Sách

Chiều sâu hướng thiện của một cộng đồng

Thứ tư, 16/06/2021, 09:14 AM

Nhà nghiên cứu Trần Bảo Định vừa ra mắt tập sách khảo cứu có đề tài thú vị: Phật tính dân gian Nam Bộ - đôi điều suy ngẫm.

phat-tinh-1622088168635432144326

Ảnh: L.ĐIỀN

Cụm từ "đôi điều suy ngẫm" có vẻ chỉ là một lối nói quen thuộc, bởi tác giả mang đến cho người đọc rất nhiều điều để cùng suy ngẫm, chia sẻ và cùng thông hiểu về đời sống tinh thần của cư dân vùng đất Nam Bộ.

Từ những thực tế trải nghiệm của mình, tác giả Trần Bảo Định tiếp cận 5 đề mục tiêu biểu với mạch dẫn xuyên suốt là biểu hiện của tín ngưỡng Phật giáo trong đời sống người dân Nam Bộ. 

Đó là tín ngưỡng thờ phượng Mẹ Nam Hải ở Bạc Liêu; đạo Bửu Sơn Kỳ Hương và Tứ Ân Hiếu Nghĩa với quan niệm đạo đức đậm chất Việt; quan niệm về đốn ngộ trong mối liên hệ với Phật tính dân gian; Phật giáo Khất sĩ trong lòng người Nam Bộ; và vùng đất được xem là linh thiêng với sự hiện diện của nhiều thế hệ "ông đạo": Thất Sơn đất linh đạo sĩ.

Đóng góp đáng kể của nhà nghiên cứu Trần Bảo Định là từ các hiện tượng trong đời sống thực tế của người dân Nam Bộ, ông nhìn thấy tính Phật hướng dẫn những hành vi từ cá nhân đến cộng đồng. 

Đó chính là lòng thiện, tinh thần vô úy (không sợ hãi) và khả năng nhận biết các giá trị để hành động có đạo đức.

Chẳng hạn trong thiên khảo luận về Mẹ Quan Âm Nam Hải ở Bạc Liêu, tác giả chia sẻ cách hiểu cần có đối với một biểu tượng tâm linh: "Mẹ Nam Hải là chỗ dựa tinh thần của người dân Bạc Liêu nói riêng và người dân Tây Nam Bộ nói chung. 

Không phải thần lực vô biên mà chính là niềm tin và lòng không sợ hãi (vô úy) mới là sự hộ trì to lớn của Mẹ Quán Thế Âm đối với bà con ven biển nghèo khó. 

Một khi cầu nguyện phẩm danh của Mẹ cũng có nghĩa là kết thông niềm tin từ lòng bao dung cộng hưởng và khuếch trương "vô úy" trong đời sống tinh thần. Đó mới là sức mạnh thiết thực giúp con người đối mặt với cuộc sống biển cả đầy hiểm nguy rình rập".

Với lợi thế am hiểu các mặt của đời sống người dân Nam Bộ, cộng với kiến thức Phật học và tinh thần khách quan trong suy xét khảo cứu, những trang viết của Trần Bảo Định như những vạch, kẻ, khoanh vùng, chỉ ra những vấn đề sát sườn, đắt giá, thú vị nhất trong đề tài "Phật tính dân gian" mà ông tâm đắc.

 Đó chính là cách chắt lọc lấy tinh thần đạo đức độc đáo của đạo Tứ Ân: xem trọng bốn khoản công ơn trong một đời người (ơn cha mẹ, ơn đất nước, ơn tam bảo, ơn đồng bào - chúng sinh), trong đó "ân đất nước được nhấn mạnh đặc biệt, có ý nghĩa trong thời kỳ Tổ quốc bị ngoại xâm". 

Từ đó nhận ra những tôn giáo bản địa như vậy chính là một cách nhập thế theo tinh thần của Phật giáo nói chung.

Tập sách còn được tác giả "mềm hóa" bằng cách in kèm sau mỗi thiên khảo luận một câu chuyện liên quan. Do vậy bạn đọc sau khi tập trung căng thẳng nắm bắt các vấn đề có tính nghiên cứu triết luận, lại được "xả hơi" bằng một câu chuyện nhẹ nhàng mà có ý đạo. 

Như chuyện Thầy Tư Lữ sau phần viết về đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa, chuyện Bạc Liêu nhãn đầu mùa sau thiên Mẹ Nam Hải, chuyện Dấu chưn khất sĩ sau thiên khảo cứu về Phật giáo Khất sĩ Nam Bộ...

Và như vậy, chữ "Phật tính" dùng trong sách này không hàm nghĩa "bản nguyên của sự vật" hay "thực tại tối hậu của vạn hữu" mà người tu Phật ngộ ra nhờ công phu thiền định. 

Phật tính theo Trần Bảo Định chính là một tính từ tương tự như dân tộc tính, đảng tính, địa phương tính... nằm trong thuộc tính một cộng đồng, góp phần làm nên đặc thù và bản sắc văn hóa riêng của cộng đồng đó. 

