Mùa cá linh về xuôi
Những ngày này, nước sông Tiền, sông Hậu trở nên đục ngầu. Theo dòng nước cuồn cuộn từ thượng lưu, dòng cá linh bơi về hạ nguồn, cũng là lúc dân ÐBSCL vào mùa đánh bắt cá linh.
Cá linh là nhóm cá xương nước ngọt cỡ nhỏ, thuộc họ cá chép, có ý nghĩa kinh tế khá đặc biệt trong nghề cá ở vùng ÐBSCL. Sự xuất hiện nhiều hay ít của chúng trong năm báo hiệu sự được hay mất mùa cá, tôm trong vùng. Theo các tài liệu nghiên cứu về thủy sản gần đây, vào mùa khô, cá linh sống trong các sông lớn, ao hồ ở vùng thượng nguồn sông Mekong, tập trung phần lớn ở Biển Hồ. Mùa đẻ chính là đầu mùa mưa tháng 5, tháng 6, bãi đẻ thường ở ngã ba sông, ven các cồn, nơi nước chảy, trứng cá linh trôi nổi. Sau khi nở, cá linh bơi theo dòng lũ về hạ lưu vào sông ngòi, kênh, rạch, ruộng đồng và lớn lên. Càng xuống hạ nguồn, càng vào đồng xa, lượng cá linh ít dần cho đến khi gặp nước mặn.
Cá linh xuất hiện ở các tỉnh hạ nguồn sông Cửu Long như Cần Thơ, Vĩnh Long, Tiền Giang… vào rằm tháng 7 âm lịch. Lúc này, sông ngòi, kênh, rạch, đồng ruộng trong vùng đều đầy ắp nước. Môi trường sống được mở rộng, nguồn thức ăn phong phú là điều kiện lý tưởng cho đàn cá linh sinh sôi, nẩy nở. Nước lũ lên đến đâu, đàn cá theo đến đó. Sau khi lũ rút, cá ra sông lớn, rồi trở về thượng nguồn và năm nào cũng theo chu kỳ như vậy. Dân đồng bằng sử dụng nhiều ngư cụ để đánh bắt cá linh, như vó, đăng mé, chài quăng, dớn, ghe hứng, lưới giăng hoặc trải đáy trên các sông, rạch. Nhưng cũng tùy giai đoạn cá linh có kích cỡ khác nhau mà dùng ngư cụ đánh bắt phù hợp mới cho sản lượng nhiều.
Thời kỳ đầu mùa lũ, từ rằm tháng 7 đến cuối tháng 8 âm lịch, cá linh còn non cỡ bằng đầu đũa. Cá thường xuôi theo dòng nước vào kênh, rạch nội đồng để tìm mồi thì người ta dùng hứng, vó, dớn hoặc chảy đáy để bắt. Vào cuối mùa lũ, từ tháng 9 đến tháng 12 âm lịch, cá linh theo lũ rút ra sông lớn, lúc này cá đã lớn, to bằng ngón trỏ, người ta dùng đáy, đăng mé, chài quăng, lưới giăng để bắt cá linh. Mùa khai thác cá linh kéo dài khoảng 3 tháng.
Những năm gần đây, nhờ các phương tiện giao thông phát triển, nhất là phương tiện giao thông thủy, nên lượng cá linh khai thác ở các tỉnh đầu nguồn được phân phối nhanh chóng về các tỉnh miền hạ lưu. Nhiều ngư dân ở các tỉnh đầu nguồn còn biết cách rọng cá linh đầu mùa trong những ghe đục chở xuống các chợ ở các tỉnh hạ nguồn bán, nên có nhiều người mua được thứ đặc sản mùa nước nổi này đem về chế biến thức ăn. Cá linh được dân đồng bằng chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Ở mỗi vùng có kiểu nấu ăn riêng, nhưng kho lạt và nấu canh chua là hai món phổ biến nhất. Cá linh cỡ nhỏ được ưa chuộng hơn, có giá bán mắc hơn cá cỡ lớn. Cá linh cỡ nhỏ dùng kho tương, kho khóm (kho lạt) ăn luôn xương hoặc được bằm nhuyễn, dồn khổ hoa hay vò viên nấu canh chua. Loại cỡ lớn thì nấu canh chua hoặc kho nước dừa, kho lá dứa để nguyên con. Ðặc biệt, cá linh nấu canh chua với bông điên điển hoặc với bông so đũa ăn rất ngon. Cá linh còn được làm mắm để nguyên con, cá linh được ủ làm nước mắm hoặc được đóng hộp như cá mòi đóng hộp. Nhiều năm nay, lượng cá linh tự nhiên giảm mạnh do môi trường sống của cá thay đổi và sự khai thác quá mức của con người với nhiều mục đích khác nhau.
