Nếp nhà

Cha đã yêu con lặng lẽ và thô kệch theo cách riêng

Thứ năm, 18/05/2023, 09:30 AM

Khi con có con, con mới hiểu hết lòng người cha mà con đã hờn trách cả tuổi ấu thơ. Hóa ra ông yêu con bằng tình yêu lặng lẽ, thô kệch theo cách riêng của ông.

Trái đất, ngày 15 tháng 3 năm 2003

Kính gửi người cha trong mộng của con!

Lúc này trời đã ngả về đêm, xung quanh bao trùm bầu không gian yên ắng quá. Con chỉ nghe thấy tiếng gió thì thào, tiếng côn trùng đang chành chọe ngoài kia, và cả tiếng những giọt nước mắt đang lăn dài khe khẽ nơi khóe mắt con. Tối nay, con thức cùng với những ngôi sao trên trời đang thổn thức, dưới ánh sáng của chiếc đèn dầu nhỏ, ánh sáng của vầng trăng đang nghiêng mình soi qua ô cửa nhỏ, con viết bức thư này gửi cha - Người mà con chưa từng hình dung ra khuôn mặt, cũng chẳng biết cha ở nơi nào hay có hiện hữu trên thế giới này, chỉ biết rằng cha là người cha con ao ước hằng đêm.

Cha biết không? Hôm nay con bị một trận đòn rất đau của bố đẻ con vì con mải chơi, bỏ học. Những vết quất dài hằn lên chiếc mông đỏ ửng lên. Từng lời mắng trách của cha con tí lại vẳng bên tai con khiến con càng thấy tủi thân. Từ nhỏ đến giờ chưa khi nào ông ấy nói lời yêu con, chưa khi nào ông cho con đi chơi công viên hay ăn kem như cha của bạn khác. Ông có khuôn mặt khắc khổ, lúc nào cũng nghiêm nghị và đặc biệt chẳng bao giờ cười và chưa khi nào nhìn con bằng đôi mắt âu yếm, dịu dàng như những người cha khác.

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

Thú thật, con đã từng ganh tị với bạn bè khi bắt gặp bạn được cha chở xe đạp sau lưng rong ruổi trên những con đường vào buổi chiều vi vu tiếng sáo trầm trầm bổng bổng. Khi các bạn được cha cho đi ăn kem, đi xem chiếu bóng hoặc dẫn vào cửa hiệu mua những món đồ chơi yêu thích, con đã dừng lại thật lâu và tưởng tượng ra mình có người cha như vậy…

Đã bao lần con tự hỏi tại sao lại như vậy? Và thậm chí có lúc con rất ghét ông ấy và cảm thấy mình thiếu thốn tình cảm biết bao. Con cần lắm bờ vai cha để mỗi khi yếu đuối con ngả vào.

Người cha trong mộng của con ơi!

Đã không biết bao lần bỏ vào con thuyền nhỏ thả ra sông những lá thư gửi đi rất xa, rất xa. Con mong muốn có một người cha giàu sang, một người cha nói những lời nói ngọt ngào, cho con đi chơi và chiều con như cha các bạn. Nhưng những lá thư cứ theo con thuyền đi xa và không bao giờ có hồi đáp. Tuổi thơ con cứ đời chờ… chờ đợi mà không bao giờ thành hiện thực.

**********************************

Trái đất, ngày 2 tháng 5 năm 2023

Cha yêu dấu!

Những dòng sau này con viết tiếp khi con đã ở tuổi 40. Con lặng lẽ bỏ lá thư cũ kĩ còn dang dở được giấu kín trong chiếc hộp gỗ nhỏ ra để đọc lại. Con nhận ra những nét bút ngây ngô thời con trẻ của chính mình và con viết tiếp.

Cha đẻ con giờ đã ở tuổi xế chiều, mái tóc xanh của thời trai trẻ đã phai màu, làn da đen ngăn nhăm nhúm lại. Ông vẫn ít cười, khuôn mặt luôn đăm đăm. Mẹ con đã đi xa để lại ông một mình trong căn nhà trống hoác. Cứ ngày cuối tuần ông lại lủi lủi ra cây gạo đầu làng nhìn về xa ngóng con, ngóng cháu trở về…

 Đôi khi lâu con chưa về thăm nhà, sợ con ốm, ông lại điện lên. Vẫn giọng nói có vẻ nghiêm nghị, cứng rắn không bay bướm kiểu như: Con yêu ơi, hay gái của bố. Ông chỉ hỏi han: Con có khỏe không và dặn đừng bỏ bữa.

