Tài chính

Nan giải tiêu thụ thanh long

Thứ bảy, 15/01/2022, 13:19 PM

Những ngày qua, thanh long không thể xuất sang thị trường Trung Quốc khiến việc tiêu thụ thanh long gặp rất nhiều khó khăn. Tại Long An hiện có khoảng 6.000 tấn còn tồn kho vì chưa có đầu ra, thì từ nay đến tết, tỉnh tiếp tục có khoảng hơn 20.000 tấn thanh long đến kỳ thu hoạch khiến nhiều địa phương đang rất "đau đầu" tìm kiếm đầu ra.

6.000 tấn thanh long đang nằm kho

Ngày 04/01, Chủ tịch Hiệp hội Thanh long Long An - Nguyễn Quốc Trịnh cho biết, Long An có khoảng 10.000ha trồng thanh long, trong đó tập trung chủ yếu tại huyện Châu Thành với hơn 9.000ha. Qua rà soát, trên địa bàn tỉnh hiện có 117 kho thanh long, trong đó có 100 kho đông lạnh. “Tuy nhiên, lượng thanh long đang tồn kho hiện nay đã khoảng 6.000 tấn. Do việc xuất sang Trung Quốc đang gặp khó ở cửa khẩu nên các nhà kho dù còn có chỗ trữ cũng không dám mua thêm. Nếu mua thì cũng không biết tiêu thụ ở đâu”, ông Trịnh nói.

Đầu ra tiêu thụ thanh long đang rất khó khăn.

Đầu ra tiêu thụ thanh long đang rất khó khăn.

Theo ông Trần Thái Long, quản lý nhà kho thanh long Hồng Nguyên Long, công ty đã đồng hành với người dân trồng thanh long ở địa phương nhiều năm qua. Có nhiều thời điểm giá thấp, đầu ra vướng mắc, khó khăn, công ty vẫn cố gắng thu mua trữ tại kho rồi tìm đầu ra sau để giảm bớt thiệt hại cho nông dân. “Hệ thống nhà kho đông lạnh của công ty có sức chứa khoảng 300 tấn thanh long. Tuy nhiên, trong bối cảnh thanh long xuất sang thị trường Trung Quốc không được như hiện nay, công ty cũng không thể làm được gì hơn. Thời điểm hiện tại, trong kho vẫn đang còn tồn khoảng 150 tấn chưa thể tiêu thụ nên công ty không thể tiếp tục mua thêm", ông Long nói.

Ông Nguyễn Văn Tâm, một hộ trồng thanh long ở huyện Châu Thành chia sẻ: “Nông dân trồng thanh long rất trông mong vào vụ đợt tết. Thông thường hàng năm, thời điểm trái vụ, quả thanh long có giá cao nhất. Tuy nhiên, từ khi có thông tin Trung Quốc tạm dừng nhập khẩu thanh long, đồng loạt các kho thanh long trên địa bàn đã tạm dừng thu nhận hàng”.

Trước đó, những ngày cuối năm 2021, các thương lái đã tập trung yêu cầu các kho phải bồi thường cho lượng thanh long đã được thu mua từ phía người dân.

Ông Nguyễn Văn Khải - Chủ tịch UBND huyện Châu Thành cho biết, ngày 31/12, ngành Công Thương phối hợp UBND huyện Châu Thành, Hiệp hội Thanh long Long An và một số doanh nghiệp tìm hướng giải quyết. Theo đó, một số công ty, doanh nghiệp đã hủy đơn đặt hàng với thương lái, phải hỗ trợ 3.000 đồng/kg thanh long không lấy hàng.

Kêu gọi "giải cứu"

Ông Khải cho biết thêm, hiện tại ở địa phương, vẫn có thương lái thu mua thanh long của nông dân với giá 3.000 đến 4.000/kg để bán trong nước, nhưng số lượng rất nhỏ lẻ. Thế nhưng, trong bối cảnh thanh long không xuất vào được thị trường Trung Quốc, thì điều lo lắng là từ nay đến Tết Nguyên đán 2022, tỉnh có hơn 20.000 tấn thanh long sẽ vào vụ thu hoạch. Với tình hình khó khăn về đầu ra như hiện tại, những nông dân có thanh long thu hoạch đợt này đang rất lo lắng.

Nhiều người có thanh long thu hoạch đợt này chưa biết tiêu thụ ở đâu.

Nhiều người có thanh long thu hoạch đợt này chưa biết tiêu thụ ở đâu.

Hiện tại, UBND huyện Châu Thành phối hợp Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại (Sở Công Thương) khẩn trương hỗ trợ tìm đầu ra cho trái thanh long qua các kênh bán hàng ở trong nước; trong đó sẽ phối hợp đưa thanh long đến những địa bàn đông dân cư, công nhân lao động như khu, cụm công nghiệp để tiêu thụ. 

