“Giang Tây Nguyên” khởi nghiệp vì đam mê và nỗi nhớ quê hương
(NSMT) - Năm 2009, một người con miền núi rừng Tây Nguyên đã vào tận xứ Tây Đô để công tác. Ở đây một thời gian, chị Đỗ Thị Hương Giang và gia đình quyết định sẽ gắn bó lâu dài với vùng đất trù phú này. Tuy nhiên, Giang cũng không sao quên được những hình ảnh gắn liền với quê hương Kon Tum nơi mình đã sinh ra và lớn lên. Với cá tính sống với đam mê, không ngại vất vả, năm 2015 Giang quyết định khởi nghiệp lĩnh vực đồ gỗ xuất xứ từ quê mình, tưởng chừng mảng này chỉ dành cho các bậc nam nhi.
Ghé vào quán cà phê Tây Nguyên Phố nằm trên đường Trần Văn Trà, phường Hưng Phú, quận Cái Răng vào giờ vừa tan tầm, uống ly “cà phê ban mê” ngon, hoà cùng không gian mang đậm phong cách người Gia Lai thật là sảng khoái. Thấp thoáng bước vào quán là người phụ nữ dáng đi nhanh nhẹn với mái tóc tém cá tính, cô nở nụ cười thật tươi chào hỏi và đón tiếp mọi người. Người phụ nữ tên Giang này là chủ quán và cũng là chủ nhân của thương hiệu gỗ GTN mà mọi người hay gọi cái tên thương mến là Giang Tây Nguyên.
Đỗ Thị Hương Giang - Giang Tây Nguyên bên một sản phẩm dây leo rừng đặc trưng núi rừng dùng để check-in ở những điểm du lịch.
Chưa kịp ngồi xuống để hỏi han, Giang đã nắm tay phóng viên Nhịp Sống Miền Tây dẫn đi giới thiệu phòng trưng bày gỗ ngay bên cạnh sảnh của quán cà phê. “Giang thích gỗ lắm, dường như dòng máu đam mê đồ gỗ của quê hương chảy trong người mình và cứ thôi thúc mãi, thế nên Giang tự nhủ phải làm đều gì đó ở đây. Đến đầu năm 2015, Giang quyết định chắt chiu, gom nhặt những tác phẩm gỗ quý, độc lạ từ Kon Tum mang về Cần Thơ ra mắt, chia sẻ với mọi người về đồ gỗ quê hương của Giang. Ở đây đa dạng nhiều loại từ gỗ thường đến những loại gỗ rất quý, đặc biệt những tác phẩm thủ công mỹ nghệ có một không hai do chính các nghệ nhân nổi tiếng điêu khắc”, Giang Tây Nguyên tự hào chia sẻ.
Giang Tây Nguyên bên bộ bàn điêu khắc công phu từ những nghệ nhân lão luyện được vận chuyển vào Cần Thơ trưng bày.
Mới bước chân vào phòng trưng bày, đập vào mắt là hàng trăm tác phẩm được sắp xếp trưng bày vô cùng gọn gàng và sạch sẽ, thoang thoảng mùi hương thơm của các loại gỗ bay xộc lên mũi khiến tinh thần vô cùng phấn chấn, dễ chịu. Được biết, chị đã tự tay chọn từng sản phẩm ưng ý, bố trí và kết hợp với thiết kế của quán, chính vì sự tỉ mỉ và yêu mến quê hương chị đã tạo nên một “hương rừng” giữa lòng thành phố Cần Thơ.
Giang chia sẻ: “Ngoài kinh doanh các tác phẩm đồ gỗ, thi công lắp đặt nội thất, trần nhà thì Giang có thể nhận bất cứ thiết kế gì liên quan đến gỗ vì đó là đam mê lớn nhất của mình. Bên cạnh đó, Giang còn có những cộng sự vô cùng có tâm và cùng chung chí hướng lập nghiệp nên Giang rất tự tin về lĩnh vực này. Ngoài ra, Giang còn mang những đặc sản của quê hương mình về đây như mật ong rừng nguyên chất; các dược liệu quý khó tìm như sâm Ngọc Linh, nấm Linh Chi Lim Xanh, Tam Thất… Những sản phẩm này gia đình Giang sử dụng để giúp bảo vệ sức khoẻ và Giang muốn chia sẻ đến mọi người Cần Thơ nói riêng và miền Tây, cả nước nói chung về những món quà quý báu mà núi rừng Tây Nguyên - quê hương Giang đã ban tặng cho chúng ta”.
Là một cán bộ, được hỏi về việc làm sao để có thể giỏi việc nước, giỏi kinh doanh mà đảm việc nhà thì Giang cười trả lời: “Tôi chỉ biết mọi việc khi quyết định làm thì phải cố gắng làm cho thật tốt, dù đó là những việc nhỏ. tôi luôn lên kế hoạch chi tiết cụ thể những việc cần làm và sắp xếp thời gian một cách hợp lý để có thể sau công việc tại cơ quan, tôi được sống với gia đình và công việc riêng, mà công việc này lại liên quan đến quê hương của mình nên rất thích. Đó là một đam mê, cũng là một cách để tôi thoả sự nhớ mong, ai cũng có quê hương, ai cũng có nơi để về, nay khoảng cách địa lý Kon Tum và Cần Thơ sẽ không còn xa nữa vì tôi đã tạo một Tây Nguyên thu nhỏ ở đây rồi”.