Hỡi người cha trong mộng của con!

Khi con có con, con mới hiểu hết lòng người cha mà con đã hờn trách cả tuổi ấu thơ. Hóa ra ông yêu con bằng tình yêu lặng lẽ, thô kệch theo cách riêng của ông. Ông không may mắn được học hành tử tế để thành ông nọ, bà kia nhưng dù chỉ là người thợ thuyền ông luôn cố gắng cho con được học hành tử tế. Ngày con gái lên xe hoa, ông trao tay con cho người ấy chỉ nói ngắn câu ngắn gọn:

- Con hãy đối xử tốt với con gái bố, nó đã khổ nhiều rồi.

Rồi ông vội vã quay đi để giấu đi những giọt nước mắt đang chực chảy ra trên đôi mắt lõm sâu và nhăn nhúm.

Người cha trong mộng của con yêu quý!

Nếu tuổi thơ con từng mơ về người cha giàu sang phú quý, thì bây giờ con không bao giờ đánh đổi lấy cha con với bất kì ai. Lúc này đây con mới thấu hiểu tình yêu cha đẻ đã dành cho con, cho dù có thô kệch, có lặng lẽ. Con luôn tự hào khi cha con chỉ là người thợ thuyền… Ông đã yêu con bằng tất cả những gì ông có.

Lá thư này con đã hoàn thiện nó trong vòng 30 năm, từ khi con là cô bé 10 tuổi và đến giờ khi con đã tuổi 40. Có thể, những dòng chữ này sẽ chẳng có ai đọc được và rồi lại gấp lại gửi theo chiếc nhỏ thuyền lênh đênh bên sóng nước mà thôi nhưng con thấy nhẹ nhõm lòng mình khi viết ra những điều con suy nghĩ.

Thư đã dài, con cảm ơn cha đã lắng nghe những lời con tâm sự, cho dù cha chẳng biết con là ai, đến từ đâu và con cũng vậy cũng chưa hiểu liệu cha có lặng lẽ trên đời. Đêm nay, con sẽ cố gắng hoàn tất công viêc để sớm mai, được trở về bên người đàn ông mà cả đời đã lặng lẽ dõi theo bước con đi và cả đời lo lắng cho con nhưng chẳng khi nào nói thành lời. Căn nhà thân thương, ngõ cũ đang chờ đón con trở về….

Con gái!

* Tiêu đề bài viết do tòa soạn biên tập

Bài dự thi viết chủ đề Cha và con gái

Tác giả: Nguyễn Thanh Thủy

Địa chỉ: Trường Tiểu học Minh Hòa, thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương

Thông tin Cuộc thi viết chủ đề "Cha và con gái"

Yêu cầu

- Bài viết bằng tiếng Việt, dung lượng 1.000 - 1.500 từ được in trên giấy hoặc gửi qua email do Ban tổ chức cung cấp.

- Bài viết được thực hiện dưới dạng thư tâm tình cha dành cho con gái, con gái dành cho cha hoặc dưới dạng tản văn kể về kỷ niệm vui buồn giữa cha - con; nhật ký viết cho cha - con để lột tả về góc ký ức không quên…

Đối tượng dự thi

- Tất cả công dân Việt Nam trong và ngoài nước đều có thể tham gia dự thi

- Mỗi tác giả được gửi tối đa ba (03) bài dự thi.

- Tác phẩm được chọn đăng báo sẽ được trả nhuận bút theo quy định của tòa soạn Tạp chí Gia đình Việt Nam.

Thời gian nhận bài thi

- Thời gian nhận bài dự thi: Từ ngày 19/04/2023 đến ngày 19/06/2023 tính theo dấu bưu điện.

- Lễ tổng kết và Gala Trao giải diễn ra vào Ngày Gia đình Việt Nam 28/06/2023.

Địa chỉ nhận bài thi

- Bài dự thi online gửi qua email: [email protected].

- Bài dự thi viết tay hoặc đánh máy gửi về Tòa soạn Gia đình Việt Nam (Địa chỉ: Số 2 đường Lê Đức Thọ, quận Cầu Giấy, TP.Hà Nội).

Ngoài bì thư ghi rõ: Bài dự thi "Cha và con gái" kèm thông tin tác giả, địa chỉ, số điện thoại. Ban tổ chức không chịu trách nhiệm nếu hồ sơ tham dự cuộc thi bị thất lạc hoặc hư hỏng do lỗi của bưu điện.

