Lễ Kỳ yên Hạ điền Đình thần Phụng Hiệp: Nơi gửi gắm niềm tin tâm linh của người dân Ngã Bảy
(NSMT) - Ngày 25/4, được sự thống nhất của UBND TP Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang, Ban quản lý Đình thần tổ chức Lễ Kỳ yên Hạ điền tại Đình Thần Phụng Hiệp theo như thông lệ hàng năm.
Lễ Kỳ yên Hạ điền là một phần của truyền thống tín ngưỡng lâu đời của người dân Nam Bộ, Việt Nam. “Kỳ yên” tức là cầu an, Lễ Kỳ yên chính là nghi lễ cầu cho “mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an”. Theo đó, đây là dịp để cộng đồng tụ họp, thể hiện lòng biết ơn đối với các vị thần và cầu nguyện cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa vụ bội thu, công việc thuận lợi, sức khỏe bình an.
Lễ hội này không chỉ là một nghi lễ tâm linh mà còn là sự kiện văn hóa phản ánh niềm tin và tinh thần đoàn kết của người dân địa phương.
Đồng thời, Lễ Kỳ yên Hạ điền tại Đình Thần Ngã Bảy là một sự kiện tâm linh và là một phần không thể thiếu trong bức tranh văn hóa đa dạng của Việt Nam, biểu tượng của sự gắn kết và sức sống của cộng đồng nơi đây.
Lễ Kỳ yên có nguồn gốc từ nhu cầu cầu an và cúng tế thần Thần hoàng – vị thần bảo hộ của làng. Trong quá khứ, khi người Việt di cư vào Nam Bộ khai hoang, họ phải đối mặt với nhiều khó khăn và hiểm nguy từ thiên nhiên. Vì vậy, lễ Kỳ yên đã trở thành một phần quan trọng trong đời sống tinh thần của họ, là nơi gửi gắm niềm tin và hy vọng vào sự bảo vệ và phù hộ của các vị thần.
Phát biểu tại buổi lễ, ông Bùi Việt Hà, Phó Chủ tịch UBND thành phố Ngã Bảy, bày tỏ lòng thành kính và biết ơn với các bậc tiền nhân. Đình thần không chỉ là một công trình lịch sử, nơi bảo lưu các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mà còn là nơi sinh hoạt văn hóa tinh thần của đông đảo người dân địa phương. Trong thời gian tới, địa phương tiếp tục phối hợp, quan tâm đến công tác bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống của các lễ hội trên địa bàn thành phố.
Sau lễ khai mạc, Ban quản lý Đình thần tiếp tục thực hiện phần Lễ cúng Thần Nông, Lễ Chánh tế Thành hoàng.
Đình thần Phụng Hiệp tại TP Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang được xây dựng từ năm 1905 với tổng diện tích 1.800 m2. Ngày 29/12/1942 đã được vua Bảo Đại ban sắc phong. Đình thần Phụng Hiệp là nơi thờ "Thành Hoàng bổn cảnh" và anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực, các anh hùng dân tộc vị quốc vong thân, các bậc Tiên sư, Tổ sư, Tiền hiền khai khẩn, Hậu hiền khai cơ, Tiền giảng, Hương chức tạo nên thần lực mạnh mẽ bảo vệ và đem lại cuộc sống bình yên cho dân lành.
Đình thần Phụng Hiệp là công trình văn hoá – lịch sử mang tính chất tâm linh, tín ngưỡng dân gian lâu đời nhất tại thành phố Ngã Bảy. Nơi sinh hoạt văn hoá tinh thần của đông đảo quần chúng Nhân dân trong những ngày lễ hội truyền thống.
Cà Mau: Công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh đối với Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam
(NSMT) - Ngày 12/11, tỉnh Cà Mau tổ chức lễ công bố quyết định xếp hạng di tích cấp tỉnh và khánh thành “Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa Miền Nam”. Buổi lễ được tổ chức vào Tuần lễ cao điểm với các hoạt động tái hiện 200 ngày Sự kiện Tập kết ra Bắc.
Sự kiện 70 năm tập kết ra Bắc tại Cà Mau: Nhớ cây vú sữa miền Nam gửi tặng Bác Hồ
(NSMT) - Những ngày gần đây, Cà Mau đang chuẩn bị cho Lễ kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc, nhằm tái hiện về lịch sử, vùng đất, con người, đấu tranh cách mạng hào hùng giải phóng dân tộc, cũng như trong xây dựng và phát triển quê hương tỉnh.
Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam được công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh Cà Mau
(NSMT) - Ông Nguyễn Minh Luân - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau vừa ký quyết định công nhận xếp hạng Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam là di tích lịch sử cấp tỉnh tại ấp 10, xã Trí Phải, huyện Thới Bình.
Nhạc Ngũ âm của người Khmer ở Sóc Trăng
(NSMT) - Một điểm nhấn sẽ tạo sự quan tâm của du khách tại Lễ hội Oóc om bóc - Đua ghe ngo Sóc Trăng, khu vực ĐBSCL lần thứ VI và Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sóc Trăng lần thứ I năm 2024, diễn ra từ ngày 9 - 15/11/2024 là trình diễn nhạc Ngũ âm - di sản văn hóa phi vật thể quốc gia của người Khmer tỉnh Sóc Trăng có quy mô lớn nhất Việt Nam được xác lập Kỷ lục Guiness Việt Nam. Đó là thông tin được ông Nguyễn Văn Khởi, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng cho biết.
Người xưa kiêng điều gì trong dịp Trung thu?
Người xưa cho rằng Tết Trung thu trăng sáng nhất nên âm khí dễ vượng. Do đó có thể sẽ đem lại những điều không tốt nên truyền tai nhau những điều cấm kỵ.
Mùa trăng tròn Trung thu cùng những hồi ức về chiếc lồng đèn tự chế
(NSMT) - Mỗi dịp Trung thu đến gần, không khí rộn ràng của lễ hội ánh trăng lại tràn ngập khắp nơi. Những ánh đèn lồng lung linh, những tiếng cười của trẻ em và những mâm cỗ đầy ắp bánh trung thu tạo nên một bức tranh sống động của mùa lễ hội. Nhưng trong lòng nhiều người, đặc biệt là những ai đã trải qua tuổi thơ ở những vùng quê, có một hình ảnh đặc sắc hơn cả là chiếc lồng đèn tự chế.
Vui Trung thu cùng cuộc thi làm lồng đèn "Ánh đèn tuổi thơ năm 2024"
(NSMT) - Cuộc thi làm lồng đèn "Ánh đèn tuổi thơ năm 2024" là hoạt động nằm trong khuôn khổ Đêm hội trăng rằm - San sẻ yêu thương do Văn phòng đại diện Tạp chí Gia đình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức vào ngày 15/9 sắp tới tại Công viên Lưu Hữu Phước (TP Cần Thơ).