Văn hóa

Lão nông người dân tộc Khmer gửi tặng đồng bào vùng lũ 4 tấn gạo

Thứ tư, 25/09/2024, 09:30 AM

(NSMT) - Trong những ngày qua, hưởng ứng lời kêu gọi của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ Việt Nam tỉnh Sóc Trăng về việc hỗ trợ đồng bào bị ảnh hưởng bởi thiên tai ở các tỉnh phía Bắc, các tầng lớp nhân dân ở tỉnh Sóc Trăng đã nhanh chóng vào cuộc, chung tay góp sức, hướng về đồng bào phía Bắc bằng những việc làm thiết thực đầy tình “tương thân tương ái”. Trong đó, có một lão nông người dân tộc Khmer ở phường 5 (TP.Sóc Trăng) đã gửi về đồng bào bị ảnh hưởng bởi thiên tai, bão lũ 4 tấn gạo.

Sáng ngày 24/9, ông Ngô Hùng - Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh Sóc Trăng, cho biết: Chiều ngày 23/9, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Sóc Trăng đã tiếp nhận 4 tấn gạo từ ông Lâm Se, người dân tộc Khmer ở khóm 2, phường 5 (TP.Sóc Trăng) gửi đến hỗ trợ đồng bào các tỉnh phía Bắc bị thiệt hại do bão số 3 gây ra.

Nhiều năm qua, người dân ở Sóc Trăng đều biết đến ông Lâm Se (65 tuổi), người dân tộc Khmer, vì ông là nông dân tiêu biểu trong phong trào xây dựng nông thôn mới, cần cù, chịu khó, năng động trong sản xuất, kinh doanh, mỗi năm thu lời được khoảng 1 tỷ đồng.

Ông Lâm Se (65 tuổi) đã tặng 4 tấn gạo cho đồng bào miền Bắc bị ảnh hưởng bởi bão, lũ

Ông Lâm Se (65 tuổi) đã tặng 4 tấn gạo cho đồng bào miền Bắc bị ảnh hưởng bởi bão, lũ

Trò chuyện cùng tôi, ông Lâm Se cho biết: Ông xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo có truyền thống cách mạng. Năm 18 tuổi ông tu học tại chùa Som Rong (phường 5 - TP.Sóc Trăng), dạy chữ Khmer miễn phí cho các em người dân tộc trong chùa và trường học lân cận. Năm 1987, ông lập gia đình, hai vợ chồng ông ra riêng chỉ với vài công đất (khoảng 2.000m2) nhưng với đức tính chăm chỉ cần cù, tiết kiệm chi tiêu, vợ chồng ông tích lũy vốn mua được 10 công đất.

Vừa làm ruộng vừa tranh thủ chạy xe ôm ròng rã gần chục năm trời để tăng thêm thu nhập trang trải cuộc sống, tiền lời từ bán lúa ông tích lũy để mua thêm ruộng, đến nay gia đình ông đã có khoảng 12 hec-ta đất trồng lúa. Gia đình ông đã xây dựng được căn nhà ông khang trang, rộng rãi, đầy đủ tiện nghi sinh hoạt. Có được cuộc sống khá giả, sung túc là nhờ cả hai vợ chồng tần tảo lao động, bươn chải làm ăn, năng động, dám nghĩ, dám làm trong sản xuất, kinh doanh đa ngành nghề nông nghiệp. Ban đầu làm ruộng, về sau ông làm thêm dịch vụ máy cày, máy gặt đập liên hợp, mua máy bay không người lái phun thuốc, làm dịch vụ cuộn rơm, mua rơm của bà con cuộn lại bán lại cho thương lái ở các tỉnh.

"Về làm lúa, năm nào thời tiết thuận lợi, tôi làm được 3 vụ lúa/năm, lợi nhuận thu được 300 triệu đồng/năm; còn năm nào thời tiết không thuận lợi, chỉ làm được 2 vụ, lợi nhuận thu về khoảng 200 triệu đồng/năm. Về máy gặt đập liên hợp, tôi có 2 máy, mỗi máy có thể làm được 1.000 công lúa (1 ha lúa), 2 máy là 2000 công lúa. Giá dịch vụ 220.000 đồng/công, trừ hết các chi phí như xăng dầu, nhân công… còn cho lãi 100.000 đồng/công. Vừa làm lúa, vừa làm dịch vụ, mỗi năm tôi thu lợi nhuận khoảng 1 tỷ đồng", ông Lâm Se cho hay.

Empty

Nói về làm dịch vụ cuộn rơm, ông kể: Năm 2017, ông gặp thương lái bên Trà Vinh sang Sóc Trăng thu mua rơm. Thương lái cho biết họ thu mua không giới hạn để làm nguyên liệu trồng nấm, thức ăn cho gia súc và ủ bón cho cây. Từ thông tin đó, ông nghĩ sao họ làm được mà mình lại không làm được, trong khi rơm ở Sóc Trăng rất nhiều. Vậy là ông sang Trà Vinh để học hỏi kinh nghiệm và quyết định khởi nghiệp với nghề cuộn rơm. Về nhà, ông “liều” vay 300 triệu đồng từ nguồn vốn ưu đãi để mua 1 máy cuộn rơm. Đây cũng là chiếc máy cuộn rơm đầu tiên của tỉnh Sóc Trăng. Đồng thời, ông vận động người dân sau khi thu hoạch lúa, không đốt rơm mà bán lại cho ông vừa không bị ô nhiễm môi trường, lại vừa tạo ra nguồn thu nhập ổn định cho nông dân. Thu nhập từ mua bán rơm, ông đầu tư mua thêm máy, đến nay gia đình ông có 6 máy cuộn rơm.

