Mùa mưa về ăn trái miệt Thất Sơn
Mưa đầu mùa kéo về là thời điểm khởi đầu cho nhiều sự sinh sôi, những loại cây trái bật chồi sum suê và cả những cây trái đến mùa thu hoạch.
Mùa mưa bắt đầu cũng là lúc những loại trái cây đặc sản mang "thương hiệu" vùng Bảy Núi rộ mùa, trong đó có bơ sáp, dâu, hồng quân, trâm rừng, mãng cầu ta,... cứ vài bước chân lại thấy một sạp bán dù không lớn, gọi là sạp nhưng đôi khi chỉ là người dân tự bày bán trước nhà bằng vài ba chiếc thúng, chiếc rổ nhìn rất cuốn mắt.
Vùng núi mùa mưa không khí dịu hơn, đất cũng thấm đượm cái mát mẻ khiến cây rừng càng tươi tốt, những loại trái được mẹ thiên nhiên ban tặng đã mang đến cho người dân thức quà ngọt ngào đáng nhớ.
Sống ở vùng đất có khí hậu khắc nghiệt hơn, địa hình cũng không mấy bằng phẳng như dưới xuôi nên người dân Bảy Núi đã tìm cách ứng phó để cải tạo vùng đất khô cằn sau nắng hạn trở nên tươi tốt, với nhiều mô hình sản xuất hiệu quả, phát huy việc trồng trọt dưới tán rừng và trồng xen vườn cây ăn trái.
Trước đây mọi người thường chỉ nghe nói bơ sáp Đà Lạt hay bơ Đăk Lăk vì khí hậu miền đất đỏ phù hợp để trồng bơ hơn là vùng nhiệt đới nhiều màu mỡ như miền Tây. Thế nhưng ngay miền sông nước Cửu Long người dân cũng có thể thưởng thức những trái bơ ngọt lành béo ngậy do chính bà con vùng thất sơn trồng và chăm sóc, đặc biệt chỉ xuất hiện theo mùa và hương vị cũng không thua kém gì vị bơ xứ đại ngàn.
Bà con nơi đây chủ yếu canh tác theo hướng tự nhiên hạn chế tối đa việc sử dụng phân bón cũng như chất bảo vệ thực vật hóa học, nhưng may mắn được thiên nhiên ưu đãi mà cây trái phát triển rất tốt mang lại năng suất và chất lượng cao cho sản phẩm.
Khi du khách tới đây ngay mùa sẽ đảm bảo được thưởng thức những trái cây ngon, lành và rất tốt cho sức khỏe, mùa nào thức nấy nên cây trái không bị ép ra quả hay ép chín mang lại hương vị chuẩn tự nhiên.
Trong số những loại trái cây mùa mưa vùng Tịnh Biên, Tri Tôn làm sao thiếu đi được sự có mặt của trâm rừng, loại trái cây tuổi thơ của bao thế hệ trẻ em miền Tây từ thời bán vài trăm đồng được 5-7 trái trước cổng trường đến giờ có giá vài chục ngàn đồng một kí. Dọc theo tuyến đường từ xã Núi Tô đến thị trấn Cô Tô (huyện Tri Tôn), hàng trăm gốc trâm rừng cổ thụ mọc và sinh trưởng hoàn toàn tự nhiên theo triền núi, bờ ruộng. Trâm chín đen bóng, no tròn, mọng nước có vị chua chua, ngọt ngọt, chát chát rất đặc trưng.
Ngoài ra, những cây dâu da cũng đã đến thì cho trái, ở đây dâu được trồng chủ yếu từ lưng chừng lên đến đỉnh núi, vỏ bóng, múi to, hương vị rất khác biệt với dâu trồng ở đồng bằng.
Nói đến mãng cầu ta, loại cây chống chịu hạn rất tốt, được trồng phổ biến ở khu vực Tân Lợi, Ô Tứk Sa, Tà Lọt… Đặc biệt, khu vực bến Bà Chi - núi Dài lớn (xã Lê Trì, huyện Tri Tôn), chân vồ Chư Thần (xã An Cư), Latina (xã An Hảo, huyện Tịnh Biên)… được cư dân trồng xen cây rừng và cây bản địa. Mãng cầu ta xứ này có hương vị rất đặc biệt thu hút nhiều người, cơm dày hạt nhỏ với vị ngọt thanh không gắt giống như nơi khác, nhờ vào hương vị đặc trưng nên không chỉ tiêu thụ trong vùng mà còn xuất khẩu sang Campuchia rất nhiều.
