Tài chính

Kiên Giang: Công nhận 54 sản phẩm OCOP cấp tỉnh đợt 1 năm 2021

Thứ hai, 13/12/2021, 16:00 PM

(NSMT) - UBND tỉnh Kiên Giang vừa ban hành quyết định phê duyệt kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm đợt 1 năm 2021. Trong đó, có 6 sản phẩm tiềm năng đạt hạng 5 sao, 48 sản phẩm của 22 chủ thể đạt hạng từ 3 sao đến 4 sao.

Anh Trần Ngọc Vương, ngụ ấp Cây Huệ, xã Hòa An, huyện Giồng Riềng, với sản phẩm nước mắm đồng truyền thống mang thương hiệu Hương Đồng. Ảnh: Bích Linh

Anh Trần Ngọc Vương, ngụ ấp Cây Huệ, xã Hòa An, huyện Giồng Riềng, với sản phẩm nước mắm đồng truyền thống mang thương hiệu Hương Đồng. Ảnh: Bích Linh

Cụ thể, 6 sản phẩm tiềm năng đạt hạng 5 sao đều thuộc thành phố Phú Quốc, gồm: Nước mắm Phú Quốc Khải Hoàn 38 độ đạm, nước mắm Phú Quốc Khải Hoàn 40 độ đạm, nước mắm Phú Quốc Khải Hoàn 43 độ đạm (Công ty cổ phần thương mại Khải Hoàn); nước mắm Thanh Quốc 35 độ đạm, nước mắm Thanh Quốc 40 độ đạm, nước mắm Thanh Quốc 43 độ đạm (Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất và kinh doanh nước mắm Thanh Quốc). 

Có 12 sản phẩm đạt hạng 4 sao, gồm: Nước mắm cốt Kim Hoa 40 độ đạm (Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nước mắm Kim Hoa, thành phố Phú Quốc), xoài cát Hòa Lộc (Hợp tác xã xoài cát Hòa Lộc Hòn Đất, huyện Hòn Đất); nón xếp hoa, balo bàng cỡ nhỏ, balo bàng cỡ lớn, tụng bàng, cặp laptop, túi u bàng, nón kết bàng, dép quai kẹp, dép nơ bàng, giỏ sò bàng (Công ty trách nhiệm hữu hạn Thảo Điền Phú Mỹ, huyện Giang Thành).

Trong 36 sản phẩm đạt hạng 3 sao, thành phố Phú Quốc có 2 sản phẩm: Rượu sim rừng Phú Quốc Hải Phong (Công ty cổ phần sim rừng Phú Quốc); rượu vang sim 10% Vol (hộ kinh doanh rượu sim Bảy Gáo). Huyện Gò Quao có 7 sản phẩm: Trà túi lọc hoa đậu biếc (Công ty trách nhiệm hữu hạn Tinh Hoa Alpha); khóm sấy, mứt khóm, kẹo khóm, nước màu khóm (Hợp tác xã Thiện Trung); rượu nếp trắng Đường Xuồng, rượu nếp than Đường Xuồng (hộ kinh doanh Năm Kim). Huyện An Minh có 4 sản phẩm: Cua biển An Minh (Hợp tác xã dịch vụ chuyên nuôi trồng thủy sản Ngọc Hòa); tranh vỏ tràm Miệt Thứ, tranh nhen dừa Miệt Thứ, tranh bẹ chuối Miệt Thứ (hộ kinh doanh Miệt Thứ). Huyện Kiên Hải có 11 sản phẩm: Khô cá xương xanh, khô cá đuối, khô cá lạt, khô cá chỉ vàng, tôm khô (tôm chì), tôm khô (tôm gậy), khô mực, khô mực một nắng (Công ty trách nhiệm hữu hạn dịch vụ du lịch hải sản Năm Vạn); rượu đào Như Ý (hộ kinh doanh Như Yến); rượu nho rừng Út Rí (hộ kinh doanh Trần Thị Rí); tiêu đen (Tổ hợp tác trồng tiêu). Huyện Tân Hiệp có 3 sản phẩm: Chả lụa Hoàng Cánh, chả gân Hoàng Cánh, thịt nguội Hoàng Cánh (hộ kinh doanh Mai Thị Cánh). Huyện Giồng Riềng có 4 sản phẩm: Nước mắm Hương Đồng 18 độ đạm (hộ kinh doanh Hương Đồng); mắm cá rô, mắm cá sặc, mắm cá lóc thái sợi (hộ kinh doanh Tám Dô). Các huyện Hòn Đất, Kiên Lương, Vĩnh Thuận, U Minh Thượng và thành phố Rạch Giá, mỗi địa phương có 1 sản phẩm: Khoai lang (Hợp tác xã nông dân khoai lang Mỹ Thái, huyện Hòn Đất); nghêu lụa thịt luộc đông lạnh (Công ty trách nhiệm hữu hạn mọt thành viên Tiến Triển, huyện Kiên Lương); tôm khô (Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Hiểu Phát, huyện Vĩnh Thuận); gạo lứt tím Kim Thiên Lộc (Hợp tác xã nông sản hữu cơ Rạch Giá, thành phố Rạch Giá); mật ong nguyên chất (Hộ kinh doanh Lê Tiên, huyện U Minh Thượng).

