Phòng mạch

Dấu hiệu trẻ nhập viện do mắc Virus Adeno ngày càng tăng

Thứ tư, 21/09/2022, 18:15 PM

(NSMT) - Từ đầu tháng 8 đến nay, số ca nhiễm Adenovirus tại Bệnh viện Nhi Trung ương tăng đột biến. Tính đến thời điểm hiện tại, bệnh viện đã ghi nhận số ca nhiễm Adenovirus là khoảng 420 ca, trong đó 6 bệnh nhân đã tử vong.

Adeno virus là gì ?

Adenovirus chia làm 7 nhóm từ A-G trong đó có hơn 50 tuýp gây bệnh ở người và có thể gây bệnh ở nhiều cơ quan trong cơ thể. Các tổn thương thường gặp nhất do mắc Adenovirus là viêm đường hô hấp trên, viêm đường hô hấp dưới, viêm kết mạc mắt (đau mắt đỏ), viêm bàng quang, viêm não màng não - PGS.TS Lê Thị Hồng Hanh – Giám đốc Trung tâm Hô Hấp, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết.

Bệnh nhi nhiễm Adenovirus đang được điều trị tại Trung tâm Hô hấp thuộc Bệnh viện Nhi Trung ương. (Ảnh: Lê Hiếu)

Bệnh nhi nhiễm Adenovirus đang được điều trị tại Trung tâm Hô hấp thuộc Bệnh viện Nhi Trung ương. (Ảnh: Lê Hiếu)

Adenovirus có dấu hiệu xuất hiện quanh năm nhưng đặc biệt phát triển mạnh vào thời điểm giao mùa. Trẻ nhiễm Adenovirus thường có các biểu hiện như sốt cao, ho, khò khè và các bệnh lý ở đường tiêu hoá như tiêu chảy, buồn nôn,... Virus Adeno có khả năng lây lan nhanh trong cộng đồng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời, đặc biệt với trẻ có biểu hiện nặng thì sẽ xuất hiện tình trạng suy hô hấp, nhiễm khuẩn huyết, suy đa tạng. Bên cạnh đó, bệnh còn có thể để lại các biến chứng lâu dài, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ như hội chứng viêm tiểu phế quản, giãn phế quản, xơ phổi.

Theo thống kê, tính đến ngày 12/9/2022, tổng số ca nhiễm Adenovirus được ghi nhận tại Bệnh viện Nhi trung ương là 412 ca, nhiều hơn cả năm 2021 và tăng hơn 44,1% so với cùng kỳ, trong đó đã có 6 trường hợp bệnh nhân tử vong có nhiễm Adenovirus. Chỉ tính riêng trong ngày 5/9 - 11/9, bệnh viện đã ghi nhận 151 trường hợp dương tính với Adenovirus, tăng gần 2,2 lần so với tuần trước đó.

Các đường lây truyền của Adenovirus

Các chuyên gia y tế cho biết, Adenovirus sẽ lây truyền qua đường giọt bắn, hô hấp giữa người với người. Bệnh có thể lây qua niêm mạc khi bơi lội hoặc nguồn nước dùng trong sinh hoạt bị ô nhiễm, bên cạnh đó còn lây truyền khi người lành sử dụng chung những vật dụng cá nhân với người bệnh. Thời gian ủ bệnh từ 8 đến 12 ngày và có thể gây bệnh ở mọi đối tượng, mọi lứa tuổi, trong đó trẻ em (từ 6 tháng đến 5 tuổi), người lớn tuổi, người bị bệnh mạn tính... thường có nguy cơ nhiễm virus này cao do sức đề kháng kém. “Do đó, khi thấy trẻ có biểu hiện bất thường về hô hấp, cha mẹ cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra” - PGS, TS Lê Thị Hồng Hanh khuyến cáo.

Biện pháp phòng tránh Adenovirus

Bệnh viện Nhi Trung ương là một trong những bệnh viện có hệ thống giám sát các ca bệnh truyền nhiễm đã được thiết lập từ nhiều năm trước. Vì thế, tất cả các ca bệnh do Adenovirus gây ra đã được hệ thống giám sát tại bệnh viện cập nhật hằng ngày kèm theo các thông tin dịch tễ và lâm sàng. Ngay từ trung tuần tháng 8, bệnh viện đã kịp thời nhận ra khuynh hướng số bệnh nhân mắc Adenovirus đến khám và điều trị đang gia tăng nhanh và khác với thông lệ. Ngay thời điểm đó, các ứng phó về quản lý ca bệnh, dự phòng lây nhiễm đã được bệnh viện triển khai kịp thời.

PGS.TS Phùng Thị Bích Thủy cùng đồng nghiệp đang thực hiện kỹ thuật Realtime PCR xét nghiệm chẩn đoán Adenovirus. Ảnh Bệnh viện Nhi Trung ương.