Cá linh non được tiểu thương mua thu gom về bán lẻ tại các chợ, nhưng không phải ngày nào cũng có, chỉ có cá bán tập trung vào những con nước rằm hoặc ba mươi âm lịch. Mỗi buổi chợ chỉ bán vài ba ký cá linh lẫn lộn với cá đồng. Giá bán rất cao, từ 20.000-30.000 đồng/100gr, nhưng các bà nội chợ phải đi chợ sớm mới mua được vì có rất nhiều người mua. Cá linh vào cuối mùa lũ chủ yếu do các ghe đục từ miệt trên (An Giang, Ðồng Tháp) chở về, lượng cá bắt tại chỗ rất ít...
Nhằm bảo tồn và duy trì nguồn cá linh tự nhiên trước nguy cơ cạn kiệt, vào năm 2009, nhóm nghiên cứu Khoa Thủy sản, Trường Ðại học Cần Thơ kết hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh An Giang, Trung tâm giống Thủy sản An Giang cho sinh sản nhân tạo và ương nuôi thành công giống cá linh ống. Từ đó đến nay, có nhiều công trình, dự án nghiên cứu, thử nghiệm về sản xuất nhân tạo và nuôi cá linh được triển khai và áp dụng thành công, mở ra triển vọng mở rộng nghề nuôi cá linh đại trà trong ao, vuông, giúp bảo tồn và phát triển nguồn thủy sản đặc trưng lâu đời của miền sông nước.
Theo Mỹ Trung/ Báo Cần Thơ
Yêu thương bản thân để sống vui, sống khỏe
(NSMT) - Dẫu bận rộn, nhiều phụ nữ vẫn cố gắng sắp xếp, cân bằng giữa công việc, gia đình và nghỉ ngơi, thư giãn để nâng cao chất lượng cuộc sống. Các chị thể hiện tình yêu bản thân bằng sự quan tâm đến cảm xúc cá nhân, nuôi dưỡng thể chất và tâm hồn, xây dựng lối sống lành mạnh. Những thói quen tốt giúp các chị tái tạo năng lượng tích cực, vui vẻ, lạc quan, khỏe đẹp hơn…
Hơn 150 vận động viên tranh tài sôi nổi tại Giải đua vỏ Composite TP Cần Thơ mở rộng
(NSMT) - Ngày 30/11, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP. Cần Thơ tổ chức Giải đua vỏ Composite TP. Cần Thơ mở rộng năm 2024. Tham gia giải có 164 vận động viên thuộc 9 tỉnh, thành phố.
Tất cả đã sẵn sàng cho đêm chung kết Hội thi Nét đẹp Áo bà ba Xưa và Nay năm 2024
(NSMT) - Sau 3 tháng tạm hoãn, vòng chung kết Hội thi Nét đẹp Áo bà ba Xưa và Nay lần II năm 2024 đã trở lại, hứa hẹn với nhiều phần thi đầy hấp dẫn.
Độc đáo Lễ cúng Trăng của đồng bào dân tộc Khmer
(NSMT) - Lễ cúng Trăng là một trong những lễ hội truyền thống đặc sắc, phản ánh nét văn hóa độc đáo của đồng bào Khmer Nam Bộ. Với hoạt động đặc trưng là đút cốm dẹp, hay còn gọi là Oóc Om Bóc trong tiếng Khmer, lễ cúng Trăng còn được biết đến rộng rãi với cái tên Lễ Oóc Om Bóc.
Những “bông hoa khuyết” tỏa sáng trên đường chạy
(NSMT) - “Những đoá hoa khuyết” phá rào cản, vượt qua giới hạn bản thân để tỏa sáng trên đường chạy “Bước chân hòa nhập 2024” – Mùa 2 do Hội Người khuyết tật TP. Cần Thơ (CAPD) tổ chức.
Giải trí ảo, hậu quả thật
Hiện nay, sử dụng mạng xã hội là hình thức giải trí phổ biến, nhất là đối với chị em phụ nữ. Các chị lên mạng cập nhật kiến thức, mở rộng quan hệ, kết giao bạn bè, nhiều chị đầu tư viết nội dung, xây dựng hình ảnh trên trang cá nhân thật lung linh để có like… Và rồi không ít trường hợp bị các thiết bị công nghệ cùng thế giới ảo chi phối quá mức, xao nhãng trách nhiệm đối với người thân, gây bao hệ lụy…
Đôi chân từng chạy loạt sự kiện lớn, bất ngờ sau 6 tháng phải sống nhờ... chống nạng
(NSMT) - Sống một mình trong căn trọ nhỏ cặp khu dân cư Bình Nhựt, quận Bình Thuỷ, TP Cần Thơ, chàng trai Dương Hữu Nghĩa (32 tuổi, ngụ tại huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ) từng là đôi chân chạy hàng loạt các sự kiện lớn nhỏ ở miền Tây, bất ngờ gặp "bạo bệnh" với di chứng "Viêm hoại tử chỏm xương đùi", khiến việc đi lại với anh giờ đây trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.