Dinh dưỡng

Mất ngủ hậu Covid-19: Làm gì để cải thiện giấc ngủ?

Chủ nhật, 20/03/2022, 09:48 AM

(NSMT) - Mất ngủ sau khi mắc Covid-19 là tình trạng khá phổ biến, bệnh nhân thường thấy trằn trọc, khó đi vào giấc ngủ hay ngủ không sâu giấc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần và thể trạng người bệnh.

Bên cạnh các triệu chứng khó thở, ho, tim đập nhanh, đau nhức khớp, mệt mỏi, yếu sức, mất mùi, khó ngủ, mau quên,... hậu Covid-19 còn khiến nhiều người phải đối mặt với tình trạng mất ngủ kéo dài.

Nhiều bệnh nhân bị mất ngủ hậu Covid-19 do có cảm giác lo lắng, cô đơn, thậm chí trầm cảm. Đặc biệt với những người mất đi người thân hoặc người thân sau khi khỏi Covid-19 lại gặp di chứng nặng gây tổn hại sức khỏe nghiêm trọng. Bên cạnh đó là nỗi sợ hãi vì tác động của bệnh, lo lắng về tương lai, khó khăn kinh tế… khiến nhiều người gặp stress, dẫn đến mất ngủ, sụt cân.

Theo thống kê, khoảng 40% dân số bị mất ngủ trong thời gian đại dịch, trong khi tỉ lệ này trước đây là 24%. Thói quen ngủ của chúng ta cũng thay đổi trong thời đại dịch Covid-19, liên quan đến giãn cách xã hội, các vấn đề tâm lý hoặc chính Covid-19 gây ra.

ThS.BS Phạm Văn Dương - Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn (Hà Nội) cho hay, rối loạn giấc ngủ là một rối loạn rất phổ biến và thường gặp ở bệnh nhân sau mắc Covid-19.

Cụ thể, các bệnh nhân sau mắc Covid-19 thường có biểu hiện khó đi vào giấc ngủ, ngủ ít, ngủ không sâu, thức dậy sớm. Do đó, bệnh nhân gặp nhiều khó khăn khi tham gia các hoạt động ban ngày vì suy giảm chất lượng giấc ngủ.

Mất ngủ là một rối loạn thường gặp, đặc biệt tăng cao ở bệnh nhân đã khỏi Covid-19 (Ảnh minh họa)

Mất ngủ là một rối loạn thường gặp, đặc biệt tăng cao ở bệnh nhân đã khỏi Covid-19 (Ảnh minh họa)

Để cải thiện tình trạng rối loạn giấc ngủ ở bệnh nhân sau mắc Covid-19 có thể thực hiện các biện pháp sau:

- Duy trì một lịch trình sinh hoạt khoa học, nhất quán. Cố gắng ngủ đủ 7 tiếng mỗi đêm, và cố gắng đi ngủ và thức dậy vào cùng giờ giấc như nhau trong tất cả các ngày trong tuần.

- Nên giảm thời gian sử dụng thiết bị điện tử và dành ít thời gian hơn cho tin tức và mạng xã hội trước khi đi ngủ. Tắt tất cả các thiết bị điện tử ít nhất 30 phút trước khi đi ngủ.

- Giữ môi trường ngủ an lành, với một căn phòng mát mẻ, yên tĩnh và tối. Cất đồ điện tử xa tầm tay và nên thư giãn bằng bồn tắm hoặc vòi hoa sen nước ấm, đọc sách hoặc thiền 30 phút trước khi đi ngủ.

- Nên bổ sung đủ nước, chất xơ, protein, tinh bột và vitamin để phục hồi tối đa các mô bị tổn thương. Người khỏi bệnh nên bắt đầu chế độ ăn hậu Covid-19 bằng việc chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày. Thành phần bữa ăn có đủ rau xanh, hoa quả tươi, protein và tinh bột. Nhớ uống nước đầy đủ, có thể uống nước lọc kết hợp nước trái cây để có đủ vitamin.

"Những bệnh nhân có triệu chứng mất ngủ kéo dài và gây ảnh hưởng nhiều tới các hoạt động chức năng hàng ngày có thể dẫn đến trạng thái như lo lắng quá mức, bồn chồn, bất an, buồn chán, chán nản, giảm quan tâm, thích thú các hoạt động hàng ngày. Nếu tình trạng này không thuyên giảm, bệnh nhân cần tới các cơ sở y tế để được các bác sĩ khám, tư vấn và điều trị sớm nhất", BS Dương khuyến cáo.

Thúy Ngà  
Các loại rau củ có thể giúp giảm chứng mất trí nhớ

Các loại rau củ có thể giúp giảm chứng mất trí nhớ

Một chuyên gia dinh dưỡng đã tiết lộ lượng rau chính xác nên hấp thụ vào cơ thể để giúp tránh chứng mất trí nhớ, đặc biệt ở tuổi già.

Cách thay đổi chế độ ăn giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và ung thư

Cách thay đổi chế độ ăn giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và ung thư

Theo một nghiên cứu, việc cắt giảm khoảng 1/3 lượng tiêu thụ thịt chế biến sẵn có thể giúp tránh được hơn 350.000 ca bệnh tiểu đường ở Mỹ trong vòng một thập kỷ.

Gặp 3 vấn đề sức khỏe do thói quen ăn hạt thay cơm

Gặp 3 vấn đề sức khỏe do thói quen ăn hạt thay cơm

Thời gian gần đây, nhiều người chọn ăn các loại hạt với mong muốn giảm cân, bổ sung các chất dinh dưỡng. Thậm chí, không ít chị em phụ nữ còn ăn hạt thay cơm. Tuy nhiên, việc ăn quá nhiều các loại hạt có khả năng lợi bất cập hại.

5 loại thực phẩm tốt nhất nên ăn trước khi ngủ

5 loại thực phẩm tốt nhất nên ăn trước khi ngủ

Dưới đây là một số thực phẩm lành mạnh và bổ dưỡng nên ăn trước khi đi ngủ để có làn da sáng mịn và tinh thần sảng khoái cho ngày hôm sau.

Trẻ ăn kem có tốt không, nên cho ăn ở độ tuổi nào?

Trẻ ăn kem có tốt không, nên cho ăn ở độ tuổi nào?

Kem là món ăn khoái khẩu của phần đông trẻ nhỏ trong mùa hè. Tuy nhiên, không phải trẻ ở độ tuổi nào cũng có thể ăn kem mỗi ngày.

Uống trà hay cà phê để tỉnh táo hơn?

Uống trà hay cà phê để tỉnh táo hơn?

Cà phê và trà là hai trong số những thức uống phổ biến nhất trên thế giới. Cả hai đều chứa caffein, chất chống oxy hóa và có thể giúp con người cảm thấy tràn đầy sinh lực.

5 chất không nên bổ sung nếu mắc hội chứng chuyển hóa

5 chất không nên bổ sung nếu mắc hội chứng chuyển hóa

Chiết xuất trà xanh, mướp đắng hay crom... là những thực phẩm không có lợi cho người mắc hội chứng chuyển hóa.