Empty

Vào mùa, bình quân 1 ngày thu gom được khoảng 500 cuộn rơm/máy, như vậy 6 máy làm được khoảng 3.000 cuộn rơm/ngày. Giá bán 25.000 đồng/cuộn rơm, cho lãi 1 nửa. Rơm của ông được người ở nhiều tỉnh khu vực ĐBSCL đến mua về trồng nấm, làm thức ăn cho trâu bò, ủ làm phân bón cây. Hiện tại, từ các dịch vụ nông nghiệp, gia đình ông Lâm Se tạo việc làm cho 20 người dân địa phương. Mỗi người có thu nhập ổn định, trên dưới 10 triệu đồng/tháng.

Nhiều năm qua, ông Lâm Se được công nhận là nông dân sản xuất kinh, doanh giỏi cấp tỉnh. Ông đã vinh dự được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen nông dân tiêu biểu, xuất sắc trong Phong trào "Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững".

Empty

Nói về việc gửi tặng đồng bào bị ảnh hưởng bão lũ 4 tấn gạo, ông Lâm Se tâm sự: Xem ti vi, thấy bà con ngoài đó thiệt hại nặng nề quá do bão lũ, cuộc sống thiếu thốn đủ thứ thấy mà xót xa. Chúng ta cùng 1 cha, 1 mẹ; 1 Đảng, 1 Nhà nước nên thấy hoàn cảnh bà con như vậy, gia đình tôi gửi 4 tấn gạo hỗ trợ bà con, của ít lòng nhiều, mong bà con vượt qua khó khăn để làm lại, xây dựng cuộc sống tốt hơn.

Được biết, ông Lâm Se gửi 4 tấn gạo thuộc giống lúa OM5451, giá thị trường hiện nay là 16 triệu đồng/tấn. Số gạo đó ông cho vào túi nhỏ vớ trọng lượng 10kg/túi để dễ dàng vận chuyển cũng như cấp phát cho bà con.

Empty

Đặc biệt, ông Lâm Se cũng vừa mua 1 chiếc xe 7 chỗ để phục vụ nhu cầu đi lại của gia đình và nếu bà con ở địa phương có nhu cầu đi lại phục vụ cho khám chữa bệnh, cấp cứu, thăm người thân,... ông sẽ hỗ trợ không thu một khoản tiền nào với hộ khó khăn.

---> Đồng hành với thanh niên khởi nghiệp

Cao Xuân Lương  
Con cả và con thứ ai thông minh hơn?

Con cả và con thứ ai thông minh hơn?

(NSMT) - Với việc phổ biến chính sách hai con, một chủ đề quen thuộc thường gây ra những cuộc thảo luận sôi nổi: Trong những gia đình có hai con, tại sao “con thứ” thường tỏ ra khỏe mạnh và thông minh hơn “con cả”? Quan điểm này không chỉ xuất hiện thường xuyên trong giao tiếp hàng ngày mà còn vô tình được phản ánh trong thực tiễn giáo dục của nhiều gia đình. Nhưng sự thật đằng sau điều này là gì?

Những chuyến hàng nghĩa tình Sóc Trăng đến với vùng lũ lụt

Những chuyến hàng nghĩa tình Sóc Trăng đến với vùng lũ lụt

(NSMT) - Sáng 23/9, ông Ngô Hùng, Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh Sóc Trăng, cho biết: Tối 22/9, các bạn tình nguyện viên ở tỉnh vừa hỗ trợ sắp xếp 25 tấn hàng hóa của nhóm Thiện nguyện Sóc Trăng lên xe chở hàng cứu trợ nhân dân tỉnh Lào Cai.

Trồng cây phong thủy trong nhà có tốt không?

Trồng cây phong thủy trong nhà có tốt không?

Trồng cây phong thủy trong nhà mang lại nhiều lợi ích cho gia chủ. Tuy nhiên, nếu trồng quá nhiều cây cỏ, thiên nhiên sẽ đảo ngược và ảnh hưởng đến phong thủy của ngôi nhà.

Hơn 140 triệu đồng ủng hộ đồng bào miền Bắc bị thiệt hại do bão lũ thông qua

Hơn 140 triệu đồng ủng hộ đồng bào miền Bắc bị thiệt hại do bão lũ thông qua "Đêm hội Trăng rằm năm 2024"

(NSMT) - Chương trình Đêm hội trăng rằm - San sẻ yêu thương năm 2024 do Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức vừa qua đã tổ chức vận động, quyên góp hơn 140 triệu đồng ủng hộ đồng bào miền Bắc bị thiệt hại do bão lũ gây ra với tinh thần “Triệu trái tim hướng về miền Bắc ruột thịt”.

Gần 1.000 người tái hiện 200 ngày sự kiện tập kết ra Bắc 1954

Gần 1.000 người tái hiện 200 ngày sự kiện tập kết ra Bắc 1954

(NSMT) - Ngày 18/9, tại buổi họp báo quý 3/2024, Tỉnh Đoàn Cà Mau báo cáo về các hoạt động tái hiện 200 ngày Sự kiện tập kết ra Bắc năm 1954 của Ban Chỉ đạo tỉnh.

Nở rộ xu hướng chạy bộ để tìm bạn đời

Nở rộ xu hướng chạy bộ để tìm bạn đời

Mệt mỏi khi phải dành thời gian lướt tìm đối tượng phù hợp trên các ứng dụng hẹn hò, nhiều người độc thân trên khắp nước Mỹ đang tham gia các nhóm chạy bộ để tìm người yêu.