Ẩm thực

Hậu Giang: Khai thác du lịch từ tiềm năng, thế mạnh sẵn có

Thứ năm, 26/05/2022, 10:14 AM

Tiếp giáp thành phố Cần Thơ, vị trí giao thông thuận lợi cả đường thủy lẫn bộ, tài nguyên du lịch đa dạng, huyện Châu Thành A đã định hướng bài bản, từng bước đầu tư, khai thác tạo nên những sản phẩm du lịch khác biệt.

Định hướng bài bản

Khai thác du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, trải nghiệm gắn với văn hóa sông nước là một trong những điểm sáng, từng bước được địa phương định hướng bằng những kế hoạch, đề án.

Homestay Mương Đình đi vào hoạt động không lâu nhưng trở thành sản phẩm du lịch nổi bật của huyện Châu Thành A cũng như cả tỉnh.

Homestay Mương Đình đi vào hoạt động không lâu nhưng trở thành sản phẩm du lịch nổi bật của huyện Châu Thành A cũng như cả tỉnh.

Sau khi Nghị quyết số 04 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển công nghiệp, nông nghiệp, đô thị và du lịch tỉnh Hậu Giang, giai đoạn 2021-2025 và các năm tiếp theo, được triển khai, UBND huyện Châu Thành A xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện. Mỗi lĩnh vực, đều xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp, có phân công, phân nhiệm vụ cụ thể. Riêng du lịch, mục tiêu đề ra là đa dạng hóa sản phẩm du lịch, ưu tiên phát triển sản phẩm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, nông nghiệp, cộng đồng gắn với văn hóa bản địa, mở rộng, nâng cao chất lượng dịch vụ, như cơ sở lưu trú, dịch vụ thương mại, vui chơi, giải trí…

Huyện đã xây dựng hoàn chỉnh đề án phát triển du lịch, trong đó phân tích sâu tiềm năng, lợi thế, các nhóm giải pháp thực hiện từng giai đoạn và định hình những sản phẩm du lịch thế mạnh, đặc trưng, liên kết nội tỉnh và liên kết vùng để từng bước khai thác du lịch. Huyện đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, đón 130.000 lượt khách nội địa và quốc tế, qua việc đầu tư khai thác các sản phẩm du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái sông nước trên tuyến kênh xáng Xà No, du lịch trải nghiệm tại Trang trại sữa dê Ngọc Đào… Song song đó, địa phương tiếp tục nâng chất toàn diện hệ thống giao thông nông thôn lên một tầm mới, phát huy các loại hình du lịch sinh thái, trải nghiệm, lịch sử, tâm linh và kêu gọi đầu tư các loại hình du lịch giải trí, nghỉ dưỡng.

Ông Nguyễn Văn Phúc, Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện Châu Thành A, chia sẻ: Có nhiều nhà đầu tư cũng đã đến và tìm hiểu để có hướng đầu tư xây dựng sản phẩm du lịch. Gần đây nhất là Công ty Green Dragon đã có chuyến khảo sát tại trung tâm huyện, có hướng đầu tư xây dựng phố đi bộ, ẩm thực đường phố. UBND huyện còn kêu gọi xã hội hóa đầu tư sản phẩm dịch vụ văn hóa du lịch tại Quảng trường UBND huyện, với tổng diện tích hơn 2ha, trong đó hơn nửa diện tích để xây dựng sân khấu, sân lễ tổ chức những sự kiện lớn. Nếu được đầu tư dịch vụ, nơi đây sẽ là điểm giải trí và tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ đa dạng, tạo điểm nhấn tại trung tâm huyện.

Vào cuộc đồng bộ

Việc định hướng bài bản bằng kế hoạch, đề án, đã giúp cho địa phương có cái nhìn khác về du lịch. Bà Nguyễn Thị Lý, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, nhận định: “Châu Thành A là một trong những địa phương đã có sự quan tâm và vào cuộc rất quyết liệt, bài bản. Chúng tôi đã, đang và sẽ tiếp tục hỗ trợ về chuyên môn, tạo điều kiện cho địa phương, nhất là người dân tiếp cận với những cách khai thác tiềm năng hiện có cũng như xây dựng sản phẩm du lịch mới, để có góc nhìn và đầu tư đúng hướng. Địa phương phát huy thế mạnh, tạo nên những sản phẩm đặc thù, đủ sức thu hút du khách, sẽ góp phần thúc đẩy du lịch của Châu Thành A nói riêng, tỉnh Hậu Giang nói chung, phát triển xứng tầm”.

Chính những cố gắng và nỗ lực đó, đã dần hình thành nên những sản phẩm du lịch bước đầu mang lại những hiệu quả thiết thực, như: Công viên giải trí Kittyd & Minnied, Làng hoa Xáng Mới, Trang trại sữa dê Ngọc Đào, điểm du lịch Miệt Ngàn… Đặc biệt, homestay Mương Đình vừa đi vào hoạt động từ đầu năm đến nay, đã trở thành nơi được nhiều du khách tìm đến. Trong không gian yên bình, xanh mát với nhiều loại hoa trải khắp lối đi, trái cây bốn mùa trĩu quả. Du khách còn được trải nghiệm những trò chơi dân gian, bơi thuyền len lỏi trong vườn cây ăn trái… Bà Dương Thị Nhỏ, chủ homestay này chia sẻ: Ngoài việc quyết tâm bỏ kinh phí đầu tư, bà còn được hỗ trợ và tạo điều kiện để học tập, tham quan nhiều mô hình homestay ở nhiều nơi để rút kinh nghiệm, cơ sở đang hoàn thành các thủ tục để được hưởng chính sách ưu đãi của tỉnh.

Quyết định sự thành công trong quá trình phát triển du lịch còn là sự vào cuộc, cùng chung tay của người dân. Họ càng am hiểu, quyết chí làm du lịch, cộng với sự quan tâm, tiếp sức đúng lúc, sẽ góp phần quan trọng trong việc xây dựng những sản phẩm du lịch hiệu quả. Châu Thành A đã khai thác đúng điểm này, tạo nên sự chuyển mình ở lĩnh vực du lịch rất rõ nét. Những điểm du lịch từ các vườn cây ăn trái, quán cà phê trên địa bàn huyện cũng đang từng bước được người dân tiếp tục khai thác, mở rộng, hứa hẹn trong thời gian tới sẽ có thêm nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn tiếp theo.

Phấn đấu thu hút khoảng 300.000 lượt khách, doanh thu trên 318 tỉ đồng từ du lịch

Huyện Châu Thành A phấn đấu đến năm 2025 đón trên 130.000 khách du lịch, trong đó có trên 9.000 khách quốc tế, tổng doanh thu khoảng 94 tỉ đồng, tạo việc làm cho 400 lao động. Đến năm 2030 thu hút khoảng 300.000 lượt khách với doanh thu trên 318 tỉ đồng, tạo việc làm cho 1.000 lao động. Một số sản phẩm du lịch chủ lực hiện có của địa phương là: Homestay Mương Đình, du lịch Miệt Ngàn, Trang trại sữa dê Ngọc Đào. Một số sản phẩm du lịch đang kêu gọi đầu tư: du lịch sinh thái trên tuyến Quốc lộ 61C, kênh xáng Xà No. Giai đoạn 2025-2030, huyện sẽ tập trung phát triển loại hình du lịch thể thao, vui chơi giải trí…

Theo Vĩnh Trà / Báo Hậu Giang

Xem bài viết gốc tại đây

Tour chay miền Tây: Khám phá du lịch bản địa và thưởng chay

Tour chay miền Tây: Khám phá du lịch bản địa và thưởng chay

(NSMT) - Đổ xăng đầy bình rồi vòng vèo, vừa khám phá miệt vườn sông nước xứ Tây Đô, vừa thưởng thức những món chay ngon dành cho người ăn chay hoặc thích lối sống xanh, hẳn “tour không ăn thịt” này sẽ là một ý tưởng khá hay ho gợi ý cho bạn trong dịp lễ?

Cần Thơ đón khoảng 870.000 lượt khách tham gia các hoạt động dịp Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024

Cần Thơ đón khoảng 870.000 lượt khách tham gia các hoạt động dịp Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024

(NSMT) - Từ ngày 17-21/4, các hoạt động nhân dịp Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024, Lễ hội Bánh dân gian Nam bộ đã thu hút khoảng 870.000 lượt khách đến tham quan, trải nghiệm tại TP. Cần Thơ.

Gìn giữ, lan tỏa hương vị bánh quê

Gìn giữ, lan tỏa hương vị bánh quê

Trong nhiều lần tổ chức Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ (DGNB), Hội thi Bánh DGNB là một trong điểm nhấn không thể thiếu. Hội thi không chỉ là sân chơi để nghệ nhân giới thiệu các loại bánh gia truyền, đặc sản quê nhà mà còn là không gian kết nối, lan tỏa tình yêu chiếc bánh quê đến du khách gần xa. Những chiếc bánh không chỉ mang tinh túy truyền thống mà còn được sáng tạo, góp phần làm nên sức hút mới cho bánh DGNB.

Trải nghiệm du lịch thể thao tại Vườn quốc gia U Minh Hạ

Trải nghiệm du lịch thể thao tại Vườn quốc gia U Minh Hạ

(NSMT) - Ban lãnh đạo Vườn quốc gia U Minh Hạ chuẩn bị tổ chức các hoạt động thể thao, du lịch Sự kiện “Hương rừng U Minh” trong chương trình sự kiện “Cà Mau - Điểm đến năm 2024”. Sự kiện sẽ diễn ra vào lúc 07 giờ, ngày 27/4/2024 tại Vườn quốc gia U Minh Hạ, ấp Vồ Dơi, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau.

Lưu ngay kinh nghiệm du lịch Phú Quốc với chi phí lưu trú xấp xỉ 1 triệu đồng

Lưu ngay kinh nghiệm du lịch Phú Quốc với chi phí lưu trú xấp xỉ 1 triệu đồng

(NSMT) - Kinh nghiệm khám phá trọn vẹn Phú Quốc dành cho du khách với chi phí tối ưu trong thời điểm đẹp nhất trong năm của đảo Ngọc.

Đồng Tháp: Khai thác du lịch từ vườn xoài, quýt

Đồng Tháp: Khai thác du lịch từ vườn xoài, quýt

(NSMT) - Tỉnh Đồng Tháp là một trong những địa phương có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch, nhất là du lịch nông nghiệp, địa phương đã đưa nhiều loại cây trồng vào khai thác du lịch như: sen, xoài, quýt hồng…góp phần làm cho điểm đến thêm ấn tượng.

Sắc màu bánh phồng tôm

Sắc màu bánh phồng tôm

Vùng đất Cà Mau được thiên nhiên ưu đãi nhiều loại tôm ngon như: tôm đất, tôm sú, tôm bạc... Từ con tôm nguyên liệu, ngoài chế biến các món ăn, người dân Cà Mau còn sáng tạo ra món đặc sản bánh phồng tôm được ưa chuộng, nổi tiếng khắp nơi.