Xưa - Nay

Đậm đà hương vị quê nhà miền Tây!

Thứ hai, 28/03/2022, 09:28 AM

Lễ hội Bánh dân gian Nam bộ lần thứ IX - năm 2022, tại thành phố Cần Thơ là dịp để các nghệ nhân Hậu Giang gặp gỡ, giao lưu để cùng trổ tài trình diễn hàng trăm loại bánh dân gian, giữ gìn và thắp truyền nghệ thuật làm bánh truyền thống.

Nghệ nhân Phạm Văn Phúc, một trong ba nghệ nhân sẽ đại diện Hậu Giang tham gia Hội thi Bánh dân gian Nam bộ

Nghệ nhân Phạm Văn Phúc, một trong ba nghệ nhân sẽ đại diện Hậu Giang tham gia Hội thi Bánh dân gian Nam bộ

“Bảo tồn và phát huy giá trị bánh dân gian Nam Bộ”

Đây là hoạt động thường niên của thành phố Cần Thơ, tổ chức vào dịp Giỗ Tổ Hùng Vương, tạo được nét riêng, góp phần bảo tồn, gìn giữ nét văn hóa ẩm thực đặc sắc, tạo sân chơi cho các nghệ nhân khắp các tỉnh, thành trong và ngoài khu vực ĐBSCL.

Năm nay, lễ hội có chủ đề “Bảo tồn và phát huy giá trị bánh dân gian Nam bộ”, diễn ra từ ngày 7 đến 11-4, tại Quảng trường quận Bình Thủy, nằm trong chuỗi sự kiện: khánh thành Đền thờ Vua Hùng, Liên hoan Đờn ca tài tử Nam bộ… Có khoảng 200 gian hàng, được chia thành các khu: khu tre lá dành cho bánh dân gian, khu tre lá dành cho ẩm thực và khu tiêu chuẩn dành trưng bày đặc sản vùng miền và du lịch. Mọi người sẽ có trải nghiệm đặc biệt về ẩm thực Nam bộ, đặc biệt là các loại bánh dân gian. Đến lễ hội, ký ức tuổi thơ tràn về, với hình ảnh người bà, người mẹ ngồi bên bếp lửa, đổ bánh xèo, làm bánh kẹp, nướng bánh bông lan, được thưởng thức hàng trăm loại bánh bình dị, mộc mạc mà gợi nhớ, được xem những màn trình diễn nghệ thuật làm bánh dân gian của các nghệ nhân.

Sự kiện này trong những năm qua đã tạo thành một nét riêng, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa ẩm thực của Việt Nam nói chung, Nam bộ nói riêng, từng bước xây dựng bánh dân gian Nam bộ trở thành thương hiệu quốc gia, thu hút du khách trong và ngoài nước.

 Ông Lê Minh Dũng, Giám đốc Trung tâm Thông tin xúc tiến du lịch Hậu Giang, chia sẻ: “Đây là cơ hội để Hậu Giang giới thiệu về nét văn hóa ẩm thực của tỉnh, giới thiệu tiềm năng du lịch, quảng bá những sản phẩm du lịch, các dự án du lịch đang kêu gọi đầu tư… Từ đó, chúng tôi quan tâm đặc biệt xây dựng chương trình, tìm nghệ nhân phù hợp, tập hợp các sản phẩm để trưng bày”.

Góp phần nâng tầm nghề truyền thống

Phần lớn những nghệ nhân được thắp truyền từ nghề làm bánh gia truyền của gia đình, niềm đam mê khi khám phá được cái đẹp, cái hay và muốn góp chút sức bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa ẩm thực của quê mình.

Là nam, nhưng nghệ nhân Phạm Văn Phúc, ở xã Thạnh Hòa, huyện Phụng Hiệp, không hề ngại và chưa khi nào vắng mặt trong các cuộc thi ẩm thực, đặc biệt là thi làm bánh dân gian, anh thấy tự hào và luôn tìm tòi, sáng tạo, để vừa giữ gìn được cách chế biến truyền thống, vừa kết hợp những nguyên vật liệu sẵn có, dễ tìm để làm nên những món bánh mới. Nghệ nhân Phạm Văn Phúc chia sẻ: Hồi nhỏ, thấy bà mình làm bánh, mình thích lắm, cứ lẽo đẽo theo để học, không ngờ nghề làm bánh gắn với mình đến giờ. Lần này, được chọn tham gia, anh nghiên cứu rất kỹ món bánh, để thi, tham gia lễ hội và bày bán sản phẩm. “Có nhiều nghệ nhân rất giỏi, mình xác định thi để học kinh nghiệm, gặp gỡ, giao lưu và học thêm những loại bánh mới, cách chế biến ngon. Với món bánh khoai lang cuộn mình sáng tạo và chọn để thi, hy vọng sẽ góp thêm một món ngon rất riêng cho ẩm thực miền Tây nói chung và Hậu Giang nói riêng”, nghệ nhân Phạm Văn Phúc bày tỏ.

