Nếp nhà

Đường về quay quắt nỗi nhớ thương bố

Thứ tư, 24/05/2023, 10:26 AM

Sau đám cưới của tôi chỉ gần một năm, anh trai tôi điện về, cuộc gọi định mệnh ấy báo tin bố mất. Anh bảo bố tụt huyết áp, bị té ngã nhưng không ai biết, khi phát hiện đưa lên bệnh viện thì đã không cứu kịp.

- Em gái về đi, bố mất rồi.

Tiếng anh trai tôi thổn thức trong điện thoại. Giây phút ấy tim tôi như ngừng đập, tôi đứng như trời trồng giữa căn phòng buổi sáng. Mường tượng lại khung cảnh tối hôm qua, mới tối hôm qua thôi, tôi vừa nhắn tin về cho bố. Bố rep lại một cách nhanh chóng, vui vẻ và tỉnh táo. Nhưng bây giờ… tai tôi ù đi, có cái gì chẹn ngay lồng ngực, đau nhói. Tôi chẳng kịp hỏi thêm anh về những gì liên quan đến bố, trong đầu tôi lúc đó chỉ có một ý nghĩ duy nhất là làm sao về nhà nhanh nhất có thể. Quãng đường từ chỗ tôi về đến nhà, thực sự rất xa. Bắt chuyến xe về sân bay Tân Sân Nhất, sau đó lên máy bay, về tới sân bay thành phố Vinh, rồi tôi mới bắt xe về được tới nhà.

Quãng đường ngồi trên xe và máy bay, những kỉ niệm về bố cứ thế ùa về, nước mắt tôi chảy dài, nỗi ân hận cứ dâng đầy lồng ngực. Đến giây phút cuối cùng của cuộc đời, tôi cũng không thể nhìn bố lần cuối lúc ông còn tỉnh táo. Kể cho bố nghe về những điều thú vị mà tôi đã trải qua trong suốt hành trình từ Bắc vào Nam của tôi, để bố thấy được tôi đã trưởng thành như thế nào, không còn là con bé gầy gò, đen nhẻm, nhút nhát đứng sau lưng bố mỗi khi đến trường. Cũng không phải là đứa con gái vụng về mỗi khi trở về nhà, nằm co ro trên chiếc giường tre sau hè, chờ bữa cơm mẹ nấu. Tôi đã có nhiều cuộc va vấp, nhiều cú ngã trong cuộc đời và khi đứng lên tôi luôn thấy hình dáng bố ở phía sau, dõi theo, cổ vũ động viên tinh thần cho tôi bước tiếp.

1-10-2047

Xe taxi dừng trước cửa nhà, tôi bỏ hết đồ đạc trên xe, chạy băng băng vào trong nhà. Nhà tôi đông nghẹt người, anh em họ hàng tới đủ hết. Bố nằm ở đó, bất động trên chiếc giường gỗ, bộ quân phục năm nào đã được mọi người trong ban tang lễ mặc vào. Mắt bố nhắm nghiền, như đang ngủ một giấc dài. Gương mặt gầy gò, hốc hác đến tội nghiệp.

Tôi đứng lặng lẽ, ngắm nhìn gương mặt ấy lần cuối cùng, trước khi người ta làm lễ khâm liệm. Bàn tay bố chắp trước ngực, vầng trán cao, có một đường nhăn trên tạo thành hình rãnh ngay giữa trán. Tôi nhớ bố hay nhăn như thế mỗi khi anh em chúng tôi làm sai điều gì đó, hoặc điểm số ở trường bị kém. Bố luôn là người nguyên tắc, nghiêm khắc và kỉ cương đến đáng sợ. Vì bố đã từng trong môi trường quân ngũ, nên mọi thứ đối với bố phải nghiêm túc, chỉn chu và tử tế.

Tôi nhớ những buổi sáng mùa hè nóng nực ở quê nhà, khi ánh mặt trời còn lấp ló phía xa xa thì bố đã gọi anh em chúng tôi dậy, phân công nhiệm vụ công tác một ngày. Anh lớn nhiều tuổi hơn chịu trách nhiệm chăm lo cho đàn lợn, cắt rau, nấu cám, cho gà vịt ăn. Em giữa phụ anh trai quét nhà, lau dọn bàn ghế. Còn tôi là em út, nên được ưu tiên nhiều hơn. Tôi chỉ việc ngồi trước bờ đê nhìn xuống dòng nước chảy trước nhà, theo dõi lũ vịt tìm mồi, tránh không để chúng ra ruộng ăn lúa bị bảo vệ bắt. Cuối ngày tôi lùa đàn vịt về chuồng đếm đủ quân số, vịt no nê và hôm sau đẻ trứng đúng quy định thì chắc chắn bố sẽ thưởng cho tôi những que kem mát lành hay một chai nước khoáng to ú ụ.

