Lễ hội cúng biển Mỹ Long: Nét văn hóa đặc trưng của người dân miền biển
(NSMT) - Cuộc sống của người dân tại thị trấn Mỹ Long, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh gắn liền với biển cả nên hàng năm từ ngày 10 - 12/05 âm lịch mỗi năm, mọi người cùng chung tay tổ chức lễ hội cúng biển, nhằm gợi nhớ công ơn của thần biển, bảo vệ người dân đánh bắt xa bờ an toàn và góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa phi vật thể quan trọng của ngư dân miền biển.
Lễ hội Cúng biển Mỹ Long năm 2024 diễn ra từ ngày 10 - 17/6/2024 (nhằm ngày 05 - 12/5 âm lịch), được tổ chức với quy mô cấp tỉnh tại thị trấn Mỹ Long, huyện Cầu Ngang.
Theo Ban Tổ chức Lễ hội, ngoài các hoạt động chính diễn ra đêm khai mạc lúc 18 giờ ngày 15/6/2024 (nhằm ngày mùng 10/5 âm lịch), Lễ hội còn có các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao và trò chơi dân gian như: Giải bóng chuyền hơi nữ, bóng chuyền nam, kéo co, nhảy bao, di chuyển trên gạch…; không gian đờn ca tài tử tại sân khấu; hội sách thiếu nhi và phục vụ xe thư viện lưu động đa phương tiện; trưng bày, triển lãm hình ảnh, hiện vật và trình chiếu phim tư liệu về Di sản văn hóa phi vật thể của Lễ hội; tuần lễ vui chơi giải trí và triển lãm, giới thiệu, quảng bá các sản phẩm du lịch, OCOP của huyện và không gian ẩm thực với các nhà hàng, cơ sở ăn uống trong và ngoài huyện tham gia giới thiệu, bán các món ăn đặc sản dự kiến 15 gian.
Các nghi thức lễ chính và lễ tống tàu diễn ra tại khuôn viên Miếu Bà Chúa Xứ, ven biển Mỹ Long và khu neo đậu tàu thuyền tránh trú bão Vàm Lầu (xã Mỹ Long Bắc) với các hoạt động: viếng bia Đồng Khởi; Miếu Bà tổ chức họp mặt, tế lễ (Tiền Giảng), Nghinh Nam Hải (bằng ghe); cúng chiến sĩ và Thần nông; Ban Quản trị tế lễ mâm lộc cho Bà; cúng Chánh tế Bà Chúa xứ; Ban Quản trị dâng mâm vàng, mâm bạc cho Bà; cúng binh và đem lễ vật lên tàu, tống tàu ra biển.
Được biết, Lễ hội Cúng biển Mỹ Long được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia năm 2013.
Lễ hội tổ chức nhằm thể hiện lòng thành của Ngư dân Mỹ Long nhằm tạ ơn biển cả, cầu cho mưa thuận gió hòa, trời yên biển lặng, đem lại cuộc sống ấm no cho ngư dân; lễ hội còn bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống của ngư dân hành nghề hạ bạc, tạo điều kiện phát triển kinh tế du lịch, tích cực thi đua lao động sản xuất, phấn đấu vì một Cầu Ngang phát triển bền vững, đạt và vượt các chỉ tiêu huyện đảng bộ đề ra.
Bên cạnh đó, du lịch Cầu Ngang mùa lễ hội cúng biển Mỹ Long, du khách còn có dịp tham quan, tìm hiểu một số điểm đến hấp dẫn khác tại địa phương như ghé Làng nghề khai thác, sơ chế, chế biến thủy hải sản thị trấn Mỹ Long để tham quan quy trình làm khô của bà con vùng biển Mỹ Long; tìm về Cồn Bần hoang sơ – cồn nổi giữa cửa biển Cung Hầu về phía thượng nguồn.
Du khách cũng có thể ghé thăm di tích lịch sử cấp quốc gia chùa Giác Linh và trên đường về thành phố Trà Vinh ghé thưởng thức bánh tét Trà Cuốn – một trong những đặc sản Trà Vinh.
Thị trấn Mỹ Long, còn có tên gọi dân gian là Bến Đáy, vốn là ngôi làng nhỏ ven cửa biển Cung Hầu, được lập khoảng thế kỷ XVI – XVII bởi các thế hệ ngư dân gốc gác từ các tỉnh ven biển Nam Trung bộ di cư vào.
Cũng như nhiều làng chài khắp Nam bộ, khi ngư dân miền Trung di cư vào luôn mang theo hành trang văn hóa bản địa, trong đó có tín ngưỡng thờ Cá voi.
Đối với người đi biển, Cá voi là vị phúc thần hóa thân từ chiếc áo cà sa của đức Phật, được đức Phật giao sứ mạng tuần tra và sẵn sàng ra tay cứu giúp khi có tàu thuyền không may lâm nạn giữa gió to sóng dữ.