Tham dự Lễ hội Bánh dân gian Nam bộ, Hậu Giang chọn 3 nghệ nhân với hơn 10 loại bánh mang đậm nét riêng: bánh tằm bì, bánh đúc ngọt và mặn, bánh khoai lang cuộn, bánh heo quay, bánh lá mơ… Những nghệ nhân được chọn lọc từ hàng trăm nghệ nhân trong tỉnh, có đủ điều kiện, kinh nghiệm, vừa trình diễn, vừa trưng bày và phục vụ du khách trong suốt những ngày diễn ra lễ hội. Có 2 nghệ nhân trong số này sẽ tham gia thi, là nghệ nhân Phạm Thị Thủy và nghệ nhân Phạm Văn Phúc, với món bánh bông lan, bánh kẹp nướng khuôn đồng và bánh khoai lang cuộn. Những nghệ nhân chia sẻ, đây là món bánh truyền thống, học từ ông bà, cha mẹ mình và tiếp tục giữ gìn đến ngày hôm nay. Cũng có món họ tự sáng tạo từ những nguyên liệu là rau củ rất quen thuộc với người dân Nam bộ. Không mong được giải, chỉ mong được gặp gỡ, giao lưu, cùng góp sức thắp truyền tình yêu và phát huy nét văn hóa ẩm thực đặc sắc của Nam bộ nói chung, Hậu Giang nói riêng.

Ông Trần Văn Đạt, Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin xúc tiến du lịch Hậu Giang, cho biết: “Quá trình chọn nghệ nhân, món bánh dân gian để tham dự lễ hội, tham gia cuộc thi được chúng tôi rà soát cẩn thận, với quyết tâm chọn được đội ngũ nghệ nhân đủ kinh nghiệm để trình diễn, tranh tài, tạo nét riêng, góp phần phát huy ẩm thực Hậu Giang”.

Bài, ảnh: VĨNH TRÀ

Link gốc tại Báo Hậu Giang

Mua vàng ngày vía Thần Tài nắm kỹ những điều này để hút tài lộc

Mua vàng ngày vía Thần Tài nắm kỹ những điều này để hút tài lộc

Mua vàng ngày vía Thần Tài nắm kỹ những điều này để hút tài lộc khi ngày vía Thần Tài năm Ất Tỵ 2025 rơi vào thứ Sáu, ngày 7/2 Dương lịch, ngày làm việc trong tuần.

Có nên mua vàng trước ngày Vía Thần Tài?

Có nên mua vàng trước ngày Vía Thần Tài?

Ngày vía Thần Tài nhiều người thường có thói quen đi mua vàng nên thường xảy ra tình trạng chen chúc, giá tăng vọt. Vậy có thể mua vàng trước ngày vía Thần Tài hay không?

Giữ Tết truyền thống trong lòng con trẻ giữa thời đại số hóa

Giữ Tết truyền thống trong lòng con trẻ giữa thời đại số hóa

(NSMT) - Nhiều người cứ than thở Tết trong mắt con trẻ bây giờ “nhạt” lắm, chẳng còn háo hức và mong ngóng như xưa…

Tản mạn với làng nghề gạch - gốm trăm năm

Tản mạn với làng nghề gạch - gốm trăm năm

Năm 2024, tỉnh Vĩnh Long có một sự kiện quan trọng, tiêu biểu: Festival Gạch Gốm Đỏ - Kinh Tế Xanh lần thứ nhất nhằm tôn vinh nghề gạch - gốm trăm năm tồn tại ở xứ này; qua đó quảng bá thương hiệu, đồng thời bảo tồn, phát huy di sản, kêu gọi đầu tư, phát triển du lịch, thu hút khách trong và ngoài nước đến với làng nghề độc đáo, hiếm có ở miền Tây Nam Bộ.

Độc đáo Lễ cúng Trăng của đồng bào dân tộc Khmer

Độc đáo Lễ cúng Trăng của đồng bào dân tộc Khmer

(NSMT) - Lễ cúng Trăng là một trong những lễ hội truyền thống đặc sắc, phản ánh nét văn hóa độc đáo của đồng bào Khmer Nam Bộ. Với hoạt động đặc trưng là đút cốm dẹp, hay còn gọi là Oóc Om Bóc trong tiếng Khmer, lễ cúng Trăng còn được biết đến rộng rãi với cái tên Lễ Oóc Om Bóc.

Lung linh đêm hội sông Trăng

Lung linh đêm hội sông Trăng

(NSMT) - Trong khuôn khổ Lễ hội Óoc Om Bóc – Đua ghe Ngo Sóc Trăng khu vực ĐBSCL lần thứ 6 và Tuần lễ VHTT-DL Sóc Trăng lần thứ nhất năm 2024, tối ngày 12/11, trên đoạn sông Maspero (tên khác là Nguyệt Giang, Sông Trăng), Sở Văn hoá – Thể thao – Du lịch tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội thi Lôiprotip (thả Đèn nước), trình diễn Đèn nước và ghe Cà Hâu. Đêm hội có sự góp mặt của 20 đèn nước và 5 ghe Cà Hâu đến từ các chùa trong tỉnh.

Cà Mau: Công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh đối với Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam

Cà Mau: Công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh đối với Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam

(NSMT) - Ngày 12/11, tỉnh Cà Mau tổ chức lễ công bố quyết định xếp hạng di tích cấp tỉnh và khánh thành “Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa Miền Nam”. Buổi lễ được tổ chức vào Tuần lễ cao điểm với các hoạt động tái hiện 200 ngày Sự kiện Tập kết ra Bắc.