Xưa - Nay

Gặp gỡ nữ biệt động thị xã Bến Tre

Thứ bảy, 30/04/2022, 07:06 AM

Thành lập năm 1966, Đội Biệt động thị xã Bến Tre được tuyển chọn từ lực lượng Thị đội Bến Tre. Tuy quân số chỉ khoảng 30 người (trong đó có phụ nữ), nhưng đội đã lập nên những chiến công anh hùng, có những trận diệt ác, trừ gian, triệt phá đồn địch thật bất ngờ, táo bạo, góp phần to lớn vào việc giải phóng nhanh thị xã Bến Tre. Những trận thắng oai hùng này có phần đóng góp của bà Võ Thị Phục (bí danh Vũ Minh) và bà Lê Thị Hồng (bí danh Minh Thắng), là 2 nữ chiến sĩ biệt động gan dạ, dũng cảm của đội.

Bà Võ Thị Phục (bí danh Vũ Minh)

Bà Võ Thị Phục (bí danh Vũ Minh)

Diệt ác ôn ở chợ Giữa

Sinh ra trong một gia đình giàu truyền thống cách mạng, lúc mới 15 tuổi (năm 1960), bà Võ Thị Phục đã tham gia công tác liên lạc cho cách mạng. Sau đó, bà được tổ chức phân công làm nhiệm vụ tự vệ mật, hoạt động nội thành. “Đơn vị đ1ánh rất nhiều trận, anh em hy sinh cũng nhiều, nhưng quân địch đã hoảng sợ khi nghe tới tên Biệt động Thị xã”, bà Phục bồi hồi nhớ lại. Trận đánh diệt tên cảnh sát Ất ác ôn tại chợ Giữa (nay thuộc xã Phú Hưng, TP. Bến Tre) là trận đánh bà không thể nào quên.  

Khoảng giữa năm 1966, phong trào quần chúng nổi dậy đấu tranh diệt ác, phá kềm kẹp đòi dân sinh, dân chủ lên cao. Do vậy, bọn địch đã tiến hành đàn áp, bắt bớ nhiều gia đình có người thân theo cách mạng. Nổi cộm có tên cảnh sát Ất khét tiếng ác ôn và có nhiều nợ máu với nhân dân. Bà Phục được phân công vào Tổ Quyết tử quân (là tổ trưởng) và 3 đồng đội nữa có nhiệm vụ trừ khử tên Ất. Nhận lệnh, bà Phục đã cùng đồng đội theo dõi, nắm quy luật đi lại của địch, đặc biệt là đối với tên Ất. Bà Phục kể: “Tôi cùng chị Mười Kim tập chạy xuồng, có gắn máy đuôi tôm. Có lần, đang tập lái thì xuồng bị chìm tại sông Lương Phú, tụi tôi trôi vào miệng đáy trên sông. Lúc này, máy bay địch rà trên không nhưng chúng không phát hiện. Rốt cuộc, chị em tôi cũng tập lái thuần thục xuồng máy đuôi tôm và chờ đợi thời cơ hành động”.

Ngày 9-7-1966, dựa theo phương án đã được chỉ huy phê duyệt, Tổ Quyết tử quân của bà Phục đi bằng xuồng máy trên sông Bến Tre, từ Mỹ Thạnh An qua chợ Giữa. Bà Kim ngồi giữ xuồng cho máy nổ sẵn, bà Phục được trang bị một súng Col 12 với nhiệm vụ ám sát tên Ất, ông Tùng được trang bị 1 khẩu Canada và 1 quả lựu đạn để yểm trợ, còn có 1 tiểu đội vũ trang yểm trợ hỏa lực phía bên kia sông (thuộc xã Mỹ Thạnh An). Sau khi nhận được ám hiệu của bà Lệ (bấy giờ tên cảnh sát Ất đang ngồi nhậu với một trung úy ngụy), bà Phục tiếp cận mục tiêu, giả vờ là người mua đồ tại tiệm tạp hóa để ở gần đối tượng hơn. Khi tính tiền cho chủ quán, bà Phục bất ngờ rút súng bắn vào người tên Ất khiến hắn ngã quỵ. Trong lúc tên địch còn lại lúng túng thì bị bà Phục bắn chết. Sau đó, bà bắn 1 phát làm ám hiệu rồi cùng đồng đội rút lui. Xuống tới xuồng, máy đuôi tôm trục trặc không nổ, mọi người đành phải dùng dầm bơi xuồng qua sông an toàn. 