Hồi đó, nước khoáng đóng trong chiếc chai màu xanh lá cây, được hơn nửa lít, nước khoảng màu trắng, đổ ra sủi bọt ào một cái, đợi lúc dịu dịu, bỏ thêm chút đá vào, mùa hè là thức uống tuyệt vời đối với cả người lớn lẫn trẻ con. Hồi đó mẹ tôi bán hàng tạp hóa, nên mỗi lần thấy tôi lon ton chạy ra là mẹ biết bố sai tôi đi lấy nước khoáng về uống. Mẹ chỉ biết lắc đầu:

- Hai bố con, chắc uống sập tiệm của mẹ mất.

Tôi nhớ những buổi chiều nắng nóng ran chiếu rọi trên khắp miền quê, bố giao anh trai ở nhà vừa làm việc vừa trông em. Nhưng bố vừa đi được một lúc, ba anh em đã rủ nhau chạy ra ngoài bờ ao, trèo lên hàng rào dâm bụt, anh ở trước, em ở sau, cứ thấy lung lay, làm xe, làm ngựa hô hoán khắp cổng nhà. Khi chán chê, mỏi mệt, chúng tôi lao ùm xuống ao tắm, quẫy đục cả cái ao nhà. Khi bố trở về, chỉ biết lắc đầu ngán ngẩm.

Bố chặt một cây roi tre dài thật là dài, kêu ba anh em trèo lên giường. Tôi nhớ từng cây roi hạ xuống, anh trai lại giật nảy mông lên, khóc không ra tiếng. Tôi nằm phía trong, không biết do xa hay bố cố tình không cho roi tới nơi mà mông tôi hoàn toàn êm ru. Mặc dù nghe những tiếng quát của bố thôi cũng đã đủ sợ, nước mắt ngắn dài, sụt sùi.

Rồi anh em chúng tôi lên thành phố học, bao nhiêu lo toan, tiền bạc đè nặng lên đôi vai gầy của bố, của mẹ. Mỗi lần điện thoại về nhà, nó không còn là niềm vui đối với bố nữa. Bởi đa phần chúng tôi điện về đều xin tiền nộp học, tiền ăn, tiền trọ. Bao nhiêu khoản phí dồn lên đồng lương ít ỏi của bố, đồng lời từ việc bán hàng của mẹ. Năm tháng nuôi chúng tôi trưởng thành, nhưng ánh mắt bố dần mờ đục, quay quắt trong những chiều muộn nhớ con và những vất vả lo toan thường nhật.

 Ngày tôi rời bước theo chồng, bố lặn lội từ quê vào. Bố lên tàu, đi miệt mài ba ngày hai đêm mới tới nơi. Tôi bảo bố sao không mua vé máy bay đi cho nhanh và khỏe. Bố viện lí do, bạn chiến đấu của bố từ Bắc vào Nam nhiều lắm, bố đi tàu cho tiện, tới ga nào bố muốn xuống thì bố xuống. Tôi nghe thế, nhưng biết bố tiếc tiền, thương con gái lo toan một mình cho cưới hỏi. Ngày tôi mặc chiếc váy trắng tinh khôi bước lên bục làm lễ, đứng cạnh bố, thấy tay bố run run. Tôi ghé vào tai bố thủ thỉ:

- Uống cho say đi bố, mấy khi mà được say.

Bố cười, ánh mắt đong đầy niềm vui, hãnh diện và rưng rưng. Bố thở phào nhẹ nhõm khi cuối cùng cô bé út ít trong nhà cũng đã có người rước. Hạnh phúc khi thấy người ấy dắt tay con gái mình, hân hoan trong lễ cưới, trìu mến và thân thương. Ông cũng trút bỏ được gánh nặng mà bao năm qua ông luôn suy tư. Về việc tôi không thể xin được công việc ổn định tại quê nhà, hay việc tôi chịu nhiều thiệt thòi khi bằng cấp một đường nhưng tôi lại làm một nẻo. Bố luôn tự hào về con gái mình, về những gì suốt những năm trên giảng đường tôi đạt được. Ông bảo:

- Vào Nam một lần cho biết, xong rồi về quê chứ chắc không vào nữa. Mai mốt sinh cháu, mang về quê bố nuôi.

Đó là những lời nói cuối cùng bố dành cho tôi. Sau đám cưới của tôi chỉ gần một năm, anh trai tôi điện về, cuộc gọi định mệnh ấy báo tin bố mất. Anh bảo bố tụt huyết áp, bị té ngã nhưng không ai biết, khi phát hiện đưa lên bệnh viện thì đã không cứu kịp.

Tôi ngồi ngây người, nước mắt không ngường rơi khi nghe anh bảo, trút hơi thở cuối cùng bố vẫn hỏi:

- Gái út của bố về chưa?

* Tiêu đề bài viết do tòa soạn biên tập

Bài dự thi cuộc thi viết Cha và con gái

Tác giả: Ngô Nữ Thùy Linh

Địa chỉ: Cán bộ Mặt trận - Ủy ban nhân dân xã Phú Ngọc, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai

Thông tin Cuộc thi viết chủ đề "Cha và con gái"

Yêu cầu

- Bài viết bằng tiếng Việt, dung lượng 1.000 - 1.500 từ được in trên giấy hoặc gửi qua email do Ban tổ chức cung cấp.

