Hậu Giang: Công bố nghệ thuật hát Aday của người Khmer là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
(NSMT) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang Hồ Thu Ánh vừa trao bảng chứng nhận của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho lãnh đạo UBND huyện Long Mỹ, chứng nhận loại hình nghệ thuật hát Aday của người Khmer xã Xà Phiên, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Theo đó, loại hình nghệ thuật hát Aday của người Khmer là nghệ thuật trình diễn dân gian tổng hợp, theo lối hát đối đáp của nam, nữ, kết hợp với múa được nhạc cụ hỗ trợ, thể hiện các giá trị nghệ thuật độc đáo của đồng bào dân tộc Khmer.
Hát Aday có từ rất sớm, được truyền vào tỉnh Hậu Giang cùng với công cuộc khai hoang mở đất, lập phum, sóc của bà con Khmer tỉnh Hậu Giang, điển hình là ở chùa Pô Thi Vong Sa, xã Xà Phiên, huyện Long Mỹ.

Một tiết mục hát Aday của đồng bào Khmer. Ảnh: Báo tin tức.
Hát Aday được trình diễn trong các dịp lễ hội, hát góp vui trong các nghi lễ gia đình hay các cuộc vui trong phum, sóc. Lời bài hát thường là lời ướm hỏi, trao nhau tình cảm thân thương, ca ngợi, chúc phúc trong nghi lễ gia đình, xây dựng đời sống văn hóa… tùy vào từng bối cảnh, hát Aday có thể sử dụng bài hát truyền thống hoặc viết lời mới, hay ứng tác tại chỗ.
Để bảo tồn, phát huy di sản hát Aday, tỉnh Hậu Giang đã xây dựng Đề án “Truyền dạy và bảo tồn nghệ thuật hát Aday của đồng bào dân tộc Khmer Nam bộ tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2016 - 2020", với kinh phí hơn 1 tỷ đồng. Kết quả Đề án đã tổ chức nhiều hội thi, hội diễn, mở lớp truyền nghề, nâng chất hệ thống các câu lạc bộ.
Hậu Giang hiện có 26 ngàn đồng bào dân tộc Khmer chiếm 3% dân số, với 15 chùa Phật giáo Nam Tông Khmer, đồng bào Khmer trong tỉnh luôn chú trọng bảo tồn phát huy văn hóa, bản sắc dân tộc cũng như tình đoàn kết cộng đồng các dân tộc anh em. Việc hát Aday được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia sẽ tạo động lực rất lớn cho tỉnh Hậu Giang tiếp tục bảo tồn, phát huy loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian đặc sắc này, đem lại sức sống mới, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần của nhân dân trong tỉnh.
Mua vàng ngày vía Thần Tài nắm kỹ những điều này để hút tài lộc
Mua vàng ngày vía Thần Tài nắm kỹ những điều này để hút tài lộc khi ngày vía Thần Tài năm Ất Tỵ 2025 rơi vào thứ Sáu, ngày 7/2 Dương lịch, ngày làm việc trong tuần.
Có nên mua vàng trước ngày Vía Thần Tài?
Ngày vía Thần Tài nhiều người thường có thói quen đi mua vàng nên thường xảy ra tình trạng chen chúc, giá tăng vọt. Vậy có thể mua vàng trước ngày vía Thần Tài hay không?
Giữ Tết truyền thống trong lòng con trẻ giữa thời đại số hóa
(NSMT) - Nhiều người cứ than thở Tết trong mắt con trẻ bây giờ “nhạt” lắm, chẳng còn háo hức và mong ngóng như xưa…
Tản mạn với làng nghề gạch - gốm trăm năm
Năm 2024, tỉnh Vĩnh Long có một sự kiện quan trọng, tiêu biểu: Festival Gạch Gốm Đỏ - Kinh Tế Xanh lần thứ nhất nhằm tôn vinh nghề gạch - gốm trăm năm tồn tại ở xứ này; qua đó quảng bá thương hiệu, đồng thời bảo tồn, phát huy di sản, kêu gọi đầu tư, phát triển du lịch, thu hút khách trong và ngoài nước đến với làng nghề độc đáo, hiếm có ở miền Tây Nam Bộ.
Độc đáo Lễ cúng Trăng của đồng bào dân tộc Khmer
(NSMT) - Lễ cúng Trăng là một trong những lễ hội truyền thống đặc sắc, phản ánh nét văn hóa độc đáo của đồng bào Khmer Nam Bộ. Với hoạt động đặc trưng là đút cốm dẹp, hay còn gọi là Oóc Om Bóc trong tiếng Khmer, lễ cúng Trăng còn được biết đến rộng rãi với cái tên Lễ Oóc Om Bóc.
Lung linh đêm hội sông Trăng
(NSMT) - Trong khuôn khổ Lễ hội Óoc Om Bóc – Đua ghe Ngo Sóc Trăng khu vực ĐBSCL lần thứ 6 và Tuần lễ VHTT-DL Sóc Trăng lần thứ nhất năm 2024, tối ngày 12/11, trên đoạn sông Maspero (tên khác là Nguyệt Giang, Sông Trăng), Sở Văn hoá – Thể thao – Du lịch tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội thi Lôiprotip (thả Đèn nước), trình diễn Đèn nước và ghe Cà Hâu. Đêm hội có sự góp mặt của 20 đèn nước và 5 ghe Cà Hâu đến từ các chùa trong tỉnh.
Cà Mau: Công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh đối với Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam
(NSMT) - Ngày 12/11, tỉnh Cà Mau tổ chức lễ công bố quyết định xếp hạng di tích cấp tỉnh và khánh thành “Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa Miền Nam”. Buổi lễ được tổ chức vào Tuần lễ cao điểm với các hoạt động tái hiện 200 ngày Sự kiện Tập kết ra Bắc.