Các sản phẩm này được Ủy ban nhân dân tỉnh cấp giấy chứng nhận; được sử dụng nhãn hiệu OCOP và thứ hạng sao in, dán trên bao bì sản phẩm theo đúng quy định hiện hành. 

Ủy ban nhân dân tỉnh giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cơ quan thường trực Chương trình OCOP tỉnh), có trách nhiệm thực hiện công bố, công khai sản phẩm và trao giấy chứng nhận cho các sản phẩm được công nhận xếp hạng OCOP cấp tỉnh. Đồng thời, hướng dẫn Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, các doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ kinh doanh có liên quan thực hiện việc sử dụng, in, dán nhãn hiệu OCOP và thứ hạng sao lên bao bì sản phẩm được công nhận theo đúng quy định. Các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh có sản phẩm được công nhận hạng OCOP cấp tỉnh, có trách nhiệm hoàn thiện sản phẩm đảm bảo chất lượng theo quy định của Chương trình OCOP.

Theo Kim Ngân

Link gốc tại CTTĐT Kiên Giang

Cây lúa trở lại trên đất nuôi tôm

Cây lúa trở lại trên đất nuôi tôm

Sau nhiều năm vắng bóng, cây lúa đang dần trở lại trên đất nuôi tôm tại một số vùng trên địa bàn huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau. Đây là tín hiệu cho phát triển mô hình sản xuất tôm – lúa theo hướng bền vững.

Agribank đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp thủy sản, lúa gạo vùng Đồng bằng Sông Cửu Long

Agribank đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp thủy sản, lúa gạo vùng Đồng bằng Sông Cửu Long

Xác định đây là một vùng rất quan trọng nên trong chỉ đạo điều hành, ngành Ngân hàng đã có rất nhiều cơ chế chính sách riêng cho ĐBSCL, trong đó chủ yếu tập trung vào vấn đề lúa gạo, thủy hải sản.

Agribank cho vay ưu đãi đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2023

Agribank cho vay ưu đãi đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2023

Nhằm tiếp tục đồng hành và phát triển cùng Doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) trong hoạt động sản xuất kinh doanh, Agribank dành 10.000 tỷ đồng triển khai chương trình tín dụng ưu đãi đối với khách hàng SME, lãi suất hấp dẫn.

Tỉ phú sò huyết vùng Miệt thứ

Tỉ phú sò huyết vùng Miệt thứ

Anh Nguyễn Văn Vui ở xã Nam Thái, huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang, là một trong những người “ăn nên làm ra” nhờ nuôi sò huyết ven bãi bồi, với mức lời hàng tỉ đồng mỗi vụ.

Nhiều ưu đãi cho khách hàng vay vốn tại Vietcombank

Nhiều ưu đãi cho khách hàng vay vốn tại Vietcombank

Tháng 03 này, khách hàng cá nhân và doanh nghiệp nhỏ và vừa (khách hàng SME) vay vốn tại Vietcombank sẽ được tham gia các chương trình ưu đãi lãi suất hấp dẫn.

Hậu Giang: Ngành Công Nghiệp nhẹ được ưu tiên phát triển mang lại hiệu quả kinh tế cao

Hậu Giang: Ngành Công Nghiệp nhẹ được ưu tiên phát triển mang lại hiệu quả kinh tế cao

(NSMT) - Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm tiểu vùng Tây sông Hậu, kết nối với các tỉnh Sóc Trăng, Cần Thơ, Kiên Giang, Bạc Liêu… Hậu Giang ngày càng thu hút đầu tư đa dạng các lĩnh vực. Chưa dừng lại ở đó, Hậu Giang còn phát huy tối đa hiệu quả các cảng trên sông Hậu, bao gồm các cảng khu vực Cần Thơ, Trà Vinh, Hậu Giang… để giữ vai trò là lối ra huyết mạch.

Sức ảnh hưởng từ thương mại điện tử

Sức ảnh hưởng từ thương mại điện tử

(NSMT) - Thương mại điện tử còn gọi là E-commerce viết tắt EC, khái niệm này đã xuất hiện trên thế giới từ những năm cuối thập niên 70. Trong những năm gần đây, các sàn thương mại điện tử có vẻ bùng nổ mạnh mẽ khi hầu hết tất cả mọi người đều sử dụng ít nhất một ứng dụng mua bán qua mạng.