- Bài viết được thực hiện dưới dạng thư tâm tình cha dành cho con gái, con gái dành cho cha hoặc dưới dạng tản văn kể về kỷ niệm vui buồn giữa cha - con; nhật ký viết cho cha - con để lột tả về góc ký ức không quên…

Đối tượng dự thi

- Tất cả công dân Việt Nam trong và ngoài nước đều có thể tham gia dự thi

- Mỗi tác giả được gửi tối đa ba (03) bài dự thi.

- Tác phẩm được chọn đăng báo sẽ được trả nhuận bút theo quy định của tòa soạn Tạp chí Gia đình Việt Nam.

Thời gian nhận bài thi

- Thời gian nhận bài dự thi: Từ ngày 19/04/2023 đến ngày 19/06/2023 tính theo dấu bưu điện.

- Lễ tổng kết và Gala Trao giải diễn ra vào Ngày Gia đình Việt Nam 28/06/2023.

Địa chỉ nhận bài thi

- Bài dự thi online gửi qua email: [email protected].

- Bài dự thi viết tay hoặc đánh máy gửi về Tòa soạn Gia đình Việt Nam (Địa chỉ: Số 2 đường Lê Đức Thọ, quận Cầu Giấy, TP.Hà Nội).

Ngoài bì thư ghi rõ: Bài dự thi "Cha và con gái" kèm thông tin tác giả, địa chỉ, số điện thoại. Ban tổ chức không chịu trách nhiệm nếu hồ sơ tham dự cuộc thi bị thất lạc hoặc hư hỏng do lỗi của bưu điện.

Thông tin liên hệ

Tòa soạn Tạp chí Gia đình Việt Nam: Số 2 đường Lê Đức Thọ, quận Cầu Giấy, TP.Hà Nội.

Điện thoại: 0903.344571 (Nhà báo Đông Hường) hoặc 0973957126 (Đồng chí Bùi Hải Én).

Lưu ý: Tòa soạn sẽ chọn bài có nội dung phù hợp, biên tập sơ bộ (không làm thay đổi nội dung) để đăng báo. Bài chọn đăng được nhận nhuận bút theo quy định.

Để biết thông tin chi tiết về cuộc thi mời quý độc giả xem tại đây!

Ban Tổ Chức  
Giao tiếp kết nối yêu thương

Giao tiếp kết nối yêu thương

Đối thoại, giao tiếp rất quan trọng trong đời sống gia đình, bởi có nói mới hiểu để chia sẻ, cảm thông. Các thành viên cùng một mái nhà hãy tăng cường tương tác, mở lòng trò chuyện cùng nhau. Khi có tiếng nói chung, sẽ giảm bớt những bất đồng, tình cảm thêm gắn kết.

Bạn ghen tị với người khác giới điều gì?

Bạn ghen tị với người khác giới điều gì?

Đàn ông ghen tị với khả năng mang lại sự sống mới cho thế giới của phụ nữ, một số còn ghen tị cả với vai trò làm mẹ. Trong khi đó phụ nữ ghen tị với những điều bất ngờ khác.

Ước mơ làm mẹ của cô gái bại não

Ước mơ làm mẹ của cô gái bại não

Một phụ nữ Trung Quốc mắc bệnh bại não quyết tâm bảo vệ mong muốn được làm mẹ của mình trước những lời chỉ trích trực tuyến.

Phong thủy bàn làm việc giúp sự nghiệp “thăng hoa

Phong thủy bàn làm việc giúp sự nghiệp “thăng hoa" trong năm mới

Sự hài hòa trong việc sắp xếp bàn làm việc theo phong thủy sẽ giúp tâm trạng, sức khỏe, tiền tài và vận may trong công việc và sự nghiệp của gia chủ.

Tết vui, tiết kiệm

Tết vui, tiết kiệm

Còn hơn tháng nữa là đến Tết Nguyên đán, các gia đình đã bắt đầu sắm sửa để chuẩn bị đón mừng năm mới. Với sự chu đáo, vén khéo, nhiều chị em lên kế hoạch chi tiêu hợp lý, tiết kiệm để cả nhà có một mùa vui ý nghĩa.

Giáo dục con truyền thống gia đình qua dịp lễ Noel

Giáo dục con truyền thống gia đình qua dịp lễ Noel

Giáng sinh đang dần trở nên quan trọng khi là dịp để mỗi gia đình đoàn tụ yêu thương, chia sẻ và tận hưởng không khí vui tươi bên bạn bè, người thân.

Cùng nhau vượt khó

Cùng nhau vượt khó

(NSMT) - Cuộc sống không phải lúc nào cũng suôn sẻ, thuận lợi mà có những “khúc quanh” đột ngột như mất việc làm, ốm đau… Ðiều quan trọng, người trong cuộc đừng bi quan mà hãy suy nghĩ tích cực, tìm cách vượt qua nghịch cảnh. Sẽ đáng quý hơn nếu như trong lúc thắt ngặt, thất bại, có sự chung tay trợ giúp của gia đình.