Nhằm hỗ trợ tiêu thụ thanh long cho người dân Long An trong tình hình xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc đang gặp khó khăn, ách tắc, mới đây Sở Công Thương có văn bản kêu gọi các cơ quan, đoàn thể, doanh nghiệp trong tỉnh hỗ trợ tiêu thụ thanh long Long An, vừa hỗ trợ người nông dân tiêu thụ nông sản và tái sản xuất, vừa hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

“Biết rằng, việc tiêu thụ trong nước sẽ rất khó khăn, nhưng trong bối cảnh trái thanh long không thể xuất sang Trung Quốc như hiện tại, thì đó vẫn là một trong các giải pháp nhằm giảm bớt thiệt hại cho người trồng thanh long”, ông Nguyễn Tuấn Thanh – Giám đốc Sở Công Thương nói.

Từ nay đến tết, tỉnh sẽ có hơn 20.000 tấn thanh long vào vụ thu hoạch.

Từ nay đến tết, tỉnh sẽ có hơn 20.000 tấn thanh long vào vụ thu hoạch.

Bên cạnh đó, Sở Công Thương cũng hỗ trợ Hiệp hội Thanh long tỉnh Long An tiếp thị thêm sản phẩm tại những doanh nghiệp, đơn vị có chuỗi siêu thị, cửa hàng lớn trên cả nước, cũng như các chợ đầu mối, trung tâm thương mại,...

“Chúng tôi liên hệ kết nối một số doanh nghiệp để tìm cách xuất thanh long qua đường biển, tuy nhiên hiện hướng này cũng gặp nhiều khó khăn bởi vận chuyển xa, chi phí vận chuyển cao. Hơn nữa cũng chưa biết, việc thông quan qua đường biển vào thị trường Trung Quốc có được hay không.

Cũng vì vậy, việc tiêu thụ khoảng 20.000 tấn thanh long từ nay đến Tết Nguyên đán ở địa phương đang rất nan giải, về phía người nông dân có thanh long chuẩn bị thu hoạch thì rất lo lắng, buồn bã”, ông Thanh nói.

Theo Lê Đức

Link gốc tại Báo Long An online

Cây lúa trở lại trên đất nuôi tôm

Cây lúa trở lại trên đất nuôi tôm

Sau nhiều năm vắng bóng, cây lúa đang dần trở lại trên đất nuôi tôm tại một số vùng trên địa bàn huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau. Đây là tín hiệu cho phát triển mô hình sản xuất tôm – lúa theo hướng bền vững.

Agribank đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp thủy sản, lúa gạo vùng Đồng bằng Sông Cửu Long

Agribank đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp thủy sản, lúa gạo vùng Đồng bằng Sông Cửu Long

Xác định đây là một vùng rất quan trọng nên trong chỉ đạo điều hành, ngành Ngân hàng đã có rất nhiều cơ chế chính sách riêng cho ĐBSCL, trong đó chủ yếu tập trung vào vấn đề lúa gạo, thủy hải sản.

Agribank cho vay ưu đãi đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2023

Agribank cho vay ưu đãi đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2023

Nhằm tiếp tục đồng hành và phát triển cùng Doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) trong hoạt động sản xuất kinh doanh, Agribank dành 10.000 tỷ đồng triển khai chương trình tín dụng ưu đãi đối với khách hàng SME, lãi suất hấp dẫn.

Tỉ phú sò huyết vùng Miệt thứ

Tỉ phú sò huyết vùng Miệt thứ

Anh Nguyễn Văn Vui ở xã Nam Thái, huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang, là một trong những người “ăn nên làm ra” nhờ nuôi sò huyết ven bãi bồi, với mức lời hàng tỉ đồng mỗi vụ.

Nhiều ưu đãi cho khách hàng vay vốn tại Vietcombank

Nhiều ưu đãi cho khách hàng vay vốn tại Vietcombank

Tháng 03 này, khách hàng cá nhân và doanh nghiệp nhỏ và vừa (khách hàng SME) vay vốn tại Vietcombank sẽ được tham gia các chương trình ưu đãi lãi suất hấp dẫn.

Hậu Giang: Ngành Công Nghiệp nhẹ được ưu tiên phát triển mang lại hiệu quả kinh tế cao

Hậu Giang: Ngành Công Nghiệp nhẹ được ưu tiên phát triển mang lại hiệu quả kinh tế cao

(NSMT) - Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm tiểu vùng Tây sông Hậu, kết nối với các tỉnh Sóc Trăng, Cần Thơ, Kiên Giang, Bạc Liêu… Hậu Giang ngày càng thu hút đầu tư đa dạng các lĩnh vực. Chưa dừng lại ở đó, Hậu Giang còn phát huy tối đa hiệu quả các cảng trên sông Hậu, bao gồm các cảng khu vực Cần Thơ, Trà Vinh, Hậu Giang… để giữ vai trò là lối ra huyết mạch.

Sức ảnh hưởng từ thương mại điện tử

Sức ảnh hưởng từ thương mại điện tử

(NSMT) - Thương mại điện tử còn gọi là E-commerce viết tắt EC, khái niệm này đã xuất hiện trên thế giới từ những năm cuối thập niên 70. Trong những năm gần đây, các sàn thương mại điện tử có vẻ bùng nổ mạnh mẽ khi hầu hết tất cả mọi người đều sử dụng ít nhất một ứng dụng mua bán qua mạng.