợ chồng cô tìm đến, với góc độ là một bác sĩ Tiến đã phân tích hết tất cả mức độ nguy hiểm cao trong lần mang thai này, bản thân Tiến không khuyến khích nhưng vì sự đồng cảm và bị thuyết phục bởi sự kiên quyết không ngại nguy hiểm của bệnh nhân, Tiến quyết tâm giúp cô chú bằng hết chuyên môn của bản thân”.
Sau lần xét nghiệm tổng quát tại bệnh viện uy tín TP Hồ Chí Minh, sức khỏe người mẹ có thể đảm bảo đủ điều kiện mang thai, bác sĩ Huỳnh Tiến bắt đầu tiến hành thụ tinh và may mắn đã thành công trong thời gian ngắn. Hành trình mang thai của người mẹ tuổi 58 lại thêm phần táo bạo và nguy hiểm khi giữa thai kỳ để đảm bảo an toàn, bác sĩ đã khuyên mẹ nên bỏ một bé. Nhưng bằng tấm lòng vĩ đại người mẹ, thai phụ 58 tuổi nhất quyết giữ lại cả 2 “giọt máu ruột thịt”. Không thay đổi được quyết định bệnh nhân, bác sĩ Huỳnh Võ Tiến chỉ còn cách quyết tâm mỗi ngày đồng hành cùng thai phụ, mang đến những lời động viên, lời tư vấn chuyên nghiệp cho một thai kỳ khỏe. Kết quả cho lần liều lĩnh ấy là “trái ngọt” cho sự sống của một cặp song thai, một bé trai và một bé gái khỏe mạnh chào đời, một gia đình hạnh phúc sau nỗi đau mất mát quá đỗi to lớn.
Với tâm niệm, chỉ đưa ra tư vấn theo hướng 2 chiều, tôn trọng quyết định của bệnh nhân, Bác sĩ 9X Huỳnh Võ Tiến luôn đặt vấn đề lên “bàn cân” phân tích, mức độ an toàn cũng như những rủi ro trong quá trình điều trị cho bệnh nhân. Theo chuyên môn của bác sĩ hiếm muộn, bác sĩ Huỳnh Võ Tiến chia sẻ “lắng nghe và thấu hiểu tâm lý” luôn là 2 yếu tố quan trọng trong tất cả các loại bệnh lý đặc biệt là hiếm muộn. Tâm lý cởi mở, thoải mái sẽ giúp các bệnh nhân có quá trình điều trị hiệu quả hơn và người bác sĩ điều trị cần hiểu rõ tâm lý để có thể đồng hành cùng bệnh nhân của mình.
Bằng chữ tâm với nghề và mong muốn được cống hiến nhiều hơn nữa với những hoàn cảnh đặc biệt, bác sĩ Huỳnh Võ Tiến đã có dự định tiếp tục “con đường đèn sách”, học chuyên ngành thạc sĩ về tâm lý. “Tiến rất muốn học chuyên về tâm lý để hiểu rõ hơn trong quá trình tư vấn cho từng ca bệnh, giúp các bệnh nhân cởi mở, thoải mái hơn trong hành trình tìm con và đây cũng chính là điểm đặc biệt giúp nâng cao tỉ lệ thành công cho mỗi ca hiếm muộn. Và sắp tới Tiến hy vọng mình sẽ trở thành một chuyên gia tâm lý trong lĩnh vực hiếm muộn” - Bác sĩ trẻ tài năng chia sẻ.
Nhờ vào sự tin tưởng của bệnh nhân, cũng như tâm huyết với nghề, bác sĩ trẻ chuyên khoa hiếm muộn Huỳnh Võ Tiến ngày càng vững bước trên con đường sự nghiệp cũng như mang đến niềm hạnh phúc cho hàng trăm ngàn cặp đôi hiếm muộn thời gian tới. Sở thích “thích làm phụ nữ có bầu” của bác sĩ Huỳnh Võ Tiến đã thật sự mang đến nhiều giá trị ý nghĩa trong cuộc sống/-
Showroom Tâm Thuận Phát - Nơi cung cấp gạch ốp lát, thiết bị vệ sinh cao cấp tại Cần Thơ
Tự khám tại nhà là cách đơn giản nhất để tầm soát ung thư vú
Tự khám vú là một phương pháp quan trọng giúp phụ nữ nhận biết sớm các thay đổi bất thường trên tuyến vú, từ đó có thể kịp thời thăm khám và điều trị, giúp chị em phòng ngừa biến chứng và nâng cao chất lượng sống.
Trên đường về quê, thai phụ bất ngờ xuất huyết nguy kịch
(NSMT) - Vừa qua, khoa Cấp cứu Bệnh viện Phụ sản TP. Cần Thơ đã tiếp nhận sản phụ V.T.B.N (32 tuổi ở Tiền Giang) được chuyển đến trong tình trạng nguy kịch.
Thành công cắt khối u gan kích thước lớn với vị trí khó phẫu thuật cho cụ ông 74 tuổi
(NSMT) - Ngày 11/10, lãnh đạo Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long cho biết, vừa phẫu thuật thành công cho cụ ông 74 tuổi có khối u gan, kích thước lớn khoảng 5x6 cm ở vị trí rất khó thực hiện.
Lợi ích của oxy cao áp trong đời sống
(NSMT) - Trung tâm oxy cao áp có địa chỉ tại số 32 Tiền Lân 14, xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn là trung tâm duy nhất tại TP.HCM điều trị bệnh không dùng thuốc mà dùng oxy ở áp lực cao để chữa trị bệnh.
Bé gái bị thang máy kẹp gãy chân vì mải mê xem điện thoại
(NSMT) - Các bác sĩ tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long vừa phẫu thuật cấp cứu thành công, giữ lại chân trái cho bé gái 6 tuổi bị kẹt chân vào cửa thang máy với tình trạng chấn thương nghiêm trọng.
Hãy cho con bạn được khám tim ít nhất một lần trong đời
(NSMT) - Từ ngày 11/9 – 13/9/2024, Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long phối hợp với Quỹ VinaCapital và Hội Bảo trợ Người khuyết tật và Nạn nhân chất độc màu da cam tỉnh Trà Vinh tổ chức chương trình "Tầm soát bệnh tim bẩm sinh miễn phí” với thông điệp “Hãy cho con bạn được khám tim ít nhất một lần trong đời”.
Cảnh giác với bệnh viêm phổi do sốt ve mò
Viêm phổi là một bệnh lý hô hấp phổ biến có thể xuất hiện do nhiều tác nhân, trong đó có sốt ve mò. Gần đây, các bác sĩ tại bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long đã điều trị thành công một trường hợp viêm phổi do sốt ve mò – đây là bệnh lý ít gặp nhưng cực kỳ nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.