Tương truyền, khi chúa Nguyễn Ánh bị nghĩa quân Tây Sơn truy đuổi đến bờ nam cửa biển Cung Hầu thì Cá voi nổi lên, đưa ngài cùng đám tàn quân vượt sóng sang bờ cù lao Cổ Chiên an toàn. Sau khi lên ngôi, vua Gia Long đã ban sắc phong cho Cá voi là Quốc gia Nam Hải Cự tộc Ngọc lân chi thần hay còn gọi là Nam Hải Đại tướng quân, được ngư dân các làng ven biển tôn thờ. Khi đức Ông lỵ (tức Cá voi chết) và dạt vào bờ, ngư dân sở tại có nhiệm vụ phải tổ chức tang lễ, sau đó dựng lăng đưa di cốt vào thờ. Ngày giỗ đức Ông trở thành ngày hội của làng.Tuy nhiên, do cửa biển Cung Hầu tại thị trấn Mỹ Long là bãi bồi phù sa nên trong lịch sử, chưa từng được đức Ông lỵ nên không có lăng Ông và cũng chẳng có ngày giỗ Ông để làng chài mở hội. Với niềm tin sẵn có, mỗi năm cứ đến lệ tháng Năm âm lịch là cả làng nghề đáy biển Mỹ Long giong thuyền sang cù lao Cổ Chiên, bên kia cửa biển Cung Hầu, bày tỏ lòng thành tế tự cùng người dân địa phương. Cửa biển rộng nhiều gió to sóng dữ, cộng thêm chiến tranh loạn lạc, việc đi lại khó khăn nguy hiểm nên dần dần ngư dân Mỹ Long cung thỉnh linh vị đức Ông về phối tự tại ngôi miễu Bà Chúa Xứ vừa xây dựng giữa làng chày Bến Đáy.
Từ cuối thập niên 1920, lễ hội Cúng biển hay lễ hội Nghinh ông Mỹ Long chính thức được tiến hành long trọng và duy trì cho đến ngày nay.Do được phối tự tại ngôi miếu Bà Chúa Xứ nên lễ hội Cúng biển Mỹ Long bao gồm một chuỗi các nghi thức vừa là lễ hội Nghinh ông vừa là lễ hội Vía bà. Đây chính là nét đặc thù của lễ hội Cúng biển Mỹ Long so với các lễ hội cùng dạng thức tại các tỉnh ven biển từ Trung bộ vào Nam.
Lung linh đêm hội sông Trăng
(NSMT) - Trong khuôn khổ Lễ hội Óoc Om Bóc – Đua ghe Ngo Sóc Trăng khu vực ĐBSCL lần thứ 6 và Tuần lễ VHTT-DL Sóc Trăng lần thứ nhất năm 2024, tối ngày 12/11, trên đoạn sông Maspero (tên khác là Nguyệt Giang, Sông Trăng), Sở Văn hoá – Thể thao – Du lịch tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội thi Lôiprotip (thả Đèn nước), trình diễn Đèn nước và ghe Cà Hâu. Đêm hội có sự góp mặt của 20 đèn nước và 5 ghe Cà Hâu đến từ các chùa trong tỉnh.
Cà Mau: Công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh đối với Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam
(NSMT) - Ngày 12/11, tỉnh Cà Mau tổ chức lễ công bố quyết định xếp hạng di tích cấp tỉnh và khánh thành “Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa Miền Nam”. Buổi lễ được tổ chức vào Tuần lễ cao điểm với các hoạt động tái hiện 200 ngày Sự kiện Tập kết ra Bắc.
Sự kiện 70 năm tập kết ra Bắc tại Cà Mau: Nhớ cây vú sữa miền Nam gửi tặng Bác Hồ
(NSMT) - Những ngày gần đây, Cà Mau đang chuẩn bị cho Lễ kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc, nhằm tái hiện về lịch sử, vùng đất, con người, đấu tranh cách mạng hào hùng giải phóng dân tộc, cũng như trong xây dựng và phát triển quê hương tỉnh.
Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam được công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh Cà Mau
(NSMT) - Ông Nguyễn Minh Luân - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau vừa ký quyết định công nhận xếp hạng Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam là di tích lịch sử cấp tỉnh tại ấp 10, xã Trí Phải, huyện Thới Bình.
Nhạc Ngũ âm của người Khmer ở Sóc Trăng
(NSMT) - Một điểm nhấn sẽ tạo sự quan tâm của du khách tại Lễ hội Oóc om bóc - Đua ghe ngo Sóc Trăng, khu vực ĐBSCL lần thứ VI và Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sóc Trăng lần thứ I năm 2024, diễn ra từ ngày 9 - 15/11/2024 là trình diễn nhạc Ngũ âm - di sản văn hóa phi vật thể quốc gia của người Khmer tỉnh Sóc Trăng có quy mô lớn nhất Việt Nam được xác lập Kỷ lục Guiness Việt Nam. Đó là thông tin được ông Nguyễn Văn Khởi, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng cho biết.
Người xưa kiêng điều gì trong dịp Trung thu?
Người xưa cho rằng Tết Trung thu trăng sáng nhất nên âm khí dễ vượng. Do đó có thể sẽ đem lại những điều không tốt nên truyền tai nhau những điều cấm kỵ.
Mùa trăng tròn Trung thu cùng những hồi ức về chiếc lồng đèn tự chế
(NSMT) - Mỗi dịp Trung thu đến gần, không khí rộn ràng của lễ hội ánh trăng lại tràn ngập khắp nơi. Những ánh đèn lồng lung linh, những tiếng cười của trẻ em và những mâm cỗ đầy ắp bánh trung thu tạo nên một bức tranh sống động của mùa lễ hội. Nhưng trong lòng nhiều người, đặc biệt là những ai đã trải qua tuổi thơ ở những vùng quê, có một hình ảnh đặc sắc hơn cả là chiếc lồng đèn tự chế.