  Đánh biệt kích địch ở chợ Ngã Năm

Tham gia Đội Biệt động thị xã Bến Tre tháng 12-1967, bà Lê Thị Hồng hoạt động dưới sự chỉ huy của ông Tám Thanh (còn gọi là Hà Sang) là đội trưởng. Bà Hồng giờ tuổi đã hơn 70 nhưng bà vẫn còn nhớ trận đánh trái nổ tại chợ Ngã Năm: “Tôi còn nhớ ngày 20-5-1969, sau ngày kỷ niệm sinh nhật Bác, Đội Biệt động quyết tâm đánh đại đội biệt kích Mỹ đóng ở gần chợ Ngã Năm”. Sau khi phương án tác chiến được chỉ huy phê duyệt, bà Hồng cùng ông Nguyễn Minh Chiến (thường gọi Chiến Tho) nhận nhiệm vụ đánh trận này.

Bà Lê Thị Hồng (bí danh Minh Thắng)

Bà Lê Thị Hồng (bí danh Minh Thắng)

Sáng sớm hôm ấy, bà Hồng cùng ông Chiến từ xã Phước Thạnh (huyện Châu Thành) đi ra tỉnh lộ 6, đón xe lam về thị xã Bến Tre, hai người có xách theo một giỏ đồ đựng chuối khô ép (ngụy trang để giấu quả mìn định hướng ở bên dưới). Đứng đợi xe, bà căn dặn ông Chiến cẩn thận. Phải bỏ qua nhiều chiếc xe lam (theo hướng Tân Thạch về thị xã), cuối cùng bà Hồng đón 1 chiếc xe lam có 4 người trên đó, trong đó có một người mặc quân phục hạ sĩ quan ngụy. Lên xe, bà Hồng chủ động ngồi sát người này, khéo léo bắt chuyện để cho ông Chiến thừa cơ hội đẩy giỏ đồ sâu vào gầm băng ghế ngồi. Khi xe tới chốt kiểm soát ngã ba Tân Thành, bà Hồng điềm tĩnh nói chuyện với anh hạ sĩ quan rồi xoay qua xởi lởi với tụi cảnh sát kiểm soát. Thấy có lính ngồi trên xe và được người đẹp hỏi thăm vui vẻ, bọn địch không kiểm tra kỹ mà cho xe qua. Cũng với “chiêu” này, xe lam qua được chốt kiểm soát ở ngã tư Phú Khương và ngã ba Tháp (cổng Công viên Bến Tre hiện nay).

Xuống xe, bà Hồng và ông Chiến mang giỏ chuối khô tới chợ Ngã Năm. Theo kế hoạch đã định, bà Hồng ngồi cảnh giới, chờ ông Chiến đi đặt quả mìn định hướng. Sau đó, hai người đi tới Bến Lỡ (thuộc khu vực bờ sông Bến Tre, nay thuộc phường An Hội) chờ kết quả. Đúng giờ G, một tiếng nổ kinh hoàng phát ra ở khu vực trụ sở đóng quân của đại đội biệt kích Mỹ… Bọn địch nháo nhào, cuống cuồng không hiểu được “Việt cộng” đã tấn công bằng cách nào. 

Biệt động thị xã Bến Tre còn rất nhiều trận phối hợp với bộ đội công đồn, diệt bót địch ghi dấu ấn như các trận đánh đồn Gò Dương (An Hòa, Phường 8), đồn Diều Gà (ấp Phú Tự, xã Phú Hưng), đồn Cây Da, xã Phú Hưng), đồn chợ Giữa (Tú Điền)… Sau ngày đất nước thống nhất, quân số của Đội Biệt động thị xã Bến Tre còn rất ít, có một số người tiếp tục công tác trong quân đội, một số người chuyển công tác khác, một số người nghỉ hưu về quê sản xuất.

