Hơn 50.000 hộ dân ở ĐBSCL thiếu nước sinh hoạt
(NSMT) - Từ đầu mùa khô năm 2024 đến nay, hạn hán và xâm nhập mặn đã làm hơn 50.000 hộ dân ở ĐBSCL bị thiếu nước sinh hoạt; gần 1.000 tuyến đường, bờ kênh, nhà ở, kho xưởng, cầu giao thông bị hư hỏng, đổ sập do sụt lún, sạt lở; hàng ngàn ha rau màu bị thiếu nước tưới, chết khô; hàng trăm ha rừng bị cháy rụi…
Ngày 15/5, tại TP. Cần Thơ, Báo Sài Gòn Giải Phóng (SGGP) phối hợp UBND TP. Cần Thơ và Viện Nghiên cứu - Phát triển Kinh tế tuần hoàn (Đại học Quốc gia TPHCM) tổ chức Hội thảo với chủ đề “Giải pháp cấp thiết bảo vệ vùng Đồng bằng sông Cửu Long”.
Tham dự hội thảo có ông Nguyễn Văn Hiếu - Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Cần Thơ; ông Nguyễn Ngọc Hè - Phó Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ; Đại tá Trần Văn Ngạn - Phó Tham mưu trưởng Quân khu 9; ông Nguyễn Văn Sánh - nguyên Viện Trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển ĐBSCL; PGS-TS Phan Thanh Bình - nguyên Giám đốc Đại học Quốc gia TPHCM, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội khóa 14; PGS-TS Lê Anh Tuấn - Trường Đại học Cần Thơ; cùng đại biểu là những chuyên gia, lãnh đạo sở ngành, quận huyện, các doanh nghiệp, các trường đại học… tham dự.
Hội thảo được diễn ra với sự chủ trì của ông Nguyễn Ngọc Hè - Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ; PGS-TS Phan Thanh Bình - nguyên Giám đốc Đại học Quốc gia TPHCM, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội khóa XIV; Nhà báo Tăng Hữu Phong - Tổng Biên tập Báo SGGP; PGS-TS Nguyễn Hồng Quân - Viện Trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển Kinh tế tuần hoàn, Đại học Quốc gia TPHCM.
Phát biểu khai mạc hội thảo, nhà báo Tăng Hữu Phong - Tổng Biên tập Báo SGGP cho biết, ĐBSCL được biết đến là “vựa lương thực” của cả nước, là “giỏ thực phẩm” của toàn cầu, bởi nơi đây có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, đất đai bằng phẳng, phì nhiêu. Những năm qua, đồng bằng đóng góp khoảng 18% GDP toàn quốc, với hơn 94% tổng lượng gạo xuất khẩu, gần 60% kim ngạch xuất khẩu thủy sản và 70% sản lượng trái cây cả nước.
Là vùng trọng yếu về an ninh lương thực của quốc gia, nhưng ĐBSCL lại là khu vực rất dễ tổn thương trước tác động của biến đổi khí hậu. Ảnh hưởng của hạn hán, xâm nhập mặn, nguồn nước ngầm suy giảm, cộng với việc nhiều công trình thủy điện hình thành ở thượng nguồn sông Mekong… khiến cho miền Tây đang phải đối mặt với sụt lún, sạt lở đất; thiếu nước sản xuất, sinh hoạt… rất nghiêm trọng.
Cả vùng hiện có hơn 800 khu vực sạt lở với tổng chiều dài hơn 1.000km; trung bình mỗi năm mất từ 300 đến 500ha đất do lở bờ sông, bờ biển. Tính riêng tỉnh Cà Mau, từ năm 2011 đến nay đã có hơn 350km bờ biển bị sạt lở, làm mất hơn 5.300ha đất sản xuất, đất ở và rừng ngập mặn.
