Sách

Lễ hội truyền thống của người Khmer Nam Bộ

Thứ tư, 11/08/2021, 14:09 PM

Với khát vọng tái hiện bức tranh đa sắc của Lễ hội dân gian của người Khmer Nam Bộ, 02 tác giả Lâm Quang Vinh và Tiền Văn Triệu đã hợp soạn công trình Lễ hội truyền thống của người Khmer Nam Bộ. Sách do NXB Khoa học Xã hội ấn hành 2015.

53

Lễ hội là hoạt động được tổ chức nhằm tôn vinh thần linh, tôn giáo; những sự kiện chính trị văn hóa, xã hội có tính chất thiêng liêng của một cộng đồng xã hội, diễn ra trong một không gian và thời gian cụ thể.

Có nhận định cho rằng: “Dân tộc nào còn duy trì được hình thức sinh hoạt dân gian, dân tộc đó có nền văn hóa phong phú”. Bởi, lễ hội quy tụ mọi sinh hoạt văn hóa tinh thần, vật chất được sàng lọc, duy trì và liên tục bồi đắp qua nhiều đời, khiến ta có cảm giác lễ hội là một “bảo tàng sống” về văn hóa dân gian của các dân tộc. Đến với lễ hội truyền thống dân gian Khmer Nam Bộ chính là cuộc hành trình văn hóa du lịch để tìm hiểu nền nghệ thuật dân gian của người Khmer Nam Bộ.

Với khát vọng tái hiện bức tranh đa sắc của Lễ hội dân gian của người Khmer Nam Bộ, 02 tác giả Lâm Quang Vinh và Tiền Văn Triệu đã hợp soạn công trình Lễ hội truyền thống của người Khmer Nam Bộ. Sách do NXB Khoa học Xã hội ấn hành 2015. Sách dày 398 trang, chia làm 3 chương.

Chương 1, tác giả khái quát về người Khmer Nam Bộ trên các bình diện như: số lượng, nguồn gốc tộc người, đặc điểm cư trú, trang phục, nhà ở, tiếng nói và chữ viết, hôn nhân và gia đình, sân khấu, nghệ thuật dân gian của người Khmer Nam Bộ. Bên cạnh đó nhà nghiên cứu cũng đã đề cập đến đặc trưng Văn hóa truyền thống của người Khmer Nam Bộ trên những khía cạnh như: Tín ngưỡng tôn giáo, Chùa trong văn hóa Khmer Nam Bộ và Văn hóa lễ hội.

Đi sâu vào việc mô tả lễ hội truyền thống của người Khmer Nam Bộ là nội dung chính của chương 2. Trong chương này, hai nhà nghiên cứu về Lễ hội truyền thống của người Khmer Nam Bộ từ cái nhìn lý luận qua những luận điểm lớn là: Lễ hội và hệ thống lễ hội của người Khmer Nam Bộ; Lễ hội của người Khmer Nam Bộ dưới góc nhìn văn hóa dân gian. Tiếp đó là mô tả những lễ hội lớn của người Khmer, như: Ok-Om-bok, Sêne Đolta, Chol Chhnam Thmây) và những lễ hội đặc trưng ở nhiều địa phương như: Lễ hội Phước biển, Lễ hội cầu an, Lễ hội Đạp Cồng - thác Côn, Lễ hội Đua bò, Lễ cúng Neak Tà xưa và nay.

Với chương 3, về công tác bảo tồn những giá trị truyền thống của người Khmer Nam Bộ qua các lễ hội truyền thống. Lễ hội truyền thống của người Khmer Nam Bộ - những giá trị truyền thống cần gìn giữ là tiêu đề của chương ba được các nhà nghiên cứu cụ thể hóa qua các luận điểm lớn như: Hệ thống nghi lễ qua lễ hội và Những giá trị văn học dân gian cần giữ gìn qua lễ hội. Ở luận điểm Hệ thống nghi lễ qua lễ hội người nghiên cứu qua việc tìm hiểu những Nghi lễ truyền thống xuất phát từ tín ngưỡng dân gian và các nghi thức liên quan trực tiếp đến Phật giáo Nam Tông đã đề xuất việc gìn giữ những nét đẹp văn hóa độc đáo của người Khmer Nam Bộ.

Không chỉ nghiên cứu những nghi lễ độc đáo người nghiên cứu còn đi sâu vào những giá trị văn học dân gian cần giữ gìn qua lễ hội. Bằng những tác phẩm truyện dân gian sưu tầm điền dã, tác giả đã minh chứng văn học dân gian góp phần lý giải nguồn gốc lễ hội và đó là một kiểu truyện mới về nguồn gốc lễ hội trong kho tàng văn học dan gian Khmer Nam Bộ.

Cuối công trình là phần kết kết luận và Tài liệu tham khảo. Để gia tăng tính khoa học cho công trình các tác giả có đến 4 phụ lục. Đó là các văn bản văn học dân gian được sưu tầm điền dã và những hình ảnh liên quan đến lễ hội truyền thống, nhà ở, sinh hoạt văn hóa của người Khmer sưu tầm ở Nam Bộ.

