Văn hóa

Hạnh phúc bình dị của đôi vợ chồng hơn 30 năm chung sống chưa biết tiếng cự cãi

Thứ bảy, 02/10/2021, 15:46 PM

Bí quyết giữ gìn hạnh phúc của vợ chồng cô Phương là luôn dành cho nhau sự tôn trọng và tin tưởng.

Tiếp khách trong căn nhà ấm cúng, khang trang ở khu vực 3, phường Tân An (quận Ninh Kiều), vợ chồng cô Hà Thị Tuyết Phương (55 tuổi) bùi ngùi kể chuyện xưa. 32 năm gắn bó, bằng tình yêu thương, tinh thần trách  nhiệm và sự tôn trọng dành cho nhau, cô chú đã nỗ lực vượt qua bao khó khăn, vun đắp nên một nếp nhà trên dưới thuận hòa, đầm ấm.

img_2818-0924

Vợ chồng cô Phương cùng xem lại những bức ảnh kỉ niệm của gia đình.

Quả vậy, hình ảnh gia đình cô Phương mỗi sáng sớm quây quần cùng nhau bán hủ tiếu, mì, hoàn thánh,… ở chợ Tân An đã trở nên quen thuộc với bà con lối xóm. Mỗi người một công đoạn, phối hợp nhịp nhàng, cô Phương thì lo xắt thịt, trụng rau; con trai út múc hủ tiếu, cha và con trai lớn chạy bàn, bưng bê… Do thức ăn ngon, giá rẻ lại phục vụ tận tình nên quán rất đắt khách, tầm hơn 9 giờ sáng là hết hàng, cả nhà lại cùng nhau dọn dẹp để buổi chiều con trai lớn của cô Phương bán cà phê và bỏ mối rau cải, kiếm thêm thu nhập. 

Cô Phương xúc động kể: “Hồi đó khổ lắm, nhưng nhờ vợ chồng đồng lòng làm ăn, nỗ lực vượt khó mới được như hôm nay”. 23 tuổi, cô Phương lập gia đình với chú Phạm Mười Một, người cùng địa phương. Mối duyên của hai người khá đặc biệt. Hồi xưa, chú Một làm trại cưa gần nơi má cô Phương bán hủ tiếu, mỗi ngày đều ghé ăn. Thấy chú hiền lành, chăm chỉ, má cô ngấm ngầm tạo điều kiện cho hai người gặp mặt. Biết hoàn cảnh khó khăn của chú Một, má cô đánh tiếng gả con gái mà không đòi hỏi gì.

Chú Một xúc động kể: “Đám cưới đơn sơ chỉ có vài người quen, đôi bông cưới tôi cũng không đủ tiền mua. Thương vợ thiệt thòi, tôi làm ngày đêm, ráng bù đắp cho vợ.  Má chồng và con dâu thương nhau lắm, còn má vợ cũng thương tôi như con ruột. Ân tình này suốt đời không quên”. Nghe chồng nói, mắt cô Phương ngấn nước. Cực nhất là giai đoạn má chồng bệnh, thêm con nhỏ, tiền bạc không có, may nhờ anh chị em giúp đỡ, bao hoạn nạn cũng qua. Khi má chồng mất, vợ chồng cô về nương tựa má ruột, nối tiếp nghề bán hủ tiếu cho đến nay.

 Bí quyết giữ gìn hạnh phúc của vợ chồng cô Phương đơn giản nhưng hiệu quả. Đó là luôn dành cho nhau sự tôn trọng và tin tưởng. Hơn 30 năm qua, chưa bao giờ trong nhà có cự cãi, lớn tiếng. Mỗi khi không vừa lòng điều gì, vợ chồng cô trao đổi thẳng thắn trên tinh thần góp ý, xây dựng. Trong dạy con, vợ chồng cô nhẹ nhàng phân tích tốt xấu, điều hay lẽ phải để con học hỏi, giữ gìn nề nếp, quý trọng tình cảm gia đình. Sống trong môi trường gần chợ búa khá phức tạp nhưng hai con trai cô không ruợu chè, hút thuốc, chơi bời, chỉ lo học hành, chăm chỉ làm ăn. Học từ cha mẹ tính tiết kiệm, các con cô sống giản dị, không đua đòi. Con trai lớn cô Phương vừa dành dụm mua được căn nhà nhỏ để hai vợ chồng ra riêng. Con trai út tốt nghiệp đại học, thấy cha mẹ vất vả nên chưa xin việc, ở nhà phụ giúp.

