Muối ba khía - nghề di sản ở Đất Mũi
Tỉnh Cà Mau có nhiều đặc sản nổi tiếng, trong đó ba khía muối là một sản phẩm đặc trưng. Nghề muối ba khía cũng đã được công nhận là nghề di sản cấp quốc gia. Và Rạch Gốc (thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển) chính là nơi đưa ba khía muối nổi tiếng gần xa.
Nghề muối ba khía đã có từ xưa tại vùng đất giàu sản vật Cà Mau. Theo lời người dân địa phương, trước đây ba khía có rất nhiều nên đến mùa ba khía “hội” (khoảng tháng 7-9 âm lịch) bà con đi bắt ba khía chở bằng xuồng. Không tiêu thụ hết họ mới nghĩ ra cách muối để bảo quản được lâu hơn.
Nghề muối ba khía khá phổ biến ở Cà Mau nhưng phát triển mạnh nhất ở huyện Ngọc Hiển. Đây cũng là vùng đất có nguyên liệu ba khía ngon nổi tiếng - thị trấn Rạch Gốc, góp phần giúp sản phẩm ba khía muối được biết đến rộng rãi.
Người dân truyền tai nhau rằng ba khía ở Rạch Gốc ngon là do điều kiện tự nhiên. Cụ thể, những tán rừng đước, mắm và chất phù sa của vùng biển nơi đây đã tạo ra con ba khía có gạch màu vàng, thịt chắc ngọt.
Sau nhiều năm, các công đoạn cơ bản để có sản phẩm ba khía muối ngon miệng vẫn không thay đổi. Gồm 2 công đoạn chính là: muối và trộn ướp để ăn.
Người dân hay các cơ sở kinh doanh sau khi rửa sạch ba khía sống sẽ để không một khoảng thời gian để ba khía khát nước. Rồi mới cho vào những lu nước muối đậm đặc pha sẵn, ba khía uống nước muối sẽ chết.
Sau đó, ba khía một lần nữa được rửa sạch để ráo nước, rồi sắp theo từng lớp vào lu, khạp hoặc các keo, cho nước muối được lóng trong vào. Đó là công đoạn “muối ba khía”.
Ba khía muối không đủ độ mặn sẽ bị hư còn quá mặn sẽ không được thị trường ngày nay chấp nhận. Chính vì vậy, tuy công đoạn muối ba khía khá đơn giản nhưng để muối được ba khía ngon không phải dễ.
Ba khía muối để khoảng 1 tuần là có thể ăn được. Khi ăn, người dân sẽ trộn ướp với các loại gia vị gồm chanh, tỏi, ớt, khóm, đường..., ba khía muối sẽ bớt mặn và có mùi vị thơm ngon.
Ba khía muối Rạch Gốc đang được đưa ra thị trường với 2 sản phẩm là ba khía muối nguyên con và ba khía muối trộn sẵn. Sản phẩm ba khía muối của Cà Mau rất được thực khách ưa chuộng.
Vào giữa năm 2020, nghề muối ba khía của người dân Cà Mau đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Từ đó, sản phẩm muối ba khía càng được nhiều người biết đến.
HIẾU NGHĨA (Theo Báo Cần Thơ)
Link nguồn: https://baocantho.com.vn/muoi-ba-khia-nghe-di-san-o-dat-mui-a135436.html
Độc đáo Lễ cúng Trăng của đồng bào dân tộc Khmer
(NSMT) - Lễ cúng Trăng là một trong những lễ hội truyền thống đặc sắc, phản ánh nét văn hóa độc đáo của đồng bào Khmer Nam Bộ. Với hoạt động đặc trưng là đút cốm dẹp, hay còn gọi là Oóc Om Bóc trong tiếng Khmer, lễ cúng Trăng còn được biết đến rộng rãi với cái tên Lễ Oóc Om Bóc.
Lung linh đêm hội sông Trăng
(NSMT) - Trong khuôn khổ Lễ hội Óoc Om Bóc – Đua ghe Ngo Sóc Trăng khu vực ĐBSCL lần thứ 6 và Tuần lễ VHTT-DL Sóc Trăng lần thứ nhất năm 2024, tối ngày 12/11, trên đoạn sông Maspero (tên khác là Nguyệt Giang, Sông Trăng), Sở Văn hoá – Thể thao – Du lịch tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội thi Lôiprotip (thả Đèn nước), trình diễn Đèn nước và ghe Cà Hâu. Đêm hội có sự góp mặt của 20 đèn nước và 5 ghe Cà Hâu đến từ các chùa trong tỉnh.
Cà Mau: Công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh đối với Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam
(NSMT) - Ngày 12/11, tỉnh Cà Mau tổ chức lễ công bố quyết định xếp hạng di tích cấp tỉnh và khánh thành “Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa Miền Nam”. Buổi lễ được tổ chức vào Tuần lễ cao điểm với các hoạt động tái hiện 200 ngày Sự kiện Tập kết ra Bắc.
Sự kiện 70 năm tập kết ra Bắc tại Cà Mau: Nhớ cây vú sữa miền Nam gửi tặng Bác Hồ
(NSMT) - Những ngày gần đây, Cà Mau đang chuẩn bị cho Lễ kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc, nhằm tái hiện về lịch sử, vùng đất, con người, đấu tranh cách mạng hào hùng giải phóng dân tộc, cũng như trong xây dựng và phát triển quê hương tỉnh.
Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam được công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh Cà Mau
(NSMT) - Ông Nguyễn Minh Luân - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau vừa ký quyết định công nhận xếp hạng Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam là di tích lịch sử cấp tỉnh tại ấp 10, xã Trí Phải, huyện Thới Bình.
Nhạc Ngũ âm của người Khmer ở Sóc Trăng
(NSMT) - Một điểm nhấn sẽ tạo sự quan tâm của du khách tại Lễ hội Oóc om bóc - Đua ghe ngo Sóc Trăng, khu vực ĐBSCL lần thứ VI và Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sóc Trăng lần thứ I năm 2024, diễn ra từ ngày 9 - 15/11/2024 là trình diễn nhạc Ngũ âm - di sản văn hóa phi vật thể quốc gia của người Khmer tỉnh Sóc Trăng có quy mô lớn nhất Việt Nam được xác lập Kỷ lục Guiness Việt Nam. Đó là thông tin được ông Nguyễn Văn Khởi, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng cho biết.
Người xưa kiêng điều gì trong dịp Trung thu?
Người xưa cho rằng Tết Trung thu trăng sáng nhất nên âm khí dễ vượng. Do đó có thể sẽ đem lại những điều không tốt nên truyền tai nhau những điều cấm kỵ.