Ẩm thực

Đền thờ Vua Hùng tại vùng đất cực Nam

Chủ nhật, 10/04/2022, 09:32 AM

(NSMT) - Cứ vào độ tháng 3 âm lịch hàng năm, người dân Việt Nam dù già hay trẻ đều cùng nhau hướng về ngày lễ quan trọng – Giỗ Tổ Hùng Vương. Đây là dịp để con cháu Lạc Hồng tưởng nhớ về đất Tổ thiêng liêng, chiêm bái các vị Vua Hùng đã có công dựng đất nước, với các hoạt động lễ và hội tại Đền thờ Vua Hùng. Năm 2022 là một năm đặc biệt của người dân tỉnh Cà Mau khi được tham gia các hoạt động Giỗ Tổ tại Đền thờ Vua Hùng vừa mới đầu tư xây dựng hoàn thành tại ấp Giao Khẩu, xã Tân Phú, huyện Thới Bình.

Đền thờ Vua Hùng tại ấp Giao Khẩu, xã Tân Phú, huyện Thới Bình hoàn thiện sau 14 tháng xây dựng.

Đền thờ Vua Hùng tại ấp Giao Khẩu, xã Tân Phú, huyện Thới Bình hoàn thiện sau 14 tháng xây dựng.

Từ trung tâm thành phố Cà Mau đi theo Quốc lộ 63 khoảng 24km hướng về xã Tân Phú, huyện Thới Bình, nằm ven bên đường tại ấp Giao Khẩu, xã Tân Phú một ngôi đền mới khang trang, uy nghiêm vừa mới đầu tư xây dựng hoàn thành. Với kiến trúc cổ, mái ngói đỏ, các mặt cửa làm bằng gỗ, hàng rào kiên cố, sân đền được làm bằng bê tông rộng rãi, là nơi để người dân địa phương và các vùng lân cận có thể thực hiện các hoạt động văn hóa tín ngưỡng, thờ phụng và thể hiện lòng biết ơn đối với các vị Vua Hùng.

Đền hoàn thiện đúng vào dịp Giỗ Tổ năm 2022 là sự mong mỏi của người dân địa phương và là nơi để du khách trong, ngoài tỉnh đến để tưởng nhớ nguồn cội.

Đền hoàn thiện đúng vào dịp Giỗ Tổ năm 2022 là sự mong mỏi của người dân địa phương và là nơi để du khách trong, ngoài tỉnh đến để tưởng nhớ nguồn cội.

Sau 14 tháng thi công, Đền thờ Vua Hùng mới đã hoàn thành đó là mong mỏi và vinh dự của người dân tại xã Tân Phú nói riêng, người dân tỉnh Cà Mau nói chung. Nói đến Đền thờ Vua Hùng ở ấp Giao Khẩu, xã Tân Phú, huyện Thới Bình phải kể đến quá trình hình thành của nó. Cũng hơn 160 năm, từ ngôi đền bằng lá, gỗ tạm bợ được người dân trong vùng cùng nhau làm nên, rồi dần dần phát triển đến ngôi đền kiên cố hơn với diện tích 49m2. Giờ đây Đền thờ Vua Hùng ở ấp Giao Khẩu, xã Tân Phú, huyện Thới Bình đã xây dựng hoàn thành trên khuôn viên hơn 2.000 m2 được đầu tư từ ngân sách Nhà nước.

Trên mái đền trạm trổ hình rồng biểu tượng của Vua Chúa thời xưa.

Trên mái đền trạm trổ hình rồng biểu tượng của Vua Chúa thời xưa.