Nhiều năm qua, được Hội phụ nữ khu vực giới thiệu vay vốn làm ăn, cô Phương mua sắm bàn ghế, có điều kiện mua bán thuận lợi hơn. Kinh tế ổn định, cô Phương tham gia công tác địa phương. Hiện nay, cô làm Tổ trưởng Tổ tự quản kiêm Tổ trưởng Tổ phụ nữ tổ 5, thường xuyên tuyên truyền thủ đoạn tội phạm để bà con cảnh giác, đề phòng, vận động hội viên phụ nữ thực hiện phong trào “5 không, 3 sạch”, giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm, xây dựng gia đình hạnh phúc… 

Chị Nguyễn Thị Mỹ Loan, Trưởng khu vực 3, phường Tân An, cho biết: “Là gia đình văn hóa tiêu biểu ở địa phương, vợ chồng cô Phương chí thú làm ăn, nuôi dạy con cái hiếu thảo, ngoan hiền. Không chỉ xây dựng cuộc sống đầm ấm, hạnh phúc, cô Phương còn nhiệt tình với công tác đoàn thể, được bà con quý mến”.

Khánh Tường  
Đoán trí thông minh của trẻ qua quan sát bàn tay

Đoán trí thông minh của trẻ qua quan sát bàn tay

Những đặc điểm như chiều dài ngón hay cấu trúc bàn tay có thể giúp phụ huynh nhận biết khả năng tư duy và tiềm năng phát triển của trẻ ngay từ nhỏ.

Ở nhà thuê có cần cúng ông Công ông Táo không?

Ở nhà thuê có cần cúng ông Công ông Táo không?

Cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp là truyền thống lâu đời của người Việt. Nhiều người thuê nhà đang phân vân liệu có phải thực hiện nghi lễ này hay không?

Dọn nhà cuối năm bỏ 7 loại cây để đón vận may

Dọn nhà cuối năm bỏ 7 loại cây để đón vận may

Việc dọn dẹp cuối năm cần phải vứt bỏ một số cây cảnh không tốt cho phong thủy gia đình, xua đuổi xui xẻo ra khỏi nhà.

Cổ nhân dạy tháng 12 âm lịch không làm 5 điều

Cổ nhân dạy tháng 12 âm lịch không làm 5 điều

Những điều cấm kỵ trong tháng 12 âm tuy có phần mê tín nhưng cũng thể hiện sự mong đợi, cầu phúc trong năm mới cũng như sự tôn trọng, kế thừa văn hóa truyền thống của người dân.

Phối cảnh Đường hoa nghệ thuật Cần Thơ Tết Ất Tỵ năm 2025

Phối cảnh Đường hoa nghệ thuật Cần Thơ Tết Ất Tỵ năm 2025

(NSMT) - Đường hoa nghệ thuật Cần Thơ Tết Ất Tỵ năm 2025 với chủ đề “Hội tụ và phát triển”. Dự kiến khai mạc đưa vào phục vụ ngày 27/01/2025 và hoạt động đến hết ngày 03/02/2025 (từ ngày 28 tháng Chạp đến hết ngày mùng 6 Tết) tại tuyến đường Võ Văn Tần – Nguyễn Thái Học, quy mô khoảng 310m, kinh phí thực hiện khoảng 5,5 tỉ đồng được xã hội hóa, không dùng ngân sách.

Vì sao tháng Chạp không nên chuyển nhà?

Vì sao tháng Chạp không nên chuyển nhà?

Tháng Chạp là tháng cuối cùng trong năm Âm lịch, lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống mà còn được chứa đựng nhiều điều kiêng kỵ mang đậm dấu ấn tâm linh.

Xuân yêu thương 2025: Sự trở lại của hành trình trao gửi niềm vui dịp Tết cho trẻ em mồ côi

Xuân yêu thương 2025: Sự trở lại của hành trình trao gửi niềm vui dịp Tết cho trẻ em mồ côi

(NSMT) - Mùa xuân luôn là thời điểm sum vầy, chia sẻ những khoảnh khắc hạnh phúc bên gia đình, người thân. Tuy nhiên, không phải đứa trẻ nào cũng có được niềm vui ấy. Nhiều trẻ em mồ côi, cơ nhỡ và khuyết tật sống trong hoàn cảnh khó khăn, không có một mùa Tết đầy đủ như bao trẻ em khác. Để xoa dịu nỗi đau này, chương trình “Xuân yêu thương” tổ chức hàng năm tại TP Cần Thơ đã và đang trở thành một hành trình trao gửi yêu thương ý nghĩa, nối dài truyền thống tốt đẹp của dân tộc "Lá lành đùm lá rách".