Là tài liệu tham khảo hữu ích, nhất là đối với những nhà nghiên cứu dân tộc học và những độc giả quan tâm đến văn hóa Khmer nói riêng, văn hóa của 54 dân tộc Việt Nam nói chung. Cuốn sách giúp bạn đọc có nhận thức đúng đắn, đầy đủ về những lễ hội tiêu biểu của dân tộc Khmer Nam Bộ và đồng bào Khmer có điều kiện hiểu sâu hơn những giá trị văn hóa truyền thống đáng tự hào của dân tộc mình, từ đó nâng cao ý thức giữ gìn và phát huy những giá trị đó, loại bỏ dần những truyền thống lạc hậu, tiêu cực, nhằm đưa dân tộc Khmer và văn hóa Khmer Nam Bộ phát triển.

TRẦM THANH TUẤN (Theo Báo Trà Vinh)

Link nguồn: http://baotravinh.vn/van-hoa-the-thao/le-hoi-truyen-thong-cua-nguoi-khmer-nam-bo-10561.html

Cà Mau: Đa dạng những trải nghiệm tại Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2024

Cà Mau: Đa dạng những trải nghiệm tại Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2024

(NSMT) - Ngày 19/4, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Cà Mau tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2024. Đây là dịp để tôn vinh người đọc, người sáng tác, xuất bản, in, phát hành, thư viện, lưu giữ, sưu tầm, quảng bá sách và các tổ chức, cá nhân có những đóng góp cho phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng ở Cà Mau.

Bạc Liêu tổ chức triển lãm sách với thông điệp “Sách hay cần bạn đọc”

Bạc Liêu tổ chức triển lãm sách với thông điệp “Sách hay cần bạn đọc”

(NSMT) - Vừa qua, UBND tỉnh Bạc Liêu chỉ đạo Sở Thông tin và Truyền thông lập Kế hoạch tổ chức Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 năm 2024, nhằm góp phần xây dựng đời sống văn hóa tinh thần, truyền thống hiếu học của nhân dân trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.

Cà Mau hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024

Cà Mau hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024

(NSMT) - Ngày 5/4, được sự chỉ đạo của UBND huyện Thới Bình, Trung tâm Văn hóa, Truyền thông và Thể thao huyện Thới Bình phối hợp với Thư viện tỉnh Cà Mau, Phòng GD&ĐT tổ chức hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024 với chủ đề “Sách hay cần bạn đọc” tại Trường TH thị trấn Thới Bình.

Cà Mau: Chuẩn bị tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2024

Cà Mau: Chuẩn bị tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2024

(NSMT) - Vừa qua, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau ban hành kế hoạch về việc Tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2024 nhằm tôn vinh người đọc, người sáng tác, xuất bản, in,... và các tổ chức, cá nhân có những đóng góp cho sự phát triển của văn hóa đọc trên địa bàn tỉnh.

Ầu ơ, ví dầu... qua miền ca dao

Ầu ơ, ví dầu... qua miền ca dao

(NSMT) - Những trang sách của nhà giáo Vương Thị Nguyệt Quế đưa người đọc “Qua miền ca dao” cùng âm hưởng những tiếng ru “ầu ơ”, “ví dầu” ngân vang trong ký ức. Miền ca dao ấy được kể lại bằng sự trải nghiệm qua tháng năm đời người, cùng sự nặng lòng với di sản cha ông.

Thư viện tỉnh Cà Mau đạt kết quả hoạt động nổi bật trong năm 2023

Thư viện tỉnh Cà Mau đạt kết quả hoạt động nổi bật trong năm 2023

(NSMT) - Trong năm 2023, tỉnh Cà Mau triển khai thực hiện Đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng năm 2020, định hướng đến năm 2030; “Chương trình chuyển đổi số ngành thư viện đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” và Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021-2030”.

Hiểu hơn về chùa và phong tục tập quán của bà con Khmer Nam Bộ

Hiểu hơn về chùa và phong tục tập quán của bà con Khmer Nam Bộ

Trong đời sống thường ngày, nhiều người thích đến những ngôi chùa hay tham gia các lễ hội của bà con Khmer Nam Bộ vì những vẻ đẹp và ý nghĩa riêng. Giờ đây, có thêm một cuốn sách giúp hiểu hơn về chùa và những phong tục này. Ðó là khi lần giở 136 trang sách “Chùa và những phong tục tập quán của người Khmer Nam Bộ” của nhà văn Thạch Sene (hội viên Hội Nhà văn TP Cần Thơ, hội viên Hội Văn nghệ Dân gian TP Cần Thơ, hội viên Hội Các dân tộc thiểu số TP Cần Thơ), do NXB Ðồng Nai liên kết với Ðam Books xuất bản vào quý III-2023.