Không chỉ trưng bày tượng, tác phẩm, tranh bằng gỗ để kinh doanh, mà tại tầng 1, tầng 2 - nơi bán cafe, bàn, ghế cho khách ngồi đều bằng gỗ lóng, gốc, rễ cây nghệ thuật... Sân khấu ca nhạc, tranh vẽ, bày trí đều mang phong cách của vùng đất Tây Nguyên với những bức tượng gỗ điêu khắc tình mẫu tử đặc trưng văn hoá của người Tây Nguyên, rồi nào là các loại cồng chiêng, có cả đàn T’rưng được trang trí độc đáo. Một số khách vào quán thuê đồ dân tộc mặc lên người đi qua đi lại chụp hình khiến tôi cứ ngỡ chính mình đang “lạc trôi” đến tận đại ngàn Tây Nguyên.
Nghe đâu đó có câu: “Thân cư hải ngoại/Tâm tại cố hương”. Rất nhiều người ôm hoài bảo làm giàu để khởi nghiệp, riêng Giang Tây Nguyên khởi nghiệp từ nỗi nhớ quê hương và những tình cảm ấy không phải chỉ được thể hiện qua tơ tưởng mà đã trở thành sự nghiệp kinh doanh.
CEO Grab học Harvard, làm việc 20h/ngày, từng đi khắp Đông Nam Á thuyết phục tài xế taxi thử ứng dụng
(NSMT) - Để Grab trở thành siêu ứng dụng 2 tỷ đô như ngày hôm nay, CEO Anthony Tan đã làm việc 20 giờ/ngày, từng đi khắp Đông Nam Á để thuyết phục tài xế dùng thử ứng dụng grab.
Về quê khởi nghiệp
"Từng trải qua hơn 15 năm tha hương mưu sinh, tôi thấu hiểu nỗi niềm không đâu bằng quê nhà. Vì vậy, khi có điều kiện, tôi vận dụng kinh nghiệm nghề nghiệp, mở cơ sở may gia công để tạo việc làm, thu nhập tại chỗ cho người lao động". Anh Võ Trầm Hương, 36 tuổi, chủ cơ sở may gia công, ấp Thới Bình A2, xã Thới Thạnh, huyện Thới Lai, bộc bạch về "cơ duyên” với nghề".
Đồng hành với thanh niên khởi nghiệp
(NSMT) - Để thu hút thanh niên tham gia tổ chức Đoàn ở địa phương, lãnh đạo BCH Đoàn thanh niên xã An Hiệp (huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng), bằng nhiều nguồn vốn, đã hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp bằng nhiều mô hình thiết thực, hiệu quả.
Tự học để khởi nghiệp
Khởi nghiệp là hành trình đòi hỏi sự kiên trì, nỗ lực vượt khó của mỗi bạn trẻ, vì vậy việc tự học, tự tích lũy thêm kinh nghiệm rất hữu ích, giúp bạn trẻ tự tin lập nghiệp, khởi nghiệp. Đồng hành cùng sinh viên (SV) khởi nghiệp, tổ chức Đoàn - Hội các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn TP Cần Thơ chú trọng tổ chức nhiều hoạt động trải nghiệm, tập huấn kỹ năng mềm, cùng các chương trình thực tập, tham quan doanh nghiệp, mô hình khởi nghiệp. Qua đó, góp phần nâng cao kiến thức thực tế và hun đúc tinh thần khởi nghiệp cho người trẻ.
Cần Thơ: Tổ chức Cuộc thi tìm kiếm ý tưởng, dự án khởi nghiệp dành cho thanh niên ĐBSCL năm 2024
(NSMT) - Ban Thường vụ Thành đoàn Cần Thơ, Hội Doanh nhân Trẻ TP Cần Thơ và Quỹ Khởi nghiệp sáng tạo FUNDGO vừa có buổi trao đổi thông tin về việc tổ chức Cuộc thi tìm kiếm ý tưởng, dự án khởi nghiệp năm 2024 dành cho thanh niên ĐBSCL.
Chàng trai khởi nghiệp với loài cây không lớn lên từ đất
Khu vườn trồng dứa Nam Mỹ và cây không khí của anh Nguyễn Phạm Minh Châu, 26 tuổi, ở Lộ Ngã Bát, đường Trương Vĩnh Nguyên, phường Phú Thứ, quận Cái Răng, thu hút khách tham quan bởi màu sắc rực rỡ, tuyệt đẹp. Là kỹ sư xây dựng nhưng anh Châu lại chọn khởi nghiệp với những loài cây không lớn lên nhờ đất.
Học sinh Sóc Trăng sáng chế hệ thống cảnh báo và dò tìm người mắc kẹt trong đám cháy
(NSMT) - Trước thực trạng đã có nhiều người thiệt mạng trong các vụ cháy ở các khu chung cư, một nhóm học sinh Sóc Trăng đã nghiên cứu và cho ra đời sản phẩm cảnh báo và dò tìm người mắc kẹt trong các vụ cháy chung cư.