Đền thờ Vua Hùng ở ấp Giao Khẩu, xã Tân Phú, huyện Thới Bình là di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh, được công nhận vào năm 2011. Trước đây, người dân tại địa phương thường xuyên thay nhau quản lý, dọn vệ sinh, mỗi khi đền xuống cấp cùng nhau vận động, góp công, góp của duy tu, sửa chữa. Đến năm 2018, UBND huyện Thới Bình quyết định thành lập Ban Quản lý đền. Đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng và phát triển du lịch văn hóa tâm linh, UBND tỉnh Cà Mau chấp thuận phê duyệt dự án tu bổ, chỉnh trang nâng cấp Đền thờ Vua Hùng và giao cho UBND huyện Thới Bình làm chủ đầu tư, với tổng kinh phí gần 30 tỷ đồng, cùng 13 hạng mục công trình. Đền được xây dựng với bố cục gồm: Đền chính là nơi đặt tượng Vua Hùng, khuôn viên cây xanh, khu nhà khách, nhà bếp, nhà kho và cổng đền.

Đền thờ Vua Hùng mới được xây với diện tích hơn 2.000m2.

Đền thờ Vua Hùng mới được xây với diện tích hơn 2.000m2.

Chú Phan Văn Thông, Phó Ban quản lý Đền thờ Vua Hùng ở ấp Giao Khẩu, xã Tân Phú, huyện Thới Bình chia sẻ: “Được Đảng, Nhà nước quan tâm, từ khi ngôi đền mới được khởi công xây dựng cho đến nay bà con địa phương rất phấn khởi. Kể từ năm nay bà con đã có nơi rộng rãi, khang trang hơn để thờ cúng, tưởng nhớ đến các bậc Quốc Tổ và tham gia các hoạt động của lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, đây còn là niền tự hào của người dân trong xã”.

“Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2022 sẽ khác hơn so với các năm trước. Ngoài phần hội diễn ra vào mùng 8, mùng 9/3 âm lịch như mọi năm, vào tối 9/3 âm lịch sẽ diễn ra Lễ An Vị (lễ đặt tượng) tại đền, sáng mùng 10/3 tổ chức lễ khánh thành đền và sau đó là phần lễ giỗ theo nghi thức truyền thống” - Phó Chủ tịch UBND huyện Thới Bình Trần Minh Nhân cho biết.

Chuông được làm bằng đồng đặt bên trong đền.

Chuông được làm bằng đồng đặt bên trong đền.

Lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2022 được tổ chức trong 3 ngày, từ 8 đến ngày 10/4 (nhằm mùng 8, mùng 9 và mùng 10/3 âm lịch). Phần hội gồm những hoạt động: Tổ chức giải thể thao, trò chơi dân gian như: đập niêu, kéo co, đua xuồng ba lá, nội dung này diễn ra vào các ngày 8 và 9/4/2022. Chương trình văn nghệ do Đoàn cải lương Hương Tràm biểu diễn tại Trung tâm Văn hoá - Thể thao xã Tân Phú và tại đền, diễn ra vào tối mùng 10/3 âm lịch.

Phần lễ Giỗ Tổ năm nay được tổ chức trang nghiêm vào sáng mùng 10/3 âm lịch, với các phần nghi thức truyền thống: Lễ dâng kiệu vật phẩm, dâng lên các vật phẩm bánh chưng, bánh dày, ngũ cốc, hoa quả để tỏ lòng tri ân của nhân dân tỉnh Cà Mau với Quốc Tổ Hùng Vương và các bậc tiền nhân; lễ dâng bánh dân gian được lựa chọn tại ngày hội “Bánh dân gian Nam Bộ” năm 2022.

“Đền thờ vua Hùng ở ấp Giao Khẩu, xã Tân Phú, huyện Thới Bình được khánh thành và đưa vào sử dụng đúng vào dịp Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương là 1 sự kiện nằm trong chuỗi chương trình sự kiện “Cà Mau - Điểm đến 2022”. Đây còn là một hạng mục nằm trong định hướng phát triển du lịch của huyện” - Phó Chủ tịch UBND huyện Thới Bình Trần Minh Nhân thông tin thêm.