Đây cũng chính là chiều sâu của một cộng đồng, một vùng đất mà với những gợi ý quan trọng của tác giả, những nhà nhân học, dân tộc học có thể tiếp tục tìm hiểu về đề tài Nam Bộ để có những công trình hữu ích tiếp theo.

LAM ĐIỀN (Theo Báo Tuổi Trẻ)

Link nguồn: https://tuoitre.vn/chieu-sau-huong-thien-cua-mot-cong-dong-20210527110348072.htm

Có gì trên tờ báo thứ hai ở miền Tây?

Có gì trên tờ báo thứ hai ở miền Tây?

Trong lịch sử báo chí Việt Nam, tên “Đại Việt tập chí” xuất hiện 2 lần và đều gắn với Hồ Biểu Chánh. “Đại Việt tập chí” đầu tiên ra đời ở Long Xuyên năm 1918 gồm 7 số, Hồ Biểu Chánh là một trong những chủ bút. “Đại Việt tập chí” bộ mới xuất bản ở Sài Gòn từ năm 1942 đến năm 1944 gồm 54 số, Hồ Biểu Chánh làm giám đốc. Trong bài viết này, chúng tôi xin phác họa về Đại Việt tập chí 1918. Do thời gian tồn tại ngắn ngủi, ít ai biết rằng, “Đại Việt tập chí” là tờ báo bằng chữ Quốc ngữ đầu tiên ở tỉnh An Giang, thứ hai ở ĐBSCL (sau An Hà báo ở Cần Thơ ra đời vào năm 1917).

Cần Thơ phát triển mô hình thư viện lưu động, thư viện kết hợp phục vụ người dân học tập suốt đời

Cần Thơ phát triển mô hình thư viện lưu động, thư viện kết hợp phục vụ người dân học tập suốt đời

(NSMT) - Ông Trần Việt Trường, Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ vừa có công văn đề nghị phát triển mô hình thư viện lưu động, thư viện kết hợp với trung tâm văn hóa, thể thao cấp xã, trung tâm học tập cộng đồng, điểm bưu điện - văn hóa xã, thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng phục vụ người dân học tập suốt đời tại cơ sở.

Cần Thơ trưng bày, giới thiệu sách của cố Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng

Cần Thơ trưng bày, giới thiệu sách của cố Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng

(NSMT) - Ngày 22/8, Công an TP Cần Thơ phối hợp Sở Văn hóa thể thao & du lịch thành phố, Thư viện thành phố tổ chức Lễ khai mạc trưng bày, giới thiệu sách của cố Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và sinh hoạt truyền thống cho cán bộ chiến sĩ năm 2024.

Mùa vu lan nhớ mẹ

Mùa vu lan nhớ mẹ

An bưng giỏ hoa nhẹ nhàng thướt tha trong tà áo dài trắng tinh khôi đi ngay sau lưng sư thầy. Mỗi lần thấy một bông hoa màu trắng được sư thầy chậm rãi cài trên ngực áo người đối diện, lòng An lại dâng lên niềm xúc động. Cho đến khi sư thầy dừng lại trước bé gái có hai bím tóc được cột gọn gàng bằng hai chiếc nơ màu hồng, sư thầy cầm bông hoa trắng cài lên áo người phụ nữ rồi cầm bông hoa đỏ muốn cài lên áo bé gái. Vậy mà bé gái lùi lại phía sau lắc đầu: - Con không muốn bông đỏ, con muốn bông trắng giống mẹ.

Nét đẹp văn hóa đồng bào Khmer Tây Nam Bộ qua những trang sách

Nét đẹp văn hóa đồng bào Khmer Tây Nam Bộ qua những trang sách

“Cảm nhận về văn hóa đồng bào Khmer Tây Nam Bộ” là quyển sách của tác giả Huỳnh Duy Lộc (hội viên Hội Văn nghệ dân gian, Hội Nhà văn TP Cần Thơ), do NXB Dân Trí vừa xuất bản. Dù khiêm tốn gọi là những “cảm nhận” nhưng đọc sách, người đọc có thêm nhiều kiến thức về nét đẹp văn hóa Khmer miền Tây Nam Bộ.

Nhiều sách hay dịp hè

Nhiều sách hay dịp hè

Nhân Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1-6 và mùa hè, các NXB và công ty phát hành sách ra mắt nhiều truyện tranh, bộ sách, tác phẩm mới cho lứa tuổi thiếu nhi, thanh thiếu niên.

Phát hành sách “Cha và con gái”: Cuốn cẩm nang nuôi dưỡng tình cảm gia đình

Phát hành sách “Cha và con gái”: Cuốn cẩm nang nuôi dưỡng tình cảm gia đình

Cuốn sách tuyển tập các tác phẩm xuất sắc trong cuộc thi viết “Cha và con gái” lần thứ 1 năm 2023 sẽ được Tạp chí Gia đình Việt Nam in và phát hành rộng rãi vào tháng 6 này.