PGS.TS Phùng Thị Bích Thủy cùng đồng nghiệp đang thực hiện kỹ thuật Realtime PCR xét nghiệm chẩn đoán Adenovirus. Ảnh Bệnh viện Nhi Trung ương.

Tuy nhiên, theo bác sĩ Lê Kiến Ngãi, Trưởng khoa Dự phòng và Kiểm soát nhiễm khuẩn thuộc Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết: “Hiện tại ở Việt Nam chưa có vaccine phòng ngừa Adenovirus, vì thế cách tốt nhất để kiểm soát bệnh lây lan là phát hiện sớm, cảnh giác với các yếu tố lâm sàng, yếu tố dịch tễ để không bỏ lỡ xét nghiệm. Bên cạnh đó phải tuân thủ các biện pháp dự phòng thường quy đồng thời tuân thủ tiêm chủng các vaccine phòng bệnh đang sẵn có”. Chính vì thế, bệnh viện đã đề ra một số biện pháp phòng tránh để kịp thời ngăn chặn sự lây lan của virus như sau: thiết lập theo đúng quy định phòng cách ly ca bệnh lây theo giọt bắn và tiếp xúc. Nhân viên y tế, người lao động được yêu cầu tuân thủ phòng ngừa chuẩn, dự phòng lây truyền qua giọt bắn và dự phòng lây truyền qua tiếp xúc, chú trọng vệ sinh tay, vệ sinh môi trường bề mặt. Bệnh nhân và người nhà được tuyên truyền, hướng dẫn, giáo dục sức khỏe để phòng bệnh và hạn chế lây lan trong bệnh viện.

Phùng Thảo (T/H)  
Đi bộ 11 phút mỗi ngày tăng tuổi thọ, giảm nguy cơ tử vong sớm

Đi bộ 11 phút mỗi ngày tăng tuổi thọ, giảm nguy cơ tử vong sớm

Các nhà nghiên cứu nhận định hoạt động thể chất đi bộ nhanh 11 phút mỗi ngày giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh như tim, đột quỵ và một số bệnh ung thư.

6 bí quyết cân bằng nội tiết tố tự nhiên, không cần thuốc

6 bí quyết cân bằng nội tiết tố tự nhiên, không cần thuốc

Mất cân bằng nội tiết tố ngày càng phổ biến trong cuộc sống hiện đại. Không phải ai cũng biết cân bằng nội tiết tố tự nhiên, an toàn không cần dùng đến thuốc.

Những tiến bộ trong điều trị bệnh lý thận - tiết niệu

Những tiến bộ trong điều trị bệnh lý thận - tiết niệu

(NSMT) - Ngày 26/4, Bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ Cửu Long tổ chức hội nghị khoa học “Những tiến bộ trong điều trị bệnh lý thận - tiết niệu”. Chương trình với sự tham dự của hơn 150 chuyên gia, bác sĩ đang công tác tại các đơn vị y tế.

Nơi bẩn nhất trong phòng làm việc, chứa ổ vi khuẩn gấp 400 lần bồn cầu

Nơi bẩn nhất trong phòng làm việc, chứa ổ vi khuẩn gấp 400 lần bồn cầu

Không gian sử dụng chung, rộng rãi và thoáng đãng nhưng văn phòng làm việc là nơi chứa nhiều vi khuẩn do hàng trăm, thậm chí hàng nghìn người sử dụng.

Tập thể dục buổi tối giúp giảm 61% nguy cơ tử vong sớm

Tập thể dục buổi tối giúp giảm 61% nguy cơ tử vong sớm

Tập thể dục hàng ngày mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, giúp ngăn ngừa lão hóa, phòng nhiều bệnh tật. Tuy nhiên, tập luyện vào thời gian nào mới mang lại hiệu quả tốt nhất là điều nhiều người băn khoăn.

Chất lượng giấc ngủ kém làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2

Chất lượng giấc ngủ kém làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2

Theo nghiên cứu mới được trình bày tại Hội nghị thường niên của Hiệp hội Nội tiết ở Chicago (Mỹ) - ENDO 2023, thời lượng cũng như chất lượng giấc ngủ có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.

Cần Thơ: Cứu sống thành công người bệnh vỡ lách do tai nạn giao thông bằng phương pháp chụp nút mạch số hóa

Cần Thơ: Cứu sống thành công người bệnh vỡ lách do tai nạn giao thông bằng phương pháp chụp nút mạch số hóa

(NSMT) - Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long vừa cứu sống thành công nữ bệnh nhân vỡ lách độ III, gãy xương sườn do tai nạn giao thông bằng phương pháp chụp nút mạch số hoá.