Theo Bích Ngọc / CTTĐT Cà Mau  
Sắp diễn ra Tuần lễ Du lịch - Thương mại TP HCM và ĐBSCL tại TP Cần Thơ năm 2024

Sắp diễn ra Tuần lễ Du lịch - Thương mại TP HCM và ĐBSCL tại TP Cần Thơ năm 2024

(NSMT) - Tuần lễ Du lịch - Thương mại Thành phố Hồ Chí Minh và Đồng bằng Sông Cửu Long tại TP Cần Thơ năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 29/11 đến ngày 02/12/2024. Các hoạt động diễn ra tập trung tại quận Ninh Kiều, quận Cái Răng và các địa phương lân cận TP Cần Thơ.

Mộc mạc vị cốm Trung Thạnh

Mộc mạc vị cốm Trung Thạnh

Xã Trung Thạnh, huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ từ lâu nổi tiếng với nghề làm cốm nổ, mang hương vị mộc mạc, bình dị. Gia đình cô Âu Thị Thu Hồng, chủ lò cốm Minh Tứ ở ấp Thạnh Lợi, là một trong những hộ đã gắn bó với nghề làm cốm nổ hơn 30 năm qua. Không chỉ lưu giữ nếp quê qua món bánh dân dã, nghề làm cốm mang đến cho gia đình cô Hồng nguồn thu nhập ổn định.

102 món ăn chế biến từ tàu hũ ky Mỹ Hòa xác lập kỷ lục Việt Nam

102 món ăn chế biến từ tàu hũ ky Mỹ Hòa xác lập kỷ lục Việt Nam

(NSMT) – Ngày 17/11, Uỷ ban Nhân dân Thị xã Bình Minh phối hợp Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch cùng Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh Vĩnh Long tổ chức Liên hoan ẩm thực món ngon vùng miền và Hội thi ẩm thực, sự kiện chế biến và công diễn xác lập kỷ lục Việt Nam 102 món ăn từ tàu hũ ky và dùng kèm tàu hũ ky đầu tiên tại Việt Nam.

Vĩnh Long khai trương tuyến phố đi bộ tại dự án của T&T Group

Vĩnh Long khai trương tuyến phố đi bộ tại dự án của T&T Group

UBND tỉnh Vĩnh Long đã chính thức khai trương và đưa vào hoạt động tuyến phố đi bộ thành phố Vĩnh Long tại dự án Khu dân cư Phước Thọ (do Công ty T&T Land Phước Thọ, thành viên của Tập đoàn T&T Group phát triển) để phục vụ Festival Gạch gốm đỏ - Kinh tế xanh tỉnh Vĩnh Long lần 1 năm 2024.

Kết nối giao thương sản phẩm xuất khẩu, OCOP và đặc sản Cà Mau

Kết nối giao thương sản phẩm xuất khẩu, OCOP và đặc sản Cà Mau

(NSMT) - Sáng 15/11, Bộ công thương phối hợp với UBND tỉnh Cà Mau tổ chức Hội nghị kết nối xúc tiến thương mại sản phẩm nông, thủy sản tỉnh Cà Mau năm 2024 tại Trung tâm Hội nghị tỉnh.

Nhọc nhằn nghề ủi hà, thôn ở quần đảo Nam Du

Nhọc nhằn nghề ủi hà, thôn ở quần đảo Nam Du

Dẫu biết “Một lần là tởn tới già/Ðừng đi nước mặn mà hà ăn chân”, nhưng những người làm nghề ủi hà, thôn ở hai xã Nam Du và xã An Sơn (huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang) không thể không đi, vì đây là nghề mưu sinh giúp họ có thu nhập hằng ngày để lo cho gia đình.

Về Thới Tân, nghe chuyện cô Nga mần mắm

Về Thới Tân, nghe chuyện cô Nga mần mắm

Ðến xã Thới Tân, huyện Thới Lai, hỏi Hiệu mắm Kim Nga hầu như ai cũng biết. Hương vị mặn mòi của mắm cá đồng từ bàn tay vén khéo của phụ nữ Thới Tân đã làm nên đặc sản trứ danh.