Từ đầu mùa khô năm 2024 đến nay, hạn hán và xâm nhập mặn đã làm hơn 50.000 hộ dân ở ĐBSCL bị thiếu nước sinh hoạt; gần 1.000 tuyến đường, bờ kênh, nhà ở, kho xưởng, cầu giao thông bị hư hỏng, đổ sập do sụt lún, sạt lở; hàng ngàn ha rau màu bị thiếu nước tưới, chết khô; hàng trăm ha rừng bị cháy rụi…
Tại hội thảo, PGS. TS. Lê Anh Tuấn - Trường Đại học Cần Thơ trình bày tham luận Các tác động hạn hán, xâm nhập mặn đến canh tác nông nghiệp, cơ sở hạ tầng và cấp nước sinh hoạt tại khu vực ven biển Đồng bằng sông Cửu Long, khái quát thực trạng đáng lo ngại về sự suy giảm chất lượng nguồn nước, diện tích đất ngọt hoá và sản lượng lương thực thực phẩm tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Cũng tại đây, nhiều ý kiến tâm huyết và các tham luận tại hội thảo đã tập trung vào các giải pháp cho vùng Đồng bằng Sông Cửu Long.
Phát biểu chào mừng hội thảo, ông Nguyễn Văn Hiếu - Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Cần Thơ hoan nghênh Báo SGGP đã có sáng kiến tổ chức hội thảo này. TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh thành ĐBSCL có nhiều chương trình ký kết hợp tác, để tương hỗ phát triển bền vững. Vùng ĐBSCL cung cấp nguyên vật liệu, còn TPHCM là chế biến, xuất nhập khẩu rất lớn. Sự thay đổi của ĐBSCL sẽ tác động trực tiếp đến TPHCM. Do đó, hội thảo càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong bối cảnh hiện nay. Theo quy hoạch vừa được duyệt, TP. Cần Thơ ngoài phát triển nông nghiệp còn tập trung công nghiệp chế biến chế tạo, tăng thương mại dịch vụ. Cùng với sự phát triển của hạ tầng đặc biệt là giao thông, không gian phát triển của ĐBSCL sẽ có nhiều đổi khác, khoảng cách giữa các địa phương được kéo gần.
Thấy rõ vai trò quan trọng của ĐBSCL, thời gian qua, Chính phủ và các bộ ngành đã dành sự quan tâm lớn, có nhiều chủ trương, chính sách để tháo gỡ khó khăn và phát huy thế mạnh, tiềm năng của vùng. Trong đó, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 120 vào năm 2017 về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu. Việc triển khai thực hiện nghị quyết này trong những năm qua đã và đang mang lại nhiều kết quả tích cực, góp phần hóa giải được nhiều thách thức trong sản xuất nông nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế nói chung.
Tuy nhiên, biến đổi khí hậu, thời tiết cực đoan, nước biển dâng, nguồn nước ngầm suy giảm và sự hình thành nhiều đập thủy điện ở khu vực thượng nguồn sông Mekong khiến vùng ĐBSCL đối mặt với sụt lún, sạt lở đất, hạn hán, xâm nhập mặn, thiếu nước sản xuất – sinh hoạt… ngày càng nghiêm trọng. Những thách thức mà ĐBSCL đang đối mặt không chỉ ảnh hưởng tới vùng, mà còn ảnh hưởng đến cả quốc gia. Ông Nguyễn Văn Hiếu nhấn mạnh, thực tế trên đặt ra yêu cầu, ngay lúc này cần phải có giải pháp cấp bách, căn cơ, kịp thời để ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu.
“TP. Cần Thơ là đô thị trung tâm của vùng, thời gian qua, chúng tôi luôn trăn trở trước những thiệt hại, hậu quả nặng nề do biến đổi khí hậu gây ra với địa phương và cả vùng. Việc UBND TP. Cần Thơ phối hợp Báo SGGP và Viện nghiên cứu - Phát triển Kinh tế tuần hoàn tổ chức Hội thảo với chủ đề “Giải pháp cấp thiết bảo vệ Đồng bằng sông Cửu Long” thể hiện tinh thần trách nhiệm với cộng đồng, sự chung tay và quyết tâm tìm giải pháp ứng phó hiệu quả của TP Cần Thơ”, Bí thư Thành ủy Cần Thơ nói và bày tỏ mong muốn nhận được nhiều ý kiến góp ý, hiến kế tâm huyết, chia sẻ kinh nghiệm từ hội thảo lần này.