Trái hồng quân vùng núi được trồng xen với cây rừng, khi chín trái có màu hồng tía và có cách ăn rất đặc biệt, trước khi ăn trái hồng quân được vò mềm, càng mềm sẽ càng ngọt, trái được vò nhưng không bị nát bởi lớp vỏ rất dai. Trái hồng quân khi chín có hương thơm thoảng nhẹ, vị ngọt thanh, nếu ăn không vò trước sẽ rất chát.
Du khách ghé thăm miệt đất núi vào mùa mưa sẽ ngất ngây trước sự đa dạng của cây trái, trái nào cũng hấp dẫn và mang đến sự ngọt ngào, hương vị thơm ngon rất lành chẳng phải lo đến vấn đề thuốc trừ sâu, giá cả lại phải chăng cùng người dân vô cùng thân thiện mộc mạc, hãy dành cho mình một chuyến đi và thưởng thức mùa mưa vùng núi để cảm nhận những điều tuyệt vời.
Sắp diễn ra Tuần lễ Du lịch - Thương mại TP HCM và ĐBSCL tại TP Cần Thơ năm 2024
(NSMT) - Tuần lễ Du lịch - Thương mại Thành phố Hồ Chí Minh và Đồng bằng Sông Cửu Long tại TP Cần Thơ năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 29/11 đến ngày 02/12/2024. Các hoạt động diễn ra tập trung tại quận Ninh Kiều, quận Cái Răng và các địa phương lân cận TP Cần Thơ.
Mộc mạc vị cốm Trung Thạnh
Xã Trung Thạnh, huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ từ lâu nổi tiếng với nghề làm cốm nổ, mang hương vị mộc mạc, bình dị. Gia đình cô Âu Thị Thu Hồng, chủ lò cốm Minh Tứ ở ấp Thạnh Lợi, là một trong những hộ đã gắn bó với nghề làm cốm nổ hơn 30 năm qua. Không chỉ lưu giữ nếp quê qua món bánh dân dã, nghề làm cốm mang đến cho gia đình cô Hồng nguồn thu nhập ổn định.
102 món ăn chế biến từ tàu hũ ky Mỹ Hòa xác lập kỷ lục Việt Nam
(NSMT) – Ngày 17/11, Uỷ ban Nhân dân Thị xã Bình Minh phối hợp Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch cùng Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh Vĩnh Long tổ chức Liên hoan ẩm thực món ngon vùng miền và Hội thi ẩm thực, sự kiện chế biến và công diễn xác lập kỷ lục Việt Nam 102 món ăn từ tàu hũ ky và dùng kèm tàu hũ ky đầu tiên tại Việt Nam.
Vĩnh Long khai trương tuyến phố đi bộ tại dự án của T&T Group
UBND tỉnh Vĩnh Long đã chính thức khai trương và đưa vào hoạt động tuyến phố đi bộ thành phố Vĩnh Long tại dự án Khu dân cư Phước Thọ (do Công ty T&T Land Phước Thọ, thành viên của Tập đoàn T&T Group phát triển) để phục vụ Festival Gạch gốm đỏ - Kinh tế xanh tỉnh Vĩnh Long lần 1 năm 2024.
Kết nối giao thương sản phẩm xuất khẩu, OCOP và đặc sản Cà Mau
(NSMT) - Sáng 15/11, Bộ công thương phối hợp với UBND tỉnh Cà Mau tổ chức Hội nghị kết nối xúc tiến thương mại sản phẩm nông, thủy sản tỉnh Cà Mau năm 2024 tại Trung tâm Hội nghị tỉnh.
Nhọc nhằn nghề ủi hà, thôn ở quần đảo Nam Du
Dẫu biết “Một lần là tởn tới già/Ðừng đi nước mặn mà hà ăn chân”, nhưng những người làm nghề ủi hà, thôn ở hai xã Nam Du và xã An Sơn (huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang) không thể không đi, vì đây là nghề mưu sinh giúp họ có thu nhập hằng ngày để lo cho gia đình.
Về Thới Tân, nghe chuyện cô Nga mần mắm
Ðến xã Thới Tân, huyện Thới Lai, hỏi Hiệu mắm Kim Nga hầu như ai cũng biết. Hương vị mặn mòi của mắm cá đồng từ bàn tay vén khéo của phụ nữ Thới Tân đã làm nên đặc sản trứ danh.