Mỗi năm, vào dịp lễ 30-4, cựu chiến binh Biệt động thị xã Bến Tre đều tổ chức họp mặt thăm hỏi nhau, cùng nhớ lại những kỷ niệm chiến đấu và những đồng đội đã anh dũng hy sinh.

Bài, ảnh: Đức Chính

Link gốc tại Báo Đồng Khởi

Đức Chính  
Độc đáo Lễ cúng Trăng của đồng bào dân tộc Khmer

Độc đáo Lễ cúng Trăng của đồng bào dân tộc Khmer

(NSMT) - Lễ cúng Trăng là một trong những lễ hội truyền thống đặc sắc, phản ánh nét văn hóa độc đáo của đồng bào Khmer Nam Bộ. Với hoạt động đặc trưng là đút cốm dẹp, hay còn gọi là Oóc Om Bóc trong tiếng Khmer, lễ cúng Trăng còn được biết đến rộng rãi với cái tên Lễ Oóc Om Bóc.

Lung linh đêm hội sông Trăng

Lung linh đêm hội sông Trăng

(NSMT) - Trong khuôn khổ Lễ hội Óoc Om Bóc – Đua ghe Ngo Sóc Trăng khu vực ĐBSCL lần thứ 6 và Tuần lễ VHTT-DL Sóc Trăng lần thứ nhất năm 2024, tối ngày 12/11, trên đoạn sông Maspero (tên khác là Nguyệt Giang, Sông Trăng), Sở Văn hoá – Thể thao – Du lịch tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội thi Lôiprotip (thả Đèn nước), trình diễn Đèn nước và ghe Cà Hâu. Đêm hội có sự góp mặt của 20 đèn nước và 5 ghe Cà Hâu đến từ các chùa trong tỉnh.

Cà Mau: Công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh đối với Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam

Cà Mau: Công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh đối với Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam

(NSMT) - Ngày 12/11, tỉnh Cà Mau tổ chức lễ công bố quyết định xếp hạng di tích cấp tỉnh và khánh thành “Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa Miền Nam”. Buổi lễ được tổ chức vào Tuần lễ cao điểm với các hoạt động tái hiện 200 ngày Sự kiện Tập kết ra Bắc.

Sự kiện 70 năm tập kết ra Bắc tại Cà Mau: Nhớ cây vú sữa miền Nam gửi tặng Bác Hồ

Sự kiện 70 năm tập kết ra Bắc tại Cà Mau: Nhớ cây vú sữa miền Nam gửi tặng Bác Hồ

(NSMT) - Những ngày gần đây, Cà Mau đang chuẩn bị cho Lễ kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc, nhằm tái hiện về lịch sử, vùng đất, con người, đấu tranh cách mạng hào hùng giải phóng dân tộc, cũng như trong xây dựng và phát triển quê hương tỉnh.

Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam được công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh Cà Mau

Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam được công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh Cà Mau

(NSMT) - Ông Nguyễn Minh Luân - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau vừa ký quyết định công nhận xếp hạng Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam là di tích lịch sử cấp tỉnh tại ấp 10, xã Trí Phải, huyện Thới Bình.

Nhạc Ngũ âm của người Khmer ở Sóc Trăng

Nhạc Ngũ âm của người Khmer ở Sóc Trăng

(NSMT) - Một điểm nhấn sẽ tạo sự quan tâm của du khách tại Lễ hội Oóc om bóc - Đua ghe ngo Sóc Trăng, khu vực ĐBSCL lần thứ VI và Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sóc Trăng lần thứ I năm 2024, diễn ra từ ngày 9 - 15/11/2024 là trình diễn nhạc Ngũ âm - di sản văn hóa phi vật thể quốc gia của người Khmer tỉnh Sóc Trăng có quy mô lớn nhất Việt Nam được xác lập Kỷ lục Guiness Việt Nam. Đó là thông tin được ông Nguyễn Văn Khởi, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng cho biết.

Người xưa kiêng điều gì trong dịp Trung thu?

Người xưa kiêng điều gì trong dịp Trung thu?

Người xưa cho rằng Tết Trung thu trăng sáng nhất nên âm khí dễ vượng. Do đó có thể sẽ đem lại những điều không tốt nên truyền tai nhau những điều cấm kỵ.