Thông tin liên hệ

Tòa soạn Tạp chí Gia đình Việt Nam: Số 2 đường Lê Đức Thọ, quận Cầu Giấy, TP.Hà Nội.

Điện thoại: 0903.344571 (Nhà báo Đông Hường) hoặc 0973957126 (Đồng chí Bùi Hải Én).

Lưu ý: Tòa soạn sẽ chọn bài có nội dung phù hợp, biên tập sơ bộ (không làm thay đổi nội dung) để đăng báo. Bài chọn đăng được nhận nhuận bút theo quy định

Để biết thông tin chi tiết về cuộc thi mời quý độc giả xem tại đây!

Ban Tổ Chức  
Cùng nhau vượt khó

Cùng nhau vượt khó

(NSMT) - Cuộc sống không phải lúc nào cũng suôn sẻ, thuận lợi mà có những “khúc quanh” đột ngột như mất việc làm, ốm đau… Ðiều quan trọng, người trong cuộc đừng bi quan mà hãy suy nghĩ tích cực, tìm cách vượt qua nghịch cảnh. Sẽ đáng quý hơn nếu như trong lúc thắt ngặt, thất bại, có sự chung tay trợ giúp của gia đình.

Hạnh phúc hơn khi sinh đủ 2 con

Hạnh phúc hơn khi sinh đủ 2 con

Nhiều hộ dân tộc Khmer ở TP Cần Thơ thực hiện tốt thông điệp của ngành dân số thành phố “Mỗi cặp vợ chồng nên sinh đủ 2 con”. Dẫu có lúc khó khăn về kinh tế nhưng các cặp vợ chồng đều cùng nhau vượt qua để xây dựng gia đình tiêu biểu, hạnh phúc.

Nhà chật đến mấy vẫn phải tránh đặt bếp 4 hướng này để không lục đục, ốm đau

Nhà chật đến mấy vẫn phải tránh đặt bếp 4 hướng này để không lục đục, ốm đau

Bếp không chỉ đơn thuần là nơi nấu nướng mà còn mang theo nguồn năng lượng hỏa, ảnh hưởng đến tài vận của gia chủ. Có một số lỗi phong thủy khi đặt bếp nấu mà nhiều gia đình Việt thường mắc phải.

Giải trí ảo, hậu quả thật

Giải trí ảo, hậu quả thật

Hiện nay, sử dụng mạng xã hội là hình thức giải trí phổ biến, nhất là đối với chị em phụ nữ. Các chị lên mạng cập nhật kiến thức, mở rộng quan hệ, kết giao bạn bè, nhiều chị đầu tư viết nội dung, xây dựng hình ảnh trên trang cá nhân thật lung linh để có like… Và rồi không ít trường hợp bị các thiết bị công nghệ cùng thế giới ảo chi phối quá mức, xao nhãng trách nhiệm đối với người thân, gây bao hệ lụy…

Khi mẹ là cô giáo

Khi mẹ là cô giáo

Chiến tranh kết thúc, mẹ tôi rời quân ngũ về làng rồi trở thành cô giáo. Làm con của cô giáo khiến tuổi thơ của tôi nhà cũng là trường mà trường cũng là nhà. Áp lực phải học giỏi, phải ngoan vì là con của cô giáo khiến tôi nhiều phen không còn là một đứa trẻ.

Hơn nửa thế kỷ đắp xây hạnh phúc

Hơn nửa thế kỷ đắp xây hạnh phúc

Cưới nhau từ năm 1973, ông Võ Văn Hai và bà Nguyễn Thị Điệp (ngụ khu vực Bình Thường A, phường Long Tuyền, quận Bình Thủy) là tấm gương về xây dựng gia đình văn hóa, con cháu thành tài. Hơn nửa thế kỷ qua, họ đã nắm tay nhau vượt qua gian khó để cùng đi đến bến bờ hạnh phúc.

Tài sản lớn nhất cuộc đời là người vợ xấu, đất cằn và chiếc áo bông rách

Tài sản lớn nhất cuộc đời là người vợ xấu, đất cằn và chiếc áo bông rách

Tục ngữ có câu: “Ba tài sản lớn nhất của cuộc đời là người vợ xấu, đất cằn và chiếc áo bông rách”, nó chiếm bao nhiêu trong cuộc đời còn lại của bạn?