Sách

"Điều kỳ diệu ở phòng giam số 7" - Những khoảnh khắc kỳ diệu "đẫm nước mắt" về tình cha con

Thứ sáu, 15/07/2022, 19:46 PM

“Lee Yong Goo - một người thần kinh không bình thường, nhưng chắc chắn trên thế gian này Yong Goo vẫn là một ông bố vĩ đại. Hay nói cách khác, cũng chính vì trí tuệ không bình thường nên mới có một tình yêu giản dị bao la nhường ấy với con gái của mình…” - Trích Điều kỳ diệu ở phòng giam số 7 của tác giả Park Lee Jeong.

Cảm nhận về sách

"Điều kỳ diệu ở phòng giam số 7" là một cuốn sách khiến bất kỳ ai đọc cũng phải trăn trở, nhức nhối và bật khóc vì tình cảm bố con trong trẻo nhưng thiêng liêng vô ngần. Giống như một bức tranh cổ tích được vẽ bằng thứ màu sắc tươi sáng nhưng pha phớt trong đó là nỗi đau, buồn não. 

Người bố thiểu năng trước khi chết vẫn chỉ mong con gái có cha mẹ nuôi mới, được chăm sóc, có cuộc sống hạnh phúc, được đi học và lớn lên như những đứa trẻ đồng trang lứa. Và, cô con gái vẫn không ngừng tìm kiếm bằng chứng để đòi công lý cho bố trong suốt 15 năm dù khi bản án tử hình xảy ra cô mới chỉ là đứa bé 8 tuổi. Đoạn miêu tả khinh khí cầu đã bay lên nhưng lại mắc kẹt bên bức tường nhà giam như một điềm báo về điều ước công lý bị chặn lại bởi tiếng nói và quyền lực của những kẻ mạnh. Và, kết cục sau 15 năm, trong phiên toà tập sự cô con gái Ye Seung đã phần nào tìm lại được công lý cho người bố đáng thương dù đã muộn màng.

Tình cảm của hai bố con được đẩy cao trào khi có những người tù nhân trong phòng giam số 7- những người bước ra từ truyện cổ tích, được cô bé Ye Seung cảm nhận là “Những người chú thú vị nhất trong đời mình”. Những người tù tưởng như xấu xa và khó gần lại tình nguyện để một đứa bé cưỡi trên lưng, ngồi yên để đứa bé ấy vẽ lên người, để đứa bé ấy dạy chữ và san sẻ bát cơm của mình cho đứa bé ấy… Không chỉ thế, những người tưởng chừng xấu xa đó đã phải nghiến chặt răng để không nức nở khi chứng kiến cảnh chia xa của hai cha con Yong Goo và Ye Seung và sau nhiều năm, cũng chính họ lại đồng lòng đi tìm công lý cho kẻ thiểu năng trí tuệ như Yong Goo.

Ảnh: Internet

Ảnh: Internet

Trích đoạn hay từ sách

“Tôi của ngày hôm đó đã được sống trong những giây phút hạnh phúc rực rỡ nhất của cuộc đời.

Ngọn gió nóng rực mà các chú đã tạo ra làm tôi đổ mồ hôi nhưng ngày hôm đó không để lại bất cứ một ký ức buồn lo nào trong tôi. Ở trên khinh khí cầu, tôi như đứa trẻ hạnh phúc nhất thế gian. Bên cạnh là người bố mà tôi đã nhớ thương biết bao nhiêu, và chúng tôi đang bay lên bầu trời, cùng tận hưởng khung cảnh hoàng hôn tráng lệ nhất từ khi sinh ra đến giờ.

Tôi nhớ rất rõ những việc đã xảy ra ngày hôm ấy. Bố đã ở bên tôi tất cả thời gian. Tôi thò đầu ra ngoài chiếc khinh khí cầu, vươn hai tay về phía bầu trời đỏ rực, bất chợt bố ôm lấy tôi rồi cho tôi lên trên cổ. Được ở trên chỗ cao hơn, tôi có thể nhìn thấy bầu trời thật rõ ràng.

Vầng mặt trời đỏ rực với ánh sáng ấm áp bao trùm cảnh vật xung quanh, đến cả không khí cũng có một màu ấm áp.

      “Ye Seung ơi…” – Bố âu yếm gọi tên tôi. Tôi ôm lấy đầu bố, cúi xuống và áp tay vào má bố.

      “Dạ.”

      “Đừng quên nhé.”

      “Quên gì cơ ạ?”

       Bố trầm ngâm một lúc. Tôi vẫn cúi xuống lắng nghe. “Ngày hôm nay… và cả bố nữa…”        

Giọng của bố như chìm vào bầu trời hoàng hôn ấy. Tôi chỉ nhớ được đến thế. Có lẽ bố còn muốn nói với tôi nhiều hơn nữa, nhưng đến cuối lại chẳng thể tiếp lời. Bố chỉ ôm tôi vào lòng và nín thở rất lâu.

Nhưng tôi đã biết hết tất cả những điều bố muốn làm cho tôi. Áp tai vào ngực bố, tôi có thể nghe thấy trái tim bố đang thì thầm nhẹ nhàng với mình. Cho đến lúc khinh khí cầu chạm xuống đất, hai bố con vẫn chưa buông nhau ra. Cũng không nói một lời nào. Các chú quản giáo vội chạy đến và tách chúng tôi ra, các chú ở phòng giam cũng chạy đến ôm lấy tôi. Cho tới tận lúc ấy, tôi vẫn thấy mình hạnh phúc vô vùng.”

Chuông Mây  
Có gì trên tờ báo thứ hai ở miền Tây?

Có gì trên tờ báo thứ hai ở miền Tây?

Trong lịch sử báo chí Việt Nam, tên “Đại Việt tập chí” xuất hiện 2 lần và đều gắn với Hồ Biểu Chánh. “Đại Việt tập chí” đầu tiên ra đời ở Long Xuyên năm 1918 gồm 7 số, Hồ Biểu Chánh là một trong những chủ bút. “Đại Việt tập chí” bộ mới xuất bản ở Sài Gòn từ năm 1942 đến năm 1944 gồm 54 số, Hồ Biểu Chánh làm giám đốc. Trong bài viết này, chúng tôi xin phác họa về Đại Việt tập chí 1918. Do thời gian tồn tại ngắn ngủi, ít ai biết rằng, “Đại Việt tập chí” là tờ báo bằng chữ Quốc ngữ đầu tiên ở tỉnh An Giang, thứ hai ở ĐBSCL (sau An Hà báo ở Cần Thơ ra đời vào năm 1917).

Cần Thơ phát triển mô hình thư viện lưu động, thư viện kết hợp phục vụ người dân học tập suốt đời

Cần Thơ phát triển mô hình thư viện lưu động, thư viện kết hợp phục vụ người dân học tập suốt đời

(NSMT) - Ông Trần Việt Trường, Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ vừa có công văn đề nghị phát triển mô hình thư viện lưu động, thư viện kết hợp với trung tâm văn hóa, thể thao cấp xã, trung tâm học tập cộng đồng, điểm bưu điện - văn hóa xã, thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng phục vụ người dân học tập suốt đời tại cơ sở.

Cần Thơ trưng bày, giới thiệu sách của cố Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng

Cần Thơ trưng bày, giới thiệu sách của cố Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng

(NSMT) - Ngày 22/8, Công an TP Cần Thơ phối hợp Sở Văn hóa thể thao & du lịch thành phố, Thư viện thành phố tổ chức Lễ khai mạc trưng bày, giới thiệu sách của cố Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và sinh hoạt truyền thống cho cán bộ chiến sĩ năm 2024.

Mùa vu lan nhớ mẹ

Mùa vu lan nhớ mẹ

An bưng giỏ hoa nhẹ nhàng thướt tha trong tà áo dài trắng tinh khôi đi ngay sau lưng sư thầy. Mỗi lần thấy một bông hoa màu trắng được sư thầy chậm rãi cài trên ngực áo người đối diện, lòng An lại dâng lên niềm xúc động. Cho đến khi sư thầy dừng lại trước bé gái có hai bím tóc được cột gọn gàng bằng hai chiếc nơ màu hồng, sư thầy cầm bông hoa trắng cài lên áo người phụ nữ rồi cầm bông hoa đỏ muốn cài lên áo bé gái. Vậy mà bé gái lùi lại phía sau lắc đầu: - Con không muốn bông đỏ, con muốn bông trắng giống mẹ.

Nét đẹp văn hóa đồng bào Khmer Tây Nam Bộ qua những trang sách

Nét đẹp văn hóa đồng bào Khmer Tây Nam Bộ qua những trang sách

“Cảm nhận về văn hóa đồng bào Khmer Tây Nam Bộ” là quyển sách của tác giả Huỳnh Duy Lộc (hội viên Hội Văn nghệ dân gian, Hội Nhà văn TP Cần Thơ), do NXB Dân Trí vừa xuất bản. Dù khiêm tốn gọi là những “cảm nhận” nhưng đọc sách, người đọc có thêm nhiều kiến thức về nét đẹp văn hóa Khmer miền Tây Nam Bộ.

Nhiều sách hay dịp hè

Nhiều sách hay dịp hè

Nhân Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1-6 và mùa hè, các NXB và công ty phát hành sách ra mắt nhiều truyện tranh, bộ sách, tác phẩm mới cho lứa tuổi thiếu nhi, thanh thiếu niên.

Phát hành sách “Cha và con gái”: Cuốn cẩm nang nuôi dưỡng tình cảm gia đình

Phát hành sách “Cha và con gái”: Cuốn cẩm nang nuôi dưỡng tình cảm gia đình

Cuốn sách tuyển tập các tác phẩm xuất sắc trong cuộc thi viết “Cha và con gái” lần thứ 1 năm 2023 sẽ được Tạp chí Gia đình Việt Nam in và phát hành rộng rãi vào tháng 6 này.