Ngoài các góp ý chính sách phát triển ĐBSCL, đồng chí Nguyễn Văn Hiếu mong muốn các chuyên gia, đại biểu góp ý thêm hàm ý phát triển bền vững, toàn diện đối với vùng trong thời gian tới. Đây là những nội dung rất quan trọng, phù hợp với định hướng lớn của Trung ương về sự phát triển của vùng ĐBSCL.
Nước mắm Quốc Hải tri ân khách hàng với sản phẩm mới – chai 500ml giá cực kỳ hấp dẫn
Nước mắm Phú Quốc Quốc Hải – thương hiệu truyền thống quen thuộc, gắn liền với bữa cơm gia đình Việt, luôn nỗ lực không ngừng để mang đến những sản phẩm chất lượng vượt trội. Từ thành thị đến nông thôn, Nước mắm Phú Quốc Quốc Hải luôn cố gắng đáp ứng mọi nhu cầu của các gia đình. Với mong muốn đem lại những bữa ăn ngon, bổ dưỡng và tiết kiệm, Quốc Hải giới thiệu dòng sản phẩm mới, với thiết kế tinh tế, chất lượng đảm bảo và mức giá vô cùng hợp lý, chắc chắn sẽ làm hài lòng mọi khách hàng.
Thành đoàn Cần Thơ hỗ trợ đoàn viên, sinh viên, thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp
(NSMT) - Ban Thường vụ Thành đoàn, Hội Sinh viên Việt Nam TP. Cần Thơ phối hợp Ban quản lý Vincom Plaza Xuân Khánh tổ chức Ngày hội Sinh viên Cần Thơ với sản phẩm sáng tạo, khởi nghiệp và sản phẩm OCOP năm 2024.
Đại hội Mô tô Cần Thơ lần thứ 8: Điểm hẹn của đam mê và kết nối
Thành phố Cần Thơ chuẩn bị đón chào sự kiện lớn nhất năm dành cho cộng đồng yêu xe phân khối lớn – Đại hội Mô tô Cần Thơ lần thứ 8 sắp diễn ra vào ngày 14/12/2024 tại công viên Lưu Hữu Phước. Hàng ngàn chiếc mô tô uy lực từ hơn 100 câu lạc bộ trên cả nước và khu vực quốc tế sẽ hội tụ, mang đến một không gian đầy đam mê, sôi động và kết nối mạnh mẽ.
Sẵn sàng Giải thể thao thiện nguyện “Bước chân hòa nhập 2024”
(NSMT) – Ngày 23/11, theo ghi nhận của phóng viên, từ sáng sớm các vận động viên đã có mặt tại khu vực diễn ra Giải thể thao thiện nguyện “Bước chân hòa nhập 2024” để làm các thủ tục tham gia giải. Theo ban tổ chức, đến thời điểm này đã có gần 2000 vận động viên đăng ký tham gia.
Huyện Thới Bình, Cà Mau: Xử lý cán bộ vi phạm giao thông với phương châm không có vùng cấm
(NSMT) - Ngày 22/11, Ban Chỉ đạo 138 huyện Thới Bình ra quân hưởng ứng cao điểm tấn công trấn áp tội phạm, bảo đảm an ninh trật tự - trật tự an toàn giao thông trước, trong và sau Tết dương lịch, Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Đại hội Chi bộ ấp Nhơn Lộc 2: Điểm sáng về công tác Đảng tại huyện Phong Điền, Cần Thơ
(NSMT) - Ngày 21/11, tại hội trường UBND thị trấn Phong Điền, huyện Phong Điền, TP. Cần Thơ đã diễn ra Đại hội Chi bộ Đảng nhiệm kỳ mới 2025 - 2027. Đây là đại hội điểm mẫu của huyện, thể hiện vai trò tiên phong trong công tác xây dựng Đảng ở cơ sở.
Giám đốc Sở Y tế Cần Thơ Hoàng Quốc Cường được công nhận đạt chuẩn chức danh Phó giáo sư
(NSMT) - Trường Đại học Y Dược vừa tổ chức vinh danh các cá nhân được Chủ tịch Hội đồng Giáo sư Nhà nước công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